Thủ tướng Đức thua bẽ bàng trước Tổng thống Nga?
Một tờ báo của Đức hôm qua (2/4) đã không ngại ngần tuyên bố, mặt trận chống Nga mà nữ Thủ tướng Đức quyền lực Angela Merkel dày công xây dựng lên đang dần tan vỡ.
Ảnh minh hoạ
Ngày càng có nhiều nước Châu Âu phản đối việc mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm chống lại Nga và không đồng ý với chính sách của Đức đối với Nga. Những nỗ lực nhằm cứu vãn “sự đoàn kết Châu Âu” đã thất bại, tờ báo của Đức Die Freie Welt thẳng thắn nhận định.
Trong chuyến thăm gần đây đến Helsinki , nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tìm cách thuyết phục người Phần Lan về việc tiếp tục theo đuổi tiến trình chống lại Nga và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc Liên minh Châu Âu (EU) theo đuổi một chính sách chung đối với Nga. Tuy nhiên, chính sách này trên thực tế còn lâu mới có thể thành công, tờ báo mạng của Đức cho hay.
Sức mạnh của EU nằm chính ở sự đoàn kết của liên minh này, Thủ tướng Phần Lan Alexander Strubb đã đồng ý với quan điểm này của Thủ tướng Đức Merkel. Tuy nhiên, không dễ để ông Strubb đưa ra tuyên bố trên.Thủ tướng Merkel đã đến thăm Phần Lan ngay trước khi cuộc bầu cử sắp tới diễn ra ở nước này. Trong bài phát biểu tại trường Đại học Helsinki, nữ Thủ tướng quyền lực của nước Đức đã bày tỏ sự quan ngại về sự mâu thuẫn, chia rẽ trong nội bộ Liên minh Châu Âu. Bà này đã kêu gọi tất cả các nước thành viên EU tiếp tục theo đuổi một chính sách, một phương pháp tiếp cận chung liên quan đến các đòn trừng phạt kinh tế.
Trong chiến dịch tranh cử ở Phần Lan, các đối thủ của Thủ tướng Strubb đã thành công trong việc khai thác sâu vào những ảnh hưởng tiêu cực gây ra từ chính sách trừng phạt Nga của EU đối với nền kinh tế Phần Lan. Vì vậy, họ đã kêu gọi đối thoại với Nga. Các đối thủ của ông Strubb đã đề cập đến thực tế rằng Phần Lan có đường biên giới dài nhất với Nga trong số các nước thành viên EU và rằng cả hai nước có mối quan hệ kinh tế rất chặt chẽ.
Không chỉ Phần Lan phản đối, chỉ trích chính sách, lập trường cứng rắn của bà Merkel đối với Nga. Ngoài Phần Lan, còn một loạt nước thành viên EU Khác như Hy Lạp, Hungary, Tây Ban Nha, Italia, Slovakia, Cyprus và Áo. Các nước này đều bày tỏ sự bất mãn về chính sách trừng phạt Nga – một chính sách đang khiến họ phải hứng chịu nhiều hơn so với các thành viên khác trong liên minh EU.
Tuy nhiên, càng về sau này, mặt trận chống Nga của EU càng trở nên rệu rã và mất phương hướng. Hàng loạt nước đã công khai bày tỏ sự phản đối đối với chính sách trừng phạt Nga. Không chỉ công khai phản đối bằng lời nói, một số nước đã bắt đầu có những bước đi, động thái đi ngược lại với chính sách trừng phạt Nga. Điều này khiến giới chức Châu Âu không khỏi lo ngại. Sẽ thật là bẽ bàng nếu EU – một khối liên minh được cho là bền chặt nhất, gắn kết nhất – lại phơi bày mâu thuẫn đến mức phát ngôn và hành động trái ngược nhau trong chính sách đối với Nga.Cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát hồi đầu năm ngoái đã kéo theo một cuộc đối đầu Đông-Tây nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Mỹ và các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) cáo buộc Nga gây ra cuộc khủng hoảng chính trị ở nước láng giềng Ukraine và kích động cuộc xung đột vũ trang đẫm máu ở miền đông Ukraine. Dựa trên cáo buộc này, Mỹ và phương Tây bắt đầu lập một mặt trận dồn ép, bao vây Nga “tứ phía”. Ban đầu, mặt trận này tỏ ra hiệu quả khi Mỹ và EU cùng thống nhất tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, trong đó có những biện pháp trừng phạt gây tổn thương sâu sắc cho nền kinh tế của Nga.
Mới đây nhất, Hy Lạp – một thành viên đang gặp khó khăn của EU, đã tìm đến với Nga và thể hiện “tình yêu” với nước Nga, khiếu EU không khỏi choáng váng. Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã tuyên bố thẳng thừng rằng, chính sách trừng phạt Nga “sẽ chẳng đi đến đâu, vô ích” và sẽ đẩy mọi thứ vào bế tắc. Ông này sẽ có chuyến thăm đến Nga vào ngày 8/4 tới. Giới chức EU được cho là sẽ dõi theo chuyến thăm này với ánh mắt đầy lo âu.
Video đang HOT
Việc Thủ tướng Hy Lạp Tsipras công khai thể hiện tình cảm thân thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin khiến Brussels lo ngại nước này có thể thoát ra khỏi “đội hình” EU để được hưởng mối quan hệ tốt đẹp hơn với Nga cùng với những lợi ích kinh tế từ Nga.
Một quan chức của EU đã ngay lập tức lên tiếng. Người đứng đầu các thành viên bảo thủ của Đức trong Quốc hội Châu Âu ông Heribert Reul đã cảnh báo rằng: “Tư cách thành viên trong EU có nghĩa là sự tin tưởng, tin cậy và trách nhiệm – không phải sự lừa dối. Bất kỳ nước nào đùa với lửa và tìm kiếm sự giúp đỡ từ Nga sẽ bị đốt cháy!”
Sự quan ngại của giới chức EU là có lý do. Một khi Hy Lạp thành công thoát ra khỏi đội hình Châu Âu để tìm đến với Nga thì sẽ có hàng loạt nước làm theo. Khối đoàn kết EU sẽ tan vỡ một cách nhanh chóng. Rõ ràng, đã và đang có rất nhiều nước bất mãn với chính sách trừng phạt Nga và họ đều đang muốn làm một điều gì đó để khôi phục lại quan hệ với Nga. Trên thực tế, điều này đã xảy ra nhưng vì là thành viên của EU, một số nước vẫn đang hành động một cách thận trọng, thăm dò.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Cô dâu IS rời xó nhà ra mặt trận
Phụ nữ gia nhập nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) không chỉ để trở thành "cô dâu jihad", lo nội trợ mà đã trực tiếp tham gia hoạt động chiến đấu, mặc dù luật lệ Hồi giáo có quy định khắt khe về nhiệm vụ của nữ giới.
Nữ thành viên của nhóm Nhà nước Hồi giáo. Ảnh: Prospect Magazine
Sự tham gia của phụ nữ trên chiến trường của IS là xu hướng bất bình thường, vì những người Hồi giáo cực đoan này áp đặt quy chế nghiêm ngặt về trang phục và hành vi của phụ nữ. Họ cho rằng vai trò của nữ giới chỉ là ở nhà nội trợ.
Tuy nhiên, khi ngày càng có nhiều người nước ngoài ở cả hai giới gia nhập IS thì vai trò của phụ nữ đã dần thay đổi. Một số nguồn tin cho biết phụ nữ đang làm việc tại các bệnh viện do IS kiểm soát và hỗ trợ nhóm cực đoan về mặt hậu cần.
Đại tá Rafat Salim Raykoni, người đứng đầu một đơn vị tình báo của lực lượng người Kurd chống IS ở Iraq, cho biết họ thấy nữ chiến binh IS xuất hiện quanh thị trấn Sinjar, bắc Iraq. "Không có nhiều, nhưng họ đã bắt đầu xuất hiện trên tiền tuyến. Họ hoạt động khá tích cực ở Sinjar", ông nói.
Raykoni không phải là người duy nhất phát hiện xu hướng này. Chỉ huy cấp cao tại các khu vực khác ở Iraq và Syria đều thông báo họ thấy nữ thành viên IS trên chiến trường, mặc dù cho đến nay chưa xuất hiện thông tin về việc có nữ chiến binh thiệt mạng.
Pareen Sevgeen, hay còn gọi là Beritan, là chỉ huy lực lượng nữ binh người Kurd ở Iraq, YJA Star. Đội của cô hồi đầu năm nghe trộm thông tin liên lạc của IS khi chiến đấu ở bắc Sinjar. "Chúng tôi nghe thấy một phụ nữ ra lệnh cho những người đàn ông. Cô ấy yêu cầu họ di chuyển và xác định phương hướng. Cô ta rõ ràng là chỉ huy", Beritan nói.
Tuy nhiên, YJA Star sau đó không nghe ngóng được gì từ người phụ nữ đó nữa. "Chúng tôi tìm cô ta vì muốn biết nhiều hơn. Chúng tôi nhận ra cô ta là người nước ngoài do cách cô ta nói chuyện trên bộ đàm. Arab không phải là tiếng mẹ đẻ của cô ấy. Một nguồn tin nói với chúng tôi rằng cô ta đến từ Ấn Độ".
Nhóm nghiên cứu chống khủng bố Canada iBRABO cuối năm ngoái cho biết họ đã xác định danh tính một phụ nữ rời Canada đến tiền tuyến của IS. Cô ta để lộ vị trí của mình trên Twitter khi đến các thành phố bị IS kiểm soát ở Syria và Iraq.
Khi theo dõi chức năng định vị qua di động trên Twitter của phụ nữ này, nhóm kết luận việc di chuyển của cô ta "thể thiện xu hướng đang gia tăng là phụ nữ đóng vai trò tích cực hơn trong việc hỗ trợ nam chiến binh. Họ thu thập tình báo, đảm bảo thực thi luật Sharia của Hồi giáo, và thậm chí còn trừng phạt những phụ nữ được cho là vi phạm luật Sharia".
Trung tâm Nghiên cứu Cực đoạn và Bạo lực Chính trị tại London (ICSR) ước tính ít nhất 20.000 người nước ngoài đã tham gia vào xung đột Syria ở Iraq, trong đó có khoảng 4.000 người là công dân phương Tây. Viện Đối thoại Chiến lược ước tính khoảng 550 người trong số này là nữ.
Giám đốc ICSR Peter Neumann cho biết khoảng 80% chiến binh nước ngoài từ các nước phương Tây đến Trung Đông đã gia nhập IS do bị hấp dẫn bởi hệ tư tưởng và chiến dịch tuyên truyền tinh vi của nhóm cực đoan.
Không chỉ còn là "cô dâu jihad"
Cho đến nay, vai trò đáng chú ý nhất của phụ nữ trong cuộc xung đột chỉ tập trung vào việc làm "cô dâu jihad", tức là kết hôn với các chiến binh cực đoan.
Ba nữ sinh Anh hồi tháng hai được cho là đã đi qua Thổ Nhĩ Kỳ sang Syria để gia nhập IS. Gia đình và chính quyền Anh nhiều lần kêu gọi họ trở về nhà. 9 sinh viên y khoa Anh được cho là đã vượt biên vào khu vực do IS kiểm soát hồi tháng ba. 4 người trong số này là nữ và cha mẹ đang cố gắng thuyết phục họ về nhà. Bộ Nội vụ Anh tuyên bố nếu trở về Anh, các sinh viên sẽ không bị truy tố theo luật chống khủng bố nếu họ có thể chứng minh họ không chiến đấu cho IS.
Theo Jayne Huckerby, chuyên gia từ Đại học Duke, Bắc Carolina, xu hướng mới đã làm lung lay quan niệm của phương Tây rằng phụ nữ chẳng có vai trò nào ngoài việc làm vợ các chiến binh. Đồng thời, điều này thể hiện sự thay đổi của IS trong cách nhìn nhận vai trò của nữ giới trong hàng ngũ.
"Một số phụ nữ phương Tây đến với IS đã bày tỏ sự sẵn sàng chiến đấu. Họ muốn trở thành Jihad Jane (nữ chiến binh jihad)", Huckerby nói.
Bà cho biết sự thay đổi này được thể hiện trong tuyên bố mới của lữ đoàn toàn thành viên nữ Al-Khansaa thuộc IS, có nhiệm vụ truy lùng và bắt giữ những phụ nữ vi phạm quy tắc nghiêm ngặt của IS về đạo đức.
Bản tuyên bố cho rằng phụ nữ được phép từ bỏ vai trò nội trợ và trực tiếp đóng góp cho phong trào "nếu kẻ thù tấn công đất nước mà không có đủ đàn ông để bảo vệ và được sự cho phép của lãnh đạo Hồi giáo".
Việc phụ nữ chiến đấu trong thế giới Hồi giáo từng có tiền lệ, David Romano, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Missouri và là chuyên gia về nữ chiến binh cho biết. Ông dẫn chứng vụ bắt cóc con tin trong nhà hát Moscow tháng 10/2002 làm ít nhất 170 người thiệt mạng ,trong đó có 40 kẻ tấn công gồm cả nam lẫn nữ, tuyên bố trung thành với phong trào ly khai Hồi giáo ở Chechnya.
Khoảng 140 km về phía đông bắc Sinjar, trên chiến trường quanh Teleskuf, một vị tướng của lực lượng người Kurd, Wahid Koveli, cũng từng nghe thấy tiếng liên lạc của nữ chiến binh IS trên bộ đàm ít nhất hai lần.
"Nữ chiến binh bắt đầu xuất hiện trên tiền tuyến", Koveli nói. Việc này có thể do IS đang gặp khó khăn và bắt đầu tận dụng tất cả nhân lực để giúp họ chiến đấu".
Phương Vũ
Theo Reuters
Malaysia tăng hợp tác chống cướp biển với các nước ASEAN Tổng Giám đốc Cơ quan thực thi Luật biển Malaysia (MMEA), Đô đốc Mohd Amdan Kurish cho biết nước này muốn xây dựng nhiều mạng lưới hợp tác hơn nữa với các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong hoạt động chống cướp biển. Tổng Giám đốc Cơ quan thực thi Luật biển Malaysia (MMEA), Đô đốc...