Thủ tướng: Hai tỉnh “từ xanh thành đỏ” phải kiểm soát dịch trước 30/9
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu 2 tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang chậm nhất đến 30/9 phải kiểm soát được dịch bệnh, không để phải tiếp tục giãn cách xã hội kéo dài, trên phạm vi rộng.
Thủ tướng nhấn mạnh, chậm nhất đến 30/9 Kiên Giang, Tiền Giang dứt khoát phải kiểm soát được dịch bệnh, không để phải tiếp tục giãn cách xã hội kéo dài, trên phạm vi rộng.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận 247 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến với tỉnh Kiên Giang, tỉnh Tiền Giang về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Thông báo nêu rõ, trong thời gian qua, 2 tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong phòng, chống dịch bệnh và một số đạt kết quả bước đầu. Tuy nhiên, dù đã thực hiện giãn cách xã hội liên tục trong thời gian dài nhưng đến nay cả hai tỉnh vẫn chưa kiểm soát triệt để được dịch bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do có nơi, có lúc chủ quan, lơ là cả trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tại một số địa phương. Việc nắm bắt, đánh giá, dự báo tình hình và nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch của một số nơi chưa chắc, chưa sát, chưa đầy đủ. Tổ chức thực hiện, nhất là tại cơ sở còn bị động, lúng túng, thiếu khoa học, chưa phù hợp, hiệu quả chưa cao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu 2 tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang nỗ lực lớn hơn nữa để kiểm soát dịch bệnh trong thời gian sớm nhất.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Kiên Giang và tỉnh Tiền Giang rà soát, khắc phục ngay các tồn tại, hạn chế nêu trên; tổ chức quán triệt, tập huấn, hướng dẫn đầy đủ các phương châm, nguyên tắc, nhất là các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch đến tận xã, phường, thị trấn và đến người dân. Tỉnh, huyện phải tăng cường kiểm tra, giám sát, gắn với hướng dẫn, hỗ trợ, chấn chỉnh, uốn nắn việc tổ chức thực hiện phòng, chống dịch tại xã, phường, thị trấn, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
Video đang HOT
Căn cứ diễn biến tình hình dịch, tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang xác định cụ thể mục tiêu phòng, chống dịch cho từng địa phương trên địa bàn; xác định rõ phạm vi, thời gian tiếp tục giãn cách xã hội, tăng cường giãn cách xã hội và các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể (như về xét nghiệm, điều trị, tiêm vắc xin, các mục tiêu theo tiêu chí kiểm soát dịch bệnh của Bộ Y tế); phấn đấu với quyết tâm, nỗ lực lớn hơn nữa để kiểm soát dịch bệnh trong thời gian sớm nhất và chậm nhất đến 30/9 dứt khoát phải kiểm soát được dịch bệnh, không để phải tiếp tục giãn cách xã hội kéo dài, trên phạm vi rộng.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế các tỉnh trên cần thực hiện thần tốc xét nghiệm, xét nghiệm phải nhanh hơn tốc độ lây lan của virus. Đối với địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, phải xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày, ưu tiên sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để bóc tách ngay các trường hợp F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời.
Có thể kết hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm Realtime RT-PCR. Đối với địa bàn còn lại, thực hiện xét nghiệm 5-7 ngày/lần. Thực hiện việc gộp mẫu theo điều kiện thực tiễn, theo hộ gia đình, phòng ở và các hộ liền kề. Khi xét nghiệm RT-PCR phải trả kết quả trong thời hạn 12h. Thực hiện xét nghiệm theo từng địa bàn và bảo đảm không để lây nhiễm chéo khi lấy mẫu.
Triển khai ngay và đưa vào vận hành các trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn thực hiện giãn cách xã hội, bảo đảm người dân tiếp cận y tế từ xa, từ sớm và ngay tại xã, phường. Tại các nơi khác, phải có phương án xây dựng trạm y tế lưu động, bảo đảm sẵn sàng khi có yêu cầu.
Tăng cường công tác truyền thông để nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu phòng, chống dịch của người dân, nhất là về thực hiện nghiêm yêu cầu 5K, tiêm vắc xin sớm nhất; phát huy tính tích cực, tự giác, mỗi người dân là một chiến sĩ, là trung tâm, là chủ thể phòng, chống dịch.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, các thông tin, thông điệp về các biện pháp phòng, chống dịch phải đơn giản, dễ hiểu, để “Dân hiểu – Dân biết – Dân tin – Dân theo – Dân làm”. Chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân.
Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang rà soát, đề xuất cụ thể nhu cầu hỗ trợ (về nhân lực y tế để xét nghiệm, tiêm chủng, chăm sóc, điều trị F0, nhân lực hỗ trợ kiểm tra, kiểm soát giãn cách xã hội, trang thiết bị, vật tư phòng, chống dịch, vắc xin…) gửi Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, các Bộ để xem xét, đáp ứng tối đa, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Y tế, Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện việc kiểm tra công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, tỉnh Tiền Giang; kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, hỗ trợ cần thiết, phù hợp.
Bộ Y tế cân nhắc, ưu tiên phân bổ vắc xin, thuốc điều trị cho tỉnh Kiên Giang, tỉnh Tiền Giang và các tỉnh có dịch tại khu vực miền Tây bảo đảm khoa học, linh hoạt, phù hợp diễn biến dịch bệnh.
Phó Chủ tịch Hà Nội: Thành phố cơ bản đã kiểm soát được dịch Covid-19
Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng cho biết TP cơ bản đã kiểm soát được dịch. Các ca bệnh mới trong những ngày gần đây chủ yếu ở khu cách ly, khu phong tỏa.
Chiều 15/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng chống dịch trên địa bàn.
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết, để triển khai xét nghiệm diện rộng trên địa bàn, TP đã huy động các lực lượng tham gia và công suất xét nghiệm đạt gần 70.000 mẫu đơn tương đương 700.000 mẫu gộp 10/ngày.
Bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, tốc độ xét nghiệm tăng lên trong các ngày gần đây nhưng các ca mắc cộng đồng giảm nhiều. Cao nhất là 73 ca phát hiện ngày 25/8, giảm xuống thấp nhất đến ngày 12/9 là 4 ca, có một ngày 9/9 không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng.
Đến nay, tính cả 97.000 liều vắc xin AstraZeneca mới được phân bổ ngày 14/9, Hà Nội đã được Bộ Y tế phân bổ hơn 5,4 triệu liều vắc xin.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm việc với Hà Nội chiều 15/9 (Ảnh: Trần Minh).
Hà Nội " nóng " như vậy mà giữ được như hiện tại là sự cố gắng rất lớn
Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng cho biết hiện TP vẫn duy trì việc cách ly F1 tập trung. TP luôn chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch xây dựng các khu cách ly tập trung ở mức độ cao, có thể đáp ứng điều kiện cách ly cho 120.000 người, với phương án bảo đảm về nhân lực và nguồn lực cho các khu cách ly. Hiện nay, TP đã kích hoạt các cơ sở cách ly tập trung cho tối đa 70.000 người.
Về điều trị, Hà Nội đã xây dựng phương án 40.000 giường bệnh, trong đó tỷ lệ tầng một là 32.000 giường (đạt 80%), tầng 2 và tầng 3 là 8.000 giường (chiếm 20%).
"Qua việc triển khai công tác tiêm chủng, xét nghiệm, kiểm soát dịch bệnh thời gian qua, TP có thể tự tin khẳng định cơ bản đã kiểm soát được dịch. Các ca bệnh mới ghi nhận trong những ngày gần đây chủ yếu khu cách ly, khu phong tỏa. Hà Nội nóng như vậy, nguy cơ cao như vậy mà giữ được như hiện tại là sự cố gắng rất lớn, trong đó có sự hỗ trợ từ Bộ Y tế", Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao những nỗ lực của Hà Nội trong công tác phòng chống dịch, đặc biệt trong triển khai công tác xét nghiệm thần tốc, cũng như tiêm chủng vắc xin.
Thời gian qua Hà Nội tăng tốc việc xét nghiệm và tiêm vắc xin.
Hà Nội xác định nhiệm vụ chống dịch là lâu dài
Tuy nhiên, do đặc điểm của biến thể Delta nên nguy cơ lây nhiễm và bùng phát của dịch luôn hiện hữu, vì vậy, Thứ trưởng đề nghị Hà Nội phải xác định nhiệm vụ phòng chống dịch là chính, cơ bản và lâu dài. Khi đã khoanh vùng phong tỏa thì thần tốc xét nghiệm nhanh, để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng nhanh chóng và từ đó thu hẹp dần vùng phong tỏa, giãn cách.
Thứ trưởng cũng lưu ý Hà Nội cần chú trọng công tác phòng chống dịch trong các khu/ cụm công nghiệp vì dịch ở khu công nghiệp và cộng đồng có liên quan đến nhau.
Theo đó, yêu cầu 100% doanh nghiệp phải xây dựng phương án phòng chống dịch cụ thể và chủ doanh nghiệp phải ký cam kết công tác phòng chống dịch với Ban Quản lý khu/cụm công nghiệp hoặc chính quyền địa phương (đối với doanh nghiệp nhỏ). Doanh nghiệp ở "vùng xanh" thuộc trạng thái bình thường mới cần sàng lọc 7 ngày/lần.
Thứ trưởng cũng đề nghị Hà Nội xây dựng phương án cách ly F1 tại nhà, cách ly, điều trị, chăm sóc sức khỏe của F0 tại nhà; lên phương án xây dựng, thiết lập các trạm y tế lưu động.
"Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng để không bị động. Tuy nhiên chúng ta cùng nỗ lực trong phòng chống dịch để các phương án này không được sử dụng trong thực tiễn", Thứ trưởng Tuyên nói.
Hà Nội: Tháo gỡ bất cập khi xe 'luồng xanh' vào nội thành Hiện nay, tình trạng xe vận tải "luồng xanh" chở hàng hóa thiết yếu vào nội thành Hà Nội đang gặp rất nhiều bất cập, nhất là việc kiểm soát dịch bệnh và bến bãi trả hàng hóa. Lực lượng chức năng kiểm tra mã nhận diện QR Code của phương tiện lưu thông qua chốt kiểm soát số 5, cầu Phù Đổng,...