Thủ tướng: Đừng “mặc áo quá đầu” trong chi tiêu ngân sách
“Đừng mặc áo quá đầu”, phải “liệu cơm gắp mắm” để giữ cân đối ngân sách”, đây là những lưu ý đặc biệt được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh khi tại phiên thảo luận tổ sáng nay (24.10) về tình hình kinh tế xã hội năm 2018.
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ, ĐBQH Hoàng Quang Hàm – Thường trực Uỷ ban Tài chính ngân sách nhấn mạnh về thành quả của đầu tư công trung hạn trong 3 năm qua và khẳng định, đây là những thành quả rất lớn: “3 năm vừa rồi, chúng ta đưa vào khai thác, sử dụng hơn 6.000 công trình, đây là việc chưa từng có, và mức vốn của dự án cũng không còn dàn trải” – ông Hàm dẫn số liệu.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm
Dù trong báo cáo của Chính phủ nhận định nhiều đường hướng để chúng ta tiếp tục thực hiện trong 2 năm tiếp theo và giai đoạn còn lại, nhưng về phân khai nguồn vốn, ĐBQH Hoàng Quang Hàm “nói thật” một thực tế là “chúng ta đang chia số tiền không có, và chia cả số tiền đã chia cả số tiền trong trung hạn cho các dự án rồi”.
Về vấn đề nợ công, ông Hàm nhấn mạnh, vừa qua ta có thành công lớn trong 3 năm qua đã cơ cấu lại nợ, giảm khoản trả nợ trong ngắn hạn. Vay mới trả nợ cũ cũng có ưu điểm là lãi suất hơn giai đoạn trước, nhưng quy mô nợ rất lớn, và ngân sách T.Ư vẫn không có thặng dư để trả nợ nên có thể kéo dài nhiều năm nữa. “Từ này đến 2021, mỗi năm ta có thể mất 400 nghìn tỷ để trả nợ lãi và gốc, tương đương với chi đầu tư của ta” – ông Hàm nói và nhất trí với chủ trương vay để phát triển, nhưng kiến nghị ngoài việc siết chặt quản lý nợ thì đầu tư từ các nguồn vay nợ làm sao phải tạo được sự tăng trưởng, có tính liên kết vùng, tốt nhất là công trình có khả năng thu hồi vốn.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng phải nhìn lại việc cho vay lại và bảo lãnh vì hiện nay nợ quốc gia sắp chạm trần rồi, nếu vượt trần này thì mức tín nhiệm của Việt Nam sẽ khác, các DN không trả được nợ sẽ ảnh hưởng đến uy tín quốc gia.
Đại biểu Bùi Minh Châu (Phú Thọ) thì nhìn nhận hoạt động phòng chống tham nhũng mạnh mẽ thời gian qua đã làm việc phê duyệt các dự án… của cơ quan quản lý nhà nước có vẻ cẩn trọng hơn, chùng xuống hơn.
Dẫn chứng một số dự án trước kia được thực hiện nhanh nhưng đến nay rất chặt chẽ và cẩn trọng quá mức, ĐB Châu cho biết bất kỳ việc gì bây giờ cũng bàn lên bàn xuống rất nhiều trước khi quyết định. Nên có cảm giác việc phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu rất chậm… “Bên cạnh đó, có hiện tượng cơ quan chuyên môn không dám trình bày quan điểm mà dẫn chứng các điều luật, làm cho người quyết định rất khó, dẫn đến chậm” – ông Châu nói.
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên thảo luận sáng 24.10
Ghi nhận các ý kiến đại biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, những kết quả tương đối toàn diện chúng ta đạt được trong thời gian qua, đặc biệt khi uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế đã cao hơn so với trước đây, phần lớn đóng góp của chúng ta đã được chấp nhận, khả năng hứng chịu của chúng ta trước biến đổi thế giới cũng khá hơn. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cũng chia sẻ rằng vẫn “chưa an tâm”.
Ông cho biết, Chính phủ thẳng thắn nhìn vào những tồn tại, hạn chế để xác định hướng đi. Trong đó có việc cần quan tâm đến nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nắm bắt cách mạng 4.0, xử lý các vấn đề xã hội.
Thủ tướng cũng cho rằng phải cố gắng tìm ra động lực phát triển mới tốt hơn, việc tìm ra giá trị gia tăng cao rất quan trọng vì nếu không tìm giá trị gia tăng thì chúng ta sẽ “luẩn quẩn mãi”.
Nhắc đến kinh tế tư nhân, người đứng đầu Chính phủ cho rằng đây là động lực quan trọng, các địa phương phải cố gắng phát triển mạnh mẽ các loại hình DN từ người dân; tiếp tục phát triển FDI có chọn lọc, liên kết hai khối kinh tế lại với nhau để cùng phát triển.
Hoan nghênh các ý kiến phát biểu về các biện pháp tài chính ngân sách, đặc biệt là việc sử dụng tiền hiệu quả hơn để chống lãng phí, Thủ tướng lưu ý, nhắc nhở rằng “đừng mặc áo quá đầu”, phải “liệu cơm gắp mắm” để giữ cân đối.
Trong vấn đề nợ công, Thủ tướng lưu ý nếu đi vay tràn lan để đầu tư phát triển sẽ dẫn dến nhiều nguy cơ nên làm gì cũng đúng mức, hiệu quả. “Tất nhiên, nếu dừng lại không làm gì cũng chết, nhưng đầu tư bừa bãi còn nguy hiểm hơn” – Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, Thủ tướng nhấn mạnh phải tiến hành mạnh mẽ công cuộc chống tham nhũng, tiêu cực, chống lợi ích nhóm, cần đặt ra ở các cấp các ngành. “Nguyên tắc khi thảo luận về luận về Luật phòng chống tham nhũng là tôn trọng quyền con người, tài sản công dân, nhưng phải làm nghiêm túc, nếu không tốt sẽ gây ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân” – Thủ tướng nêu quan điểm.
Người đứng đầu Chính phủ đề cập đến ý chí dân tộc của người dân Việt Nam và nhấn mạnh, phải hợp tác tốt hơn, có ý chí, quyết tâm hơn trong công việc, không bỏ lưng chừng, từng đơn vị, địa phương phải làm đến nơi đến.
Cùng với đó, mỗi người dân, mỗi tổ chức, đặc biệt người có trách nhiệm phải có khát vọng trong phát triển, có nguồn cảm hứng mạnh mẽ trong phát triển mới có thể đưa đất nước tiến lên.
“Dân tộc Việt Nam 100 triệu dân phải làm sao chung một ý chí quyết tâm thì sẽ có chuyển biến rất mạnh mẽ. Nếu phát động được quần chúng, giám sát, thúc đẩy thì nhiều việc tốt sẽ được làm mà không tốn kém tiền bạc” – Thủ tướng nói và nhắn nhủ, Chính phủ sẽ lắng nghe tiếp thu để chất lượng công việc năm 2019 tốt hơn, để người dân cảm thấy Quốc hội, Chính phủ lo cho dân.
Theo Danviet
Lấy phiếu tín nhiệm với 48 chức danh: Quy trình diễn ra thế nào?
Theo chương trình làm việc, 15h 45 phút chiều nay Quốc hội bắt đầu tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với 48 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội khóa XIII (ảnh quochoi.vn).
Cụ thể, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy trình bày Tờ trình về dự kiến danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm.
Sau đó, Quốc hội thông qua danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm bằng hệ thống biểu quyết điện tử.
Tiếp đến các đại biểu thảo luận ở Đoàn về các vấn đề liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm.
Đến sáng ngày 25.10, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy trình bày Báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở Đoàn về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm. Sau đó, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng bỏ phiếu kín. Theo quy định, trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".
Chiều ngày 25.10, Ban kiểm phiếu sẽ công bố kết quả kiểm phiếu.
Tại kỳ họp này Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm với 48 chức danh gồm: Phó Chủ tịch nước, (trường hợp Chủ tịch mới được bầu chưa đủ thời gian công tác để lấy phiếu tín nhiệm)
Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội (tổng cộng 18 người)
Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ (tổng cộng 26 người). Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông do mới được Quốc hội phê chuẩn, bổ nhiệm, chưa đủ thời gian công tác để lấy phiếu tín nhiệm.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.
Trao đổi với báo chí trước khi Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Phó Ban Dân nguyện nói: Cử tri gửi gắm tới các đại biểu phải đánh giá hết sức công tâm. "Cá nhân tôi cho rằng việc đánh giá này sẽ không chỉ dựa trên các báo cáo bằng văn bản của chức danh, chúng tôi sẽ xem xét cả trên những khía cạnh khác. Ví dụ như liên quan đến lối sống, quan hệ xã hội đến việc thưc hiện các kiến nghị của cử tri, thậm chí cả những kiến nghị cử tri do đại biểu Quốc hội chúng tôi gửi đến, có thực hiện không, thực hiện có nguyên tắc không. Bên cạnh đó là việc thực hiện trả lời chất vấn, thực hiện lời hứa đối với Quốc hội..." đại biểu Nhưỡng nói.
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) chia sẻ, ông có may mắn là dự cả hai đợt Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm ở khóa XIII. "Tôi vẫn giữ nguyên quan điểm là lẽ ra lấy phiếu tín nhiệm thì chỉ có hai nấc là tín nhiệm hoặc không tín nhiệm. Nhưng chúng ta tạo ra đặc thù, có lẽ mục tiêu chính là chúng ta cảnh báo, nhắc nhở. Tuy nhiên tôi cũng cho rằng có mặt tích cực, vì đây là một hình thức giám sát của các đại biểu Quốc hội và các cử tri rất quan tâm".
Theo Danviet
Hôm nay, khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV khai mạc sáng nay (22/10) và kéo dài 24 ngày (không kể ngày nghỉ), bế mạc ngày 21/11. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Ảnh: Zing Trước khi phiên họp trù bị diễn...