Thủ tướng Haiti cam kết tổ chức bầu cử vào tháng 11
Phát biểu trong một phiên điều trần ngày 21/9 (giờ địa phương), Thủ tướng Haiti Garry Conille cam kết tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11/2025.
Tân Thủ tướng Haiti Garry Conille (phải) phát biểu tại Port-au-Prince ngày 3/6/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Caribe, ông Conille tin tưởng vào khả năng khôi phục an ninh ở Haiti, kích hoạt lại nền kinh tế, thực hiện những thay đổi Hiến pháp cần thiết và tổ chức bầu cử trong năm tới. Thủ tướng Haiti cam kết chính phủ mới sẽ nhậm chức vào ngày 7/2/2026.
Ngày 19/9, Chính phủ Haiti đã công bố một nghị định trong đó nêu tên các thành viên của Hội đồng bầu cử lâm thời (CEP) gồm 9 người và thiết lập quyền hạn của cơ quan này.
Theo ông Conille, trong thập kỷ qua, Haiti đã sụp đổ hoàn toàn về thể chế và không có đủ nguồn lực cần thiết để hoạt động. Các cơ quan hành chính công đang thiếu nhân lực và thiếu vốn, điều này dẫn đến việc không thể áp dụng các chính sách và chương trình thiết yếu để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Thủ tướng Haiti nhận định những thách thức mà nước này phải đối mặt sẽ không thể giải quyết trong một sớm một chiều, Haiti cần nguồn lực bổ sung và tình đoàn kết toàn dân để vượt qua khó khăn.
Video đang HOT
Lần gần đây nhất Haiti tổ chức tổng tuyển cử là vào năm 2016. Trong điều kiện bình thường, các cuộc bầu cử tại quốc gia Caribe này sẽ được tổ chức 5 năm/lần. Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Jovenel Moise bị ám sát năm 2021, Haiti đã rơi vào tình trạng bất ổn nghiêm trọng, cản trở việc tổ chức bầu cử đúng kỳ hạn khi các băng nhóm vũ trang đã mở rộng quyền kiểm soát đối với khoảng 80% thủ đô Port-au-Prince và hầu hết các khu vực khác.
Vào tháng 4, Hội đồng Tổng thống chuyển tiếp của Haiti – cơ quan riêng biệt hoạt động như chính phủ, đã được thành lập. Chính cơ quan này đã thành lập Hội đồng bầu cử để chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử sắp tới.
Haiti đang chìm trong khủng hoảng. Theo một báo cáo của Liên hợp quốc, hơn 2.500 người đã thiệt mạng hoặc bị thương nặng ở Haiti trong quý 1 năm nay do các vụ bạo lực liên quan các nhóm vũ trang. Bạo lực cũng là nguyên nhân chính khiến người dân phải rời bỏ nhà cửa ở Haiti.
Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), có hơn 360.000 người đang sống trong cảnh không nhà cửa ở Haiti. Chỉ riêng trong tháng 3, hơn 53.000 người đã rời Port-au-Prince do các cuộc tấn công gia tăng.
Đến nay, 7 quốc gia châu Phi, châu Á và Caribe – gồm Kenya, Bahamas, Jamaica, Barbados, Benin, Chad và Bangladesh, đã bày tỏ sẵn sàng cung cấp nhân lực cho Phái bộ Hỗ trợ an ninh đa quốc gia được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ủy quyền và do Kenya dẫn đầu triển khai tại Haiti.
Thủ tướng từ chức, Haiti bước vào kỷ nguyên chính trị mới
Thủ tướng Haiti Ariel Henry ngày 25/4 (giờ địa phương) đã chính thức từ chức, mở đường cho Hội đồng chuyển tiếp lên nắm quyền nhằm khôi phục lại cuộc sống bình yên tại Haiti sau chuỗi ngày khủng hoảng.
Theo Reuters, Bộ trưởng Tài chính Michel Patrick Boisvert sẽ là Thủ tướng lâm thời của Haiti cho đến khi hội đồng chuyển tiếp bổ nhiệm người đứng đầu chính phủ mới cùng toàn bộ nội các.
Phát biểu tại buổi lễ thành lập Hội đồng chuyển tiếp, Thủ tướng lâm thời Michel Patrick Boisvert tuyên bố: "Hôm nay là một ngày trọng đại đối với đất nước thân yêu của chúng ta, đánh dấu ngày thực sự mở ra một giải pháp".
Quan chức Regine Abraham - thành viên của Hội đồng chuyển tiếp - cho biết hội đồng sẽ tập trung vào các nhiệm vụ đảm bảo an ninh, tham vấn quốc gia về cải cách hiến pháp, chuẩn bị bầu cử, xây dựng lại hệ thống tư pháp và nền kinh tế.
Hội đồng chuyển tiếp của Haiti gồm 9 thành viên. Ảnh: Reuters
Haiti rơi vào tình trạng hỗn loạn hơn bao giờ hết kể từ khi Tổng thống Jovenel Mose bị ám sát vào tháng 7/2021, khiến Thủ tướng Ariel Henry trở thành lãnh đạo lâm thời của đất nước.
Theo thỏa thuận chính trị được ký kết sau vụ ám sát, Haiti sẽ tổ chức bầu cử và Thủ tướng Henry chuyển giao quyền lực cho quan chức được bầu trước ngày 7/2/2024. Tuy nhiên, quá trình bầu cử bị ông Henry hoãn vô thời hạn với lý do cần thiết lập lại an ninh.
Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, hơn 8.400 người là nạn nhân của bạo lực băng đảng ở Haiti vào năm ngoái và nạn đói ở quốc gia chìm trong xung đột này đã xuống mức tàn khốc chưa từng có.
Sau chuỗi ngày dài đàm phán, ngày 12/4, Hội đồng chuyển tiếp của Haiti đã được thiết lập với 9 thành viên, trong đó có 7 người sẽ đảm nhận chức chủ tịch luân phiên, còn 2 đại diện của khu vực tôn giáo và xã hội dân sự sẽ là quan sát viên. Thủ tướng xác nhận sẽ từ chức sau khi Hội đồng thành lập.
Theo Reuters, hội đồng sẽ chịu trách nhiệm bầu ra thủ tướng lâm thời và một hội đồng bộ trưởng có nhiệm vụ xây dựng lộ trình mới cho Haiti, trong bối cảnh các băng nhóm vũ trang hoành hành, các trường học và doanh nghiệp đóng cửa, cuộc sống thường nhật bị đảo lộn hoàn toàn ở nước này.
Phản ứng trước diễn biến mới này, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cùng ngày hoan nghênh việc thành lập Hội đồng chuyển tiếp ở Haiti và việc bổ nhiệm Thủ tướng lâm thời Michel Patrick Boisvert thay thế Thủ tướng Ariel Henry đã từ chức.
Ông Stéphane Dujarric, người phát ngôn của Tổng Thư ký LHQ, cho biết, Tổng Thư ký LHQ kêu gọi tất cả các bên ở Haiti "đẩy nhanh việc thực hiện đầy đủ các thỏa thuận chuyển tiếp", tổ chức các cuộc bầu cử mới để thiết lập các thể chế có tính hợp pháp cao hơn.
Thủ tướng Haiti từ chức Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe, Thủ tướng Haiti Ariel Henry ngày 25/4 đã từ chức trong bối cảnh Hội đồng chuyển tiếp chuẩn bị nắm quyền nhằm khôi phục lại bình yên tại quốc gia vùng Caribe đang chìm trong khủng hoảng này. Thủ tướng Haiti Ariel Henry. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Công báo Haiti nêu rõ...