Thủ tướng: Hải sản miền Trung an toàn, có thể ăn uống, xuất khẩu bình thường
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng khi nghe thông tin từ Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và khẳng định, hải sản ở 4 tỉnh miền Trung đã an toàn.
Sáng 17.5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị Tổng kết công tác chỉ đạo để ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho người dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, nhận sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã tích cực triển khai nhiều giải pháp phối hợp điều tra, xác định nguyên nhân sự cố và giám sát phát hiện sớm độc tố trong thủy sản và thực phẩm.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định hải sản 4 tỉnh miền Trung đã an toàn. Ảnh: Ngọc Vũ
Cụ thể, Bộ Y tế đã lấy mẫu thực phẩm hải sản biển, nước biển gần bờ tại vùng biển xảy ra cá chết để kiểm tra, xét nghiệm, phân tích để cùng xác định nguyên nhân gây cá chết.
Sau khi xác định nguyên nhân sự cố môi trường biển là do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch hoạt động giám sát, đánh giá an toàn hải sản 4 tỉnh miền Trung chia làm 6 đợt, từ ngày 25.8.2016 đến tháng 3.2018.
Video đang HOT
“Qua quá trình theo dõi, giám sát, đến nay có thể khẳng định chất lượng hải sản biển ở 4 tỉnh miền Trung đã an toàn”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.
Toàn cảnh hội nghị dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Ngọc Vũ
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng khi nghe thông tin từ Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và khẳng định lại: “Như vậy là hải sản ở 4 tỉnh miền Trung đã an toàn, ăn uống, xuất khẩu bình thường”.
Sự cố môi trường biển xảy ra hồi tháng 4.2016 tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế là hết sức nghiêm trọng, gây thiệt hại về môi trường, hệ sinh thái và nguồn lợi hải sản, ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất, kinh doanh đời sống của khoảng 510.000 người thuộc 130.000 hộ dân ở 730 thôn/xóm tại 146 xã, phường, thị trấn của 22 huyện vùng ven biển thuộc 4 tỉnh miền Trung.
Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đến nay sự cố môi trường biển đã được khắc phục, đời sống nhân dân 4 tỉnh miền Trung ổn định.
Theo Danviet
Formosa 'đáp ứng điều kiện' vận hành lò cao số 1
Chính phủ cho biết, 52/53 lỗi vi phạm hành chính đã được Formosa khắc phục xong, riêng việc chuyển đổi làm nguội cốc từ ướt sang khô sẽ được doanh nghiệp này hoàn thành vào giữa năm 2019.
Theo báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Chính phủ, trong số 50 vụ gây ô nhiễm môi trường gây bức xúc dư luận năm 2016, nổi cộm nhất là sự cố do Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa) gây ra, khiến hải sản chết hàng loạt.
Báo cáo nêu, đây là vụ việc nghiêm trọng, lần đầu tiên xảy ra trên diện rộng và ảnh hưởng trực tiếp đến ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản; làm xáo trộn tâm lý, gây bức xúc, bất an trong nhân dân.
Chính phủ cho biết, đến ngày 10/5, Formosa đã khắc phục xong 52/53 vi phạm hành chính; riêng lỗi chuyển đổi phương pháp làm nguội cốc từ ướt sang khô, doanh nghiệp cam kết sẽ hoàn thành vào tháng 6/2019. Hiện các công trình bảo vệ môi trường của Formosa đã cơ bản hoàn thiện, đáp ứng điều kiện đưa lò cao số 1 vào vận hành thử nghiệm.
Sau sự cố biển miền Trung, nhiều ngư dân buộc phải chuyển đổi nghề. Ảnh: Đức Hùng
Để giám sát quá trình khắc phục vi phạm của Formosa, Bộ Tài nguyên thành lập Hội đồng liên ngành, Tổ công tác và phối hợp với Viện hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam đưa 2 trạm kiểm định môi trường di động vào kiểm tra hàng ngày việc xử lý nước thải, khí thải ... tại doanh nghiệp này.
Quá trình giám sát sẽ được thực hiện cho đến khi Formosa hoàn thành chuyển đổi công nghệ làm nguội than cốc từ ướt sang khô.
Bộ Tài nguyên cũng yêu cầu Formosa đầu tư các công trình bảo vệ môi trường của công ty đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Từ sự cố biển miền Trung, báo cáo của Chính phủ chỉ ra nhiều điểm tồn tại trong chính sách thu hút dự án đầu tư vào các địa phương thời gian qua, khi đã "bỏ qua vấn đề bảo vệ môi trường".
Tránh tái diễn những sự cố đáng tiếc trong tương lai, một trong những giải pháp Chính phủ đề xuất là gắn trách nhiệm trực tiếp của các ngành, địa phương, trong đó Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về các vấn đề môi trường trên địa bàn.
Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh hồi tháng 6/2016 thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm họa cá biển chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung. Ban lãnh đạo Formosa đã xin lỗi người dân Việt Nam, cam kết bồi thường 500 triệu USD để khắc phục hậu quả và cải tạo môi trường. Bộ Tài nguyên & môi trường cũng đã xử phạt hành chính doanh nghiệp này số tiền gần 4,5 tỷ đồng.
Tháng 7/2016, các cơ quan chức năng đã buộc phía Formosa phải thừa nhận 53 sai phạm hành chính. Trong đó, có những vi phạm như: Tự ý thay đổi trái phép công nghệ luyện cốc từ dập cốc khô (dùng khí trơ) sang công nghệ dập cốc ướt (dùng nước), không xây lắp bể lọc của trạm xử lý nước thải sinh hoá theo cam kết...
Anh Minh
Theo VNE
Thủ tướng chủ trì cuộc họp về giải pháp ổn định đời sống, sản xuất 4 tỉnh miền Trung Sáng nay 17.5 tại TP. Đông Hà, Quảng Trị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng chủ trì Hội nghị Tổng kết hoat đọng cua Ban Chỉ đạo vê cac giai phap đê ôn đinh đơi sông va sản xuất, kinh doanh cho nhan dan 4 tinh miên...