Thủ tướng: Giãn cách xã hội đã đem lại hiệu quả bước đầu
Chiều 6-4, Chính phủ tổ chức họp trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID – 19 trong bối cảnh liên tiếp 2 ngày Bộ Y tế công bố cả nước không ghi nhận ca bệnh sau 1 tháng liên tiếp ghi nhận trên 200 bệnh nhân mắc COVID-19.
Đo nhiệt độ và khử trùng xe trước khi vào Bệnh viện Bạch Mai – Ảnh: NAM TRẦN
Mở đầu buổi họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định: “Cả nước phấn khởi khi số ca nhiễm ít, người dân chắc háo hức lắm…”.
Nhiều thông tin lạc quan về số ca nhiễm ít, số người ra viện, việc sớm được nhận thêm máy thở để phòng chống dịch bệnh, các tấm gương tương thân tương ái… Mặc dù chỉ thị 15 và 16 tạo ra những khó khăn cho cuộc sống người dân nhưng có thể thấy người dân tuân thủ rất tốt. Nhờ vậy chúng ta đạt kết quả tốt trong giai đoạn cao điểm chống dịch.
“Giãn cách xã hội là biện pháp rất cần thiết. Hiện nay chúng ta cần thiết để tiếp tục hay không? Theo tôi vẫn cần tiếp tục thực hiện chỉ thị trong giai đoạn kế tiếp…” – Thủ tướng đặt vấn đề.
Thủ tướng cũng khẳng định vai trò của ngành y tế trong việc đưa ra những biện pháp khoa học trong điều trị và đưa ra một số phác đồ tốt.
“Những kinh nghiệm tốt về lâm sàng, điều trị, cách ly trong thời gian qua có thể phát huy trong thời gian tới hay không? Cần tiếp tục nghiên cứu thêm phương pháp điều trị mới, hiệu quả…” – Thủ tướng đặt ra yêu cầu với lãnh đạo ngành y tế.
Về vấn đề tiếp nhận Việt kiều quay về nước, Thủ tướng thông tin gần đây một số nước giới nghiêm, hạn chế đi lại như Singapore, Lào, Campuchia, Thái Lan nên Việt kiều muốn trở về nước thì chúng ta vẫn còn cơ số cần thiết nhưng cũng phải xem xét đến khả năng quá tải.
“Liệu có cần những giải pháp cứng rắn hơn không?” – ông Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề.
Thủ tướng cũng cho hay, mới đây Tổng bí thư đã nhất trí các gói hỗ trợ dân sinh với nhiều thành phần yếm thế khó khăn với nhiều mức hỗ trợ khác nhau. Các nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì đợi Quốc hội quyết. Thứ Sáu tới, Chính phủ sẽ họp với các địa phương để đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, nghe phương án của Bộ Công an…
Video đang HOT
Cần phải chống dịch quyết liệt hơn nữa đồng thời chuẩn bị phương án chủ động toàn diện hơn để khi hết dịch thì phục hồi sản xuất kinh doanh được tốt hơn.
Tuy vậy, Thủ tướng lưu ý trong thời điểm này phải hết sức tập trung, không được chủ quan vì vẫn còn ca nhiễm. Điển hình như Trung Quốc công bố hết dịch sau đó thì rất nhiều trường hợp dương tính xuất hiện ở nhiều nơi.
Cho nên Trung Quốc đưa ra chủ trương “chủ quan là chết, chủ quan là tai hại”.
“Nếu chủ quan thì sẽ gay go. Cần phải tiếp tục đẩy mạnh phòng chống dịch, việc tái nhiễm cũng phải rất quan tâm, không thể chủ quan…” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thanh Long đánh giá kết quả khả quan bước đầu của công cuộc phòng chống dịch bệnh là nhờ vào vai trò rất quan trọng của hai giải pháp: cách ly toàn xã hội và ngăn chặn nguồn lây nhiễm từ bên ngoài vào.
Ông Long cho rằng đây là hai chính sách có ý nghĩa quyết định và xin phép Thủ tướng xem xét kéo dài thời gian áp dụng các chính sách này nếu thấy cần thiết. Ông Long cũng đề nghị trong thời gian tới, các tỉnh thành cần tiếp tục có giải pháp thực hiện nghiêm chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ; ngoài ra đẩy mạnh, mở rộng xét nghiệm trên phạm vi rộng hơn, nhất là với các TP lớn như Hà Nội, TP.HCM.
Theo ông Long, cần có chính sách huy động tư nhân tham gia vào khâu xét nghiệm để mở rộng, gia tăng năng lực xét nghiệm nhằm sớm phát hiện, khoanh vùng, cách ly và điều trị kịp thời các trường hợp nhiễm bệnh, tránh nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
Nhân viên y tế đo thân nhiệt người đi trên ôtô từ Đồng Nai vào TP.HCM chiều 5-4 – Ảnh: LÊ PHAN
Sáng nay 6-4, Bộ Y tế cho biết tính đến 6h sáng, cả nước không ghi nhận ca bệnh mới, là sáng thứ 2 liên tiếp không ghi nhận ca bệnh sau 1 tháng liên tiếp ghi nhận trên 200 bệnh nhân mắc COVID-19.
Trong số 241 bệnh nhân COVID-19 cho đến nay, có 150 người từ nước ngoài về (trên 62%), việc Việt Nam đã dừng gần như toàn bộ các chuyến bay quốc tế đến trong những ngày qua, nếu có chuyến bay nào đến thì cách ly toàn bộ người nhập cảnh trong 14 ngày nên đã “khóa” được số mắc từ nước ngoài và không làm lây lan thêm.
THÁI AN – MAI HƯƠNG
Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Thân nhân người cách ly không cần gửi đồ, thành phố luôn cung cấp đầy đủ
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nêu rõ: "Thân nhân các trường hợp đang cách ly yên tâm là người nhà đang được TP phục vụ tốt, cung cấp đầy đủ".
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu tại cuộc họp
Chiều 23-3, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid -19 Hà Nội đã chủ trì phiên họp trực tuyến thứ 24 với các quận huyện, phường xã.
Nhận diện rõ 4 nhóm nguy cơ
Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND TP đánh giá, thời gian qua, các quận huyện đã có nhiều sáng tạo trong công tác chống dịch, tuân thủ chỉ đạo của Trung ương và TP; trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ xác định rõ các trường hợp F1, F2; khẩn trương áp dụng cách ly; phản ứng nhanh với các tình huống theo đúng chủ trương thành phố đặt ra là: "Phát hiện nhanh, cách ly sớm, khẩn trương xét nghiệm phân loại...".
TP cũng nhận được sự phối hợp chặt chẽ của Ban Chỉ đạo Trung ương, Bộ Y tế... Các vướng mắc về nghiệp vụ, chuyên môn y tế đều được giải quyết kịp thời.
Từ tình hình thực tế, Chủ tịch UBND TP nêu rõ, diễn bệnh diễn biến vô cùng phức tạp trên thế giới, chưa ai phán đoán được thời điểm kết thúc; virus có tốc độ lây lan nhanh, trong mọi điều kiện thời tiết. Tại Hà Nội đã có ca bệnh lây nhiễm chéo tại cộng đồng và trong cơ sở y tế...
Theo Chủ tịch UBND TP, TP xác định 4 nguồn lẫy nhiễm: quá trình đi lại của công dân nước ngoài, Việt Nam có tiếp xúc với bệnh nhân; số công dân đi từ vùng dịch về; lây nhiễm chéo trong các trung tâm cách ly tập trung; khu vực cách ly F1 tại bệnh viện, nơi chữa bệnh cho các ca nhiễm; số công dân đi từ nước ngoài về.
Từ đó, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh: "Đây là 4 nhóm nguy cơ chúng ta phải nhận diện rõ để tuyên truyền sao cho người dân nắm được, đồng lòng, tự giác tham gia phòng chống dịch bệnh Covid -19".
"Bệnh viện là chiến trường chính"
Trên tinh thần Thủ tướng chỉ đạo "chống dịch như chống giặc", Chủ tịch UBND TP nêu vấn đề, "chiến trường" chính là ở các bệnh viện bởi "dù có xác định sớm, cách ly sớm, xét nghiệm sớm thì cũng phải vào bệnh viện để chữa trị. Do đó, chuẩn bị cho các bệnh viện trong giai đoạn này là quan trọng số 1".
Về các công việc cụ thể, Chủ tịch UBND TP đề nghị các đơn vị tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền các chỉ đạo của Trung ương, thành phố, khuyến cáo của Bộ Y tế; công khai minh bạch công tác phòng chống để người dân yên tâm, không hoang mang, dao động.
Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, kiểm tra, rà soát trang thiết bị, vật tư, con người, chuẩn bị đủ nguồn lực để đáp ứng tình huống xấu nhất.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung tiếp tục khuyến cáo người dân từ nay đến 5-4, nếu không có việc cần thiết thì không nên ra ngoài đường.
Nếu phải đi ra đường thì cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với các người khác để phòng ngừa. Công dân Hà Nội hạn chế đi lại, du lịch ở các tỉnh thành phố khác. Cần vận động người dân trong diện nghi ngờ lấy mẫu xét nghiệm...
TP khuyến khích các công ty sử dụng hệ thống trực tuyến để làm việc; mua bán online; giảm đáng kể các cuộc họp không cần thiết. Các trụ sở làm việc phải tổ chức đo thân nhiệt, khử khuẩn. Trung tâm thương mại cần tổ chức phòng ngừa cho khách và nhân viên, thường xuyên vệ sinh khử khuẩn.
"Thân nhân các trường hợp đang cách ly yên tâm là đang được TP phục vụ tốt, cung cấp đầy đủ. Mọi người không nên quá lo lắng, tập trung lên khu cách ly gửi đồ bởi nếu không cẩn thận, không đảm bảo khử khuẩn thì rất nguy hiểm; đề nghị các đơn vị quản lý cũng không nhận các quà này", Chủ tịch UBND TP nói.
Chủ tịch UBND TP đặc biệt lưu ý, các bệnh viện đang tổ chức cách ly phải đảm bảo yêu cầu của Bộ Y tế và nêu rõ: "Ở bệnh viện, phải thiết lập 3 vòng. Vòng 1, vòng 2 là y tá, bác sỹ, người phục vụ; vòng 3 chỉ thực hiện tiếp tế cho vòng 2. Những người làm nhiệm vụ phải có khu cách ly riêng, ở tập trung, không được về để phòng tối đa lây nhiễm...".
"Không chỉ riêng giới trẻ mà tất cả mọi lứa tuổi đều có nguy cơ lây nhiễm Covid -19", Chủ tịch UBND TP cảnh báo .
Phòng chống dịch Covid-19: Vì sao khuyến cáo 'hạn chế ra đường'? Hạn chế ra đường, đóng cửa hàng quán không cần thiết; hạn chế tụ tập, hội họp... là những giải pháp được các chuyên gia khuyên nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh Covid-19. Chung tay bảo vệ cộng đồng hạn chế lây nhiễm Covid-19 - Ảnh: Duy Tính Tại buổi họp giao ban trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19...