Thủ tướng duyệt cơ chế ưu đãi tư nhân làm bến xe khách
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành cơ chế, chính sách thu hut xã hôi hoa đâu tư và khai thac bên xe khach. Hỗ trợ lãi suất vay đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, đảm bảo quy hoạch sử đụng đất ổn định 10 năm… là những chính sách nổi bật.
Dư luận đã đề cập nhiều chuyện các bến xe tư nhân chết yếu do thay đổi quy hoạch sử dụng đất.
Theo đó, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm xây dựng, công bố và chỉ đạo thực hiện quy hoạch mạng lưới bến xe khách trên địa bàn địa phương; chủ động kêu gọi xã hội hóa đầu tư, khai thác bến xe khách hoặc cân đối bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện; đảm bảo quy hoạch vị trí các bến xe khách ổn định với thời gian tối thiểu 10 năm.
Trường hợp bắt buộc phải di dời, nhà đầu tư sẽ được ưu tiên lựa chọn đầu tư xây dựng, khai thác bến xe khách mới trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được hưởng chế độ bồi thường, hỗ trợ theo quy định.
Hỗ trợ lãi suất vay đầu tư bến xe khách
Căn cứ nguồn lực của từng địa phương, cho phép hỗ trợ tối thiểu 20% lãi suất vay các tổ chức tín dụng đối với dự án đâu tư, nâng cấp, mở rộng bên xe khach theo hình thức xã hội hóa.
Tại các huyện nghèo theo quy định của Chính phủ, trường hợp không kêu gọi được xã hội hóa xây dựng bến xe khách, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí kinh phí đầu tư xây dựng các hạng mục công trình cơ bản bắt buộc của bến xe khách, bao gồm: khu vực đỗ xe đón, trả khách, khu vệ sinh, phòng vé và phòng chờ cho hành khách, văn phòng làm việc, đường nội bộ, các trang thiết bị cơ bản để tổ chức hoạt động bến xe khách.
Video đang HOT
Miễn tiền thuê đất
Về xã hội hóa khai thác bến xe khách, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, miên tiên thuê đât đối với bên xe khach tại các huyện nghèo theo quy định của Chính phủ được miễn tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích bến xe khách.
Đối với các bến xe khách không thuộc đối tượng quy định kể trên thì được miễn tiền thuê đất cho phần diện tích của các hạng mục công trình dịch vụ bắt buộc, bao gồm: khu vực đón, trả khách, bãi đỗ xe ô tô chờ vào vị trí đón khách, phòng chờ cho hành khách, khu vực làm việc của bộ máy quản lý, khu vực bán vé, khu vệ sinh, đường xe ra, vào, đường nội bộ bên trong bến xe khách, đất dành cho cây xanh, vườn hoa.
Thu nhập của nhà đầu tư phát sinh từ dự án đầu tư mới bến xe khách tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ thì được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm.
4 điều kiện hưởng cơ chế, chính sách
Quyết định cũng nêu rõ, các tổ chức, cá nhân tham gia đâu tư va khai thac bên xe khach theo hình thức xã hội hóa đươc hương ưu đai phai đáp ứng 4 điều kiện sau: 1- Đảm bảo các điều kiện về đăng ky kinh doanh theo quy định hiện hành. 2- Đia điêm đâu tư xây dựng bến xe khách đúng theo quy hoach bên xe khach va đươc Uy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương châp thuân băng văn ban. 3- Hoạt động đầu tư tuân thủ theo giấy phép xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 4- Nhà đầu tư tham gia đầu tư bến xe khách theo hình thức xã hội hóa phải đảm bảo: Vốn đầu tư xã hội hóa tối thiểu 70% tổng số vốn đầu tư xây dựng bến xe khách (không bao gồm kinh phí giải phóng mặt bằng); tối thiểu 15% vốn đầu tư thuộc sơ hưu của nhà đầu tư đê thưc hiên dư an va co kê hoach bố trí đu sô vôn đâu tư con lai.
P.Thảo
Theo Dantri
Mô hình đại học trọng điểm: Hẹp cửa với hệ thống ngoài công lập
Tính đến nay, 21 cơ sở giáo dục đại học ở nước ta được chọn để phát triển theo mô hình trọng điểm đều là các trường công lập.
Triển khai từ năm 2001, đến nay, mô hình đại học trọng điểm tại nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ khi từng bước tiếp cận chuẩn mực chất lượng đào tạo khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, đây vẫn là "sân chơi" độc quyền của các trường đại học công lập với nhiều chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước. Trong khi đó, không ít trường đại học tư muốn đi theo mô hình trọng điểm vẫn loay hoay chưa biết làm sao.
Với những đặc trưng vượt trội như: nguồn tài lực, vật lực lớn, mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm cao, mức độ quốc tế hóa và hội nhập quốc tế cải thiện rõ rệt... mô hình trường đại học trọng điểm đã thực sự trở thành hình mẫu mà cơ sở giáo dục đại học nào cũng muốn hướng tới. Thế nhưng hiện nay, tại Việt Nam, các trường chỉ mới tiếp cận mô hình tiên tiến này ở góc độ ưu tiên từ ngân sách Nhà nước và những cơ chế tự chủ để phấn đấu đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Do vậy, tính đến thời điểm hiện tại, 21 cơ sở giáo dục đại học ở nước ta được chọn để phát triển theo mô hình trọng điểm đều là các trường công lập.
Thư viện trường ĐH Nguyễn Tất Thành (ảnh: phunuonline)
Theo Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, đã đến lúc cần mở rộng sân chơi cho hệ thống đại học ngoài công lập để tạo môi trường giáo dục bình đẳng hơn vì suy cho cùng, điều mà mô hình đại học trọng điểm hướng đến không gì khác ngoài đảm bảo chất lượng đào tạo.
"Hỗ trợ đầu tư là hỗ trợ cho các chương trình chất lượng, trường nào đủ điều kiện thì nhận được hỗ trợ. Trường đủ điều kiện đó có thể là trường công lập hoặc ngoài công lập. Theo tôi, nếu làm được như vậy sẽ rất hiệu quả" - Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng nhấn mạnh.
Hiện tại, không ít trường đại học ngoài công lập ở nước ta đã hội đủ những yêu cầu mà mô hình đại học trọng điểm cần, nhưng vẫn chưa thể tự tin bước vào sân chơi lớn vì còn lắm trở ngại, thử thách.
Bà Phạm Thị Ly, Giám đốc Chương trình nghiên cứu của Viện Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM cho hay, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Đó là những bất cập trong chính sách khiến các trường đại học ngoài công lập không phát huy hết khả năng của mình. Bên cạnh đó, sự ràng buộc quá chặt chẽ của nhiều cơ chế cũng như cái nhìn chưa thật sự khách quan từ phía xã hội đang thu hẹp không gian phát triển của nhiều trường đại học ngoài công lập. Thế nhưng, nguồn lực tài chính mới là bài toán khó mà không phải trường nào cũng đáp ứng được.
Bà Phạm Thị Ly bày tỏ: "Để có thể xây dựng mô hình đại học trọng điểm ngoài công lập, điều kiện tiên quyết là nguồn lực. Trọng điểm trong khu vực tư là một sự cam kết giữa nhà trường và nhà nước. Nhà trường phải cam kết cung cấp đủ một nguồn lực tài chính bằng các nguồn xã hội hóa. Nếu không có nguồn lực tài chính đó, chúng ta không thể nào tạo ra được sự khác biệt".
Là trường đại học ngoài công lập đầu tiên tại Việt Nam định hướng phát triển theo mô hình đại học trọng điểm, trường Đại học Nguyễn Tất Thành nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ chính quyền TP HCM thông qua việc cấp đất xây dựng cơ sở vật chất và hỗ trợ vay kích cầu với số vốn hơn 408 tỷ đồng.
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành khẳng định: "Chúng tôi đang phấn đấu để làm sao được đưa vào danh mục các trường đại học trọng điểm. Nếu Nhà nước khó khăn, chúng tôi sẽ sử dụng chủ trương của mô hình đại học trọng điểm để huy động nguồn vốn trong xã hội, không sử dụng ngân sách Nhà nước nhưng vẫn đạt mục tiêu của trường trọng điểm. Chúng tôi sẽ hội nhập quốc tế bằng cách quốc tế hóa, thực hiện chuẩn về chương trình đào tạo, chuẩn về đội ngũ giảng viên, chuẩn về cơ sở vật chất, chuẩn về phong thí nghiệm và môi trường sư phạm".
Trên cơ sở huy động nguồn lực xã hội hóa, Đại học Nguyễn Tất Thành đã vạch ra một lộ trình phát triển với nhóm tiêu chí cụ thể để đến năm 2020 sẽ đạt chuẩn quốc gia và đạt chuẩn quốc tế từ sau năm 2025. Kế hoạch là vậy, thế nhưng, hiện đơn vị này vẫn đang đợi quyết định từ các cơ quan có thẩm quyền vì sự đổi mới chưa có tiền lệ này.
Nếu được phê duyệt lộ trình phát triển theo mô hình đại học trọng điểm, trường Đại học Nguyễn Tất Thành nói riêng và các trường đại học ngoài công lập nói chung cần phát huy thế mạnh trong chính sách xã hội hóa giáo dục, cam kết xây dựng được một cơ chế quản trị nội bộ ổn định và tiên tiến. Chỉ có như vậy mới lấy lại được lòng tin trong dư luận khi mà thời gian vừa qua có quá nhiều vụ lùm xùm trong nội bộ hệ thống trường đại học ngoài công lập./.
Mỹ Dung
Theo_VOV
Nhà tài trợ: "Chúng tôi không tài trợ tiền cho việc chặt cây xanh Hà Nội" Trao đổi với báo chí, hầu hết các nhà tài trợ như Vingroup, VPBank... khẳng định, việc tham gia vào dự án xã hội hóa cây xanh xuất phát từ sự kêu gọi của thành phố vì lợi ích cộng đồng. Họ chỉ tài trợ kinh phí, chứ không tham gia vào quá trình thực thi dự án. Trả lời tại cuộc họp...