Thủ tướng Đức thừa nhận ‘mất ngủ’ vì đại dịch
Thủ tướng Đức Merkel thừa nhận bà mất ngủ vì đại dịch, phải ra những quyết định khó khăn khi đất nước đang mong cứu trợ sau nhiều tháng hạn chế.
“Tôi đôi khi thức dậy ban đêm và trăn trở về mọi thứ. Đây cũng là thời điểm khó khăn đối với tôi, các quyết định của chúng tôi cần được suy ngẫm thấu đáo và tôi suy đi nghĩ lại mọi thứ trong đầu trước khi đi đến quyết định”, Thủ tướng Đức Angela Merkel trả lời phỏng vấn trên truyền hình hôm 4/2.
Đây là lần hiếm hoi Thủ tướng Đức trả lời phỏng vấn trên truyền hình. Nữ lãnh đạo kỳ cựu 66 tuổi cũng thường tránh nói về cảm xúc cá nhân. Bà thừa nhận đại dịch Covid-19 gây khó khăn cho rất nhiều người, gồm các gia đình, nghệ sĩ và chủ doanh nghiệp nhỏ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel trả lời phỏng vấn trên truyền hình hôm 4/2. Ảnh: DPA .
Merkel cho biết bà đã nhìn thấy “tia sáng nhỏ cuối đường hầm” khi số ca nhiễm mới tiếp tục giảm, song tỏ ra thận trọng khi đối mặt các yếu tố chưa được biết rõ, như biến thể nCoV từ Anh.
“Tôi luôn phải đưa ra những quyết định khó khăn. Tôi cũng muốn có điều gì đó tốt để thông báo, nhưng chúng ta không thể hy vọng hão huyền nên tôi luôn cố gắng sống thực tế”, bà Merkel cho hay.
Khi được hỏi làm cách nào để giữ nếp tóc khi các tiệm làm tóc ở Đức đóng cửa từ tháng 11, Merkel cho biết bà được một trợ lý giúp làm tóc, nhưng nhấn mạnh “tất nhiên là tôn trọng mọi quy định về vệ sinh”. “Tôi sẽ rất vui khi tiệm làm tóc có thể mở cửa trở lại”, bà nói thêm.
Bà Merkel, người sẽ mãn nhiệm năm nay sau hơn 15 năm cầm quyền, đã hội đàm với các lãnh đạo khu vực về việc liệu nên kéo dài hay nới lỏng lệnh phong tỏa hiện tại. Đức đã đóng cửa các nhà hàng, khách sạn, trung tâm văn hóa và giải trí vào tháng 11, trước khi đóng cửa trường học và các cửa hàng không thiết yếu vào tháng 12.
Quốc gia đông dân nhất Liên minh châu Âu (EU) hiện ghi nhận gần 2,8 triệu ca nhiễm và hơn 61.000 ca tử vong. Bộ trưởng Bộ Y tế Jens Spahn hôm 5/2 cho biết các hạn chế có thể được dỡ bỏ vào mùa xuân năm nay.
Ca nCoV toàn cầu vượt 97 triệu, hơn 60 nước xuất hiện biến chủng mới
Toàn cầu ghi nhận hơn 97 triệu ca nCoV, hơn 2 triệu người chết, trong khi biến chủng virus gây lo ngại từ Anh xuất hiện ở hơn 60 nước.
Video đang HOT
Thế giới ghi nhận 97.246.135 ca nhiễm và 2.080.636 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 687.793 và 17.407 ca trong 24 giờ qua. 69.791.796 người đã bình phục, theo trang cập nhật thời gian thực Worldometers.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 20/1 cảnh báo biến chủng nCoV mới từ Anh đã xuất hiện tại hơn 60 quốc gia. 23 quốc gia và vùng lãnh thổ cũng ghi nhận chủng mới từ Nam Phi. Cả hai biến chủng này đều được cho là có khả năng lây nhiễm cao hơn, thúc đẩy giới chức các nước thắt chặt những biện pháp hạn chế.
Theo một tài liệu nội bộ Reuters thu thập được, WHO dự định phê chuẩn một số vaccine Covid-19 từ các nhà sản xuất phương Tây và Trung Quốc trong vài tuần và tháng tới. COVAX, chương trình vaccine toàn cầu do WHO đồng dẫn dắt, muốn cung cấp ít nhất 2 tỷ liều vaccine Covid-19 trên khắp thế giới trong năm nay, với ít nhất 1,3 tỷ liều cho các nước nghèo hơn.
Tuy nhiên, đến nay họ vẫn chật vật để đảm bảo đủ liều do thiếu kinh phí, trong khi các nước phát triển đã đặt hàng trước một lượng lớn vaccine. Việc phê duyệt các loại vaccine sẽ giúp xác nhận tính hiệu quả và an toàn, từ đó thúc đẩy sản lượng.
Người dân ngồi tại một nhà thờ được chuyển thành trung tâm tiêm chủng tạm thời ở Salisbury, phía tây nam Anh, sau khi tiêm vaccine Covid-19 hôm 20/1. Ảnh: AFP .
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 199.379 ca nhiễm và 4.152 ca tử vong, đưa tổng số người nhiễm lên 24.977.048 và 415.162 người chết. Gần một năm sau khi Mỹ ghi nhận ca tử vong đầu tiên, mức độ trầm trọng của đại dịch đã lên đến mức khoảng 100.000 người chết vì Covid-19 chỉ trong tháng qua.
Trước lễ nhậm chức tổng thống, Joe Biden cùng "phó tướng" Kamala Harris hôm 19/1 dự lễ tưởng niệm các nạn nhân Covid-19 tại Đài tưởng niệm Lincoln ở công viên quốc gia National Mall, trung tâm thủ đô Washington. Hai lãnh đạo mới đã chia sẻ nỗi đau với hàng trăm nghìn người mất thân nhân, đồng thời cảm ơn các nhân viên y tế trên tuyến đầu chồng dịch.
Tiến sĩ Rochelle Walensky, giám đốc tương lai của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh (CDC), cảnh báo Mỹ sắp "đối mặt những tuần đen tối ở phía trước" khi số người thiệt mạng vì Covid-19 sẽ chạm ngưỡng 500.000 vào giữa tháng hai.
Giữa tháng 12 năm ngoái, Mỹ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng lớn với mong muốn chấm dứt cuộc khủng hoảng y tế. Nhưng các nỗ lực này không đạt được mong muốn, khi tính đến ngày 15/1, Mỹ mới tiêm chủng được cho 12,3 triệu người, thấp hơn nhiều mục tiêu 20 triệu người đã đề ra từ năm 2020.
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 15.277 ca nhiễm và 152 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.611.719 và 152.906.
Ấn Độ bắt đầu một trong những chương trình tiêm chủng lớn nhất thế giới từ ngày 16/1. Quốc gia đông dân thứ hai thế giới này đặt mục tiêu tiêm cho khoảng 300 triệu trong số 1,3 tỷ dân trước tháng 7, tương đương gần như toàn bộ dân số Mỹ.
Bên cạnh đó, Ấn Độ còn đem lại tín hiệu tích cực cho nỗ lực tiêm chủng toàn cầu khi hôm qua xuất khẩu lô vaccine Covid-19 đầu tiên được sản xuất trong nước. Ngoại trưởng S. Jaishankar cho biết Ấn Độ, với tư cách "kho dược phẩm của thế giới" sẽ cung cấp vaccine cho các nước khác để cùng vượt qua đại dịch.
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 1.382 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 212.893. Số người nhiễm nCoV tăng 64.126 ca trong 24 giờ qua, lên 8.639.868.
Bang Amazonas của Brazil ngày 16/1 ban bố lệnh giới nghiêm từ 19h đến 6 giờ sáng hôm sau, khi hệ thống y tế ở thủ phủ Manaus của bang này đang có nguy cơ sụp đổ. Tình hình địa phương này ngày càng trầm trọng với sự xuất hiện của biến chủng nCoV mới.
Viện Butantan, nhà sản xuất dược phẩm nổi tiếng của Brazil hợp tác với công ty công nghệ sinh học Trung Quốc Sinovac, cho biết vaccine Coronavac của công ty này đã đạt mức hiệu quả 50,4% trong các thử nghiệm ở Brazil. Chính phủ Brazil đầu tháng một ký thỏa thuận với Viện Butantan để mua tới 100 triệu liều vaccine của Trung Quốc.
Cơ quan quản lý y tế Brazil đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho cả vaccine Coronavac và Oxford/AstraZeneca nhưng kế hoạch sản xuất vaccine trong nước đang bị cản trở do chậm trễ trong khâu nhập khẩu thành phần từ Trung Quốc.
Nga , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 21.152 ca nhiễm nCoV và 597 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.633.952 và 67.220.
Giới chức Nga cho biết 1,5 triệu công dân đã được tiêm vaccine, sau khi chiến dịch tiêm chủng đại trà được khởi động từ 18/1. Trước đó nước này đã bắt đầu tiêm cho nhóm nguy cơ cao, bao gồm nhân viên y tế, giáo viên và người cao tuổi. Chính quyền đánh giá đỉnh dịch thứ hai có thể đã qua và thông báo mở lại tất cả trường học từ tuần tới.
Nga đã nộp đơn đăng ký xin cấp phép sử dụng Sputnik V tại Liên minh châu Âu và dự kiến được xem xét vào tháng 2. Sputnik V đã được phê duyệt ở Argentina, Belarus, Serbia và một số nước khác.
Anh , vùng dịch lớn thứ năm thế giới, ghi nhận 3.505.754 ca nhiễm và 93.290 ca tử vong, tăng lần lượt 38.905 và 1.802 ca. Đây hiện là nước có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất châu Âu. Tuy nhiên, lệnh phong tỏa nghiêm ngặt được công bố hồi đầu tháng dường như bắt đầu có hiệu quả, khi số ca nhiễm mới tuần qua giảm khoảng 22%.
Một đợt tiêm chủng trên diện rộng đang được tiến hành tại Anh nhằm đối phó biến chủng nCoV mới. Hơn 4 triệu người đã được tiêm vaccine Covid-19, trong đó hơn một nửa là người trên 80 tuổi. Tốc độ tiêm chủng dự kiến được đẩy nhanh trong những tuần tới.
Pháp , vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 26.784 ca nhiễm và 310 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 2.965.117 và 71.652. Đây là số ca nhiễm mới cao nhất kể từ ngày 18/11/2020. Tỷ lệ tử vong trung bình vì Covid-19 trong 7 ngày cũng tăng lên.
Số bệnh nhân cần chăm sóc tích vực vẫn tiếp tục tăng, trong khi gần 390.000 người đã được tiêm chủng. Tốc độ triển khai vaccine của Pháp bị chỉ trích chậm hơn nhiều nước châu Âu khác.
Chính phủ Pháp từ 16/1 áp lệnh giới nghiêm toàn quốc từ 18h đến 6h sáng hôm sau. Từ 18/1, bất kỳ ai đến Pháp từ bên ngoài Liên minh Châu Âu phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV gần đây và tự cách ly một tuần khi đến nơi.
Đức là vùng dịch lớn thứ 10 thế giới với 2.090.161 ca nhiễm và 50.296 ca tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 18.525 và 1.052 ca so với một ngày trước đó. Tốc độ lây lan của nCoV tại Đức gần đây đã chậm lại, nhưng số ca tử vong cao hơn mức tăng tuần trước.
Bang North-Rhine Westphalia đông dân nhất của Đức hôm qua cho biết họ sẽ phải hoãn mở cửa 53 trung tâm vaccine mới đến ngày 8/2, do quá trình cung cấp vaccine từ Pfizer và BioNTech tạm thời bị chậm lại, xuất phát từ thay đổi trong quy trình sản xuất để tăng sản lượng.
Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 19/1 thông báo lệnh phong tỏa một phần mà nước này áp đặt nhằm ngăn chặn Covid-19 sẽ được gia hạn tới ngày 14/2 và 16 thủ hiến liên bang Đức đều đồng tình với quyết định trên.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 939.948 ca nhiễm, tăng 12.568, trong đó 26.857 người chết, tăng 267. Indonesia ngày 13/1 bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine CoronaVac do Trung Quốc phát triển, được phê duyệt sử dụng khẩn cấp hôm 11/1 tại nước này.
Quốc gia đông dân thứ tư thế giới đối mặt với thách thức khổng lồ là tiêm chủng cho 181,5 triệu người, tức 2/3 dân số. Chính quyền cho hay sẽ ưu tiên 1,5 triệu nhân viên y tế và 17,4 triệu công chức trong vòng đầu tiên dự kiến kéo dài tới tháng 4. Phần cư dân còn lại sẽ được tiêm vaccine đến tháng 3/2021.
Philippines báo cáo 505.939 ca nhiễm và 10.042 ca tử vong, tăng lần lượt 1.862 và 64 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực.
Giới chức Philippines hôm 10/1 cho biết nước này đã bảo đảm tiếp nhận 30 triệu liều vaccine Covid-19 do hãng dược Mỹ Novavax phát triển, đồng thời hy vọng tập trung được 148 triệu liều vaccine từ 7 công ty trong năm nay, đủ cho khoảng 70% dân số.
Trung Quốc ngày 16/1 cam kết tặng cho Philippines 500.000 liều vaccine. Chưa rõ Bắc Kinh sẽ gửi loại nào, Philippines trước đó đã đồng ý mua 25 triệu liều Coronavac của công ty Sinovac. Campuchia hôm 15/1 cho biết họ sẽ nhận được một triệu liều vaccine miễn phí từ Bắc Kinh trong khi Myanmar dự kiến nhận 300.000.
Đức hối thúc các nước EU có biện pháp chung để ngăn biến thể mới của virus SARS-CoV-2 Ngày 20/1, Thủ tướng Đức Angela Merkel hối thúc các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhất trí về các biện pháp chung nhằm ngăn chặn biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và cảnh báo nếu không có động thái này, Đức sẽ tiến hành kiểm soát biên giới với các nước láng...