Mỹ đồng thời bắn phá al-Qaeda, IS tại Syria
Liên minh do Mỹ dẫn đầu hôm nay đã tiến hành các vụ không kích chống lại các mục tiêu của nhánh al-Qaeda tại Syria, Mặt trận Al-Nusra, và tổ chức phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), một tổ chức giám sát cho biết.
Mỹ đã điều động các máy bay chiến đấu, ném bom để không kích IS.
Theo Tổ chức quan sát nhân quyền Syria (SOHR) có trụ sở tại London (Anh), các cuộc tấn công đã nhằm vào một khu vực tại tỉnh Aleppo ở phía tây Syria, tiêu diệt 30 tay súng của al-Qaeda.
Mỹ coi Nusra là một nhóm khủng bố mặc dù gần đây Washington đã chú trọng hơn vào nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo khi Washington thành lập một liên minh để đối phó với các phần tử thánh chiến tại Syria và Iraq.
Nusra đã chiến đấu chống lại IS tại các khu vực của Syria, và cũng chiến đấu sát cánh cùng các nhóm nổi dậy Hồi giáo và hôn hòa chống lại chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Mỹ, các đồng minh Ả-rập bắn phá 20 mục tiêu IS tại Syria
Tổ chức SOHR ngày 23/9 cũng cho biết, Mỹ và các đồng minh Ả-rập đã tiến hành khoảng 20 cuộc không kích chống lại các mục tiêu của IS tại thành trì của nhóm phiến quân này ở tỉnh Raqqa, miền bắc Syria.
“Liên minh quốc tế đã oanh kích các địa điểm, căn cứ, các chốt kiểm soát của IS tại thành phố Raqqa, và gần các thị trấn Tabqa, Ain Eissa và Tal Abyad, tiêu diệt các phiến quân”, SOHR cho hay.
Lầu Năm Góc xác nhận các máy bay chiến đấu, ném bom và tên lửa Tomahawk đã được sử dụng trong các cuộc không kích tại Syria.
Video đang HOT
Mỹ đã không kích IS tại tỉnh Raqqa và nhóm Hồi giáo cực đoan Mặt trận Al-Nusra tại Aleppo, miền bắc Syria.
Mỹ cho hay 5 quốc gia Ả-rập – gồm Bahrain, Jordan, Qatar, Ả-rập Xê-út, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) – đã tham gia hoặc hỗ trợ các cuộc không kích của Mỹ.
Jordan đã trở thành quốc gia Ả-rập đầu tiên lên tiếng xác nhận rằng các máy bay chiến đấu của nước này đã tham gia các cuộc không kích của Mỹ chống lại IS tại Iraq và Syria.
Mỹ thông báo trước cho Syria về các vụ tấn công
Bộ ngoại giao Syria cho hay Mỹ đã báo trước cho chính quyền Syria về các vụ tấn công chống lại các mục tiêu của IS.
“Mỹ đã thông báo cho đại diện Syria tại Liên hợp quốc rằng các vụ không kích sẽ được tiến hành nhằm chống lại tổ chức khủng bố IS tại Raqqa”, một phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Syria nói trong một tuyên bố gửi tới các cơ quan báo chí địa phương.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói rằng Mỹ không coi chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Assad là một đồng minh trong chiến dịch đối phó với IS, nhưng luật pháp quốc tế đòi hỏi phải có sự cảnh báo trước khi khai hỏa. Nếu Washington không thông báo cho Damascus, Mỹ có thể vi phạm chủ quyền Syria.
IS hiện đang kiểm soát các khu vực rộng lớn tại Iraq và Syria. CIA ước tính tổ chức này có tới 31.000 tay súng.
Kể từ đầu tháng 8, Mỹ đã tiến hành hơn 190 cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của IS tại Iraq.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Chính phủ mới tại Pháp "thoát hiểm" gang tấc
Chính phủ mới của tân Thủ tướng Manuel Valls đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội với tỷ lệ sít sao, bất chấp những bất đồng trong nội bộ gần đây về những biện pháp kinh tế khắc khổ.
Tổng thống Hollande và thủ tướng Valls đang chịu nhiều chỉ trích
Các nghị sỹ tại quốc hội Pháp ngày 16/9 đã bỏ phiếu với tỉ lệ 269 phiếu thuận, 244 phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu về các chính sách của chính phủ.
Trước đó thủ tướng Valls đã bảo vệ những cải cách mà nội các của ông đưa ra, cho rằng nó không nhằm mục đích hủy hoại phúc lợi xã hội.
Theo kết quả thăm dò dư luận, hiện tỷ lệ cử tri ủng hộ Tổng thống Francois Hollande chỉ còn 13%, với gần 2/3 số người được hỏi muốn ông từ chức.
Uy tín của ông Hollande đã bị giảm sút do sự bất đồng trong nội các, và bị chỉ trích trong một cuốn sách do cựu đệ nhất phu nhân Valerie Trierweiler xuất bản.
Ông cũng đối mặt với sự trở lại chính trường của cựu Tổng thống theo đường lối trung tả Nicolas Sarkozy.
Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vừa qua do chính thủ tướng Valls đề nghị thực hiện, nhằm vận động sự ủng hộ đối với các kế hoạch kinh tế của chính phủ, và cũng là để loại bỏ những người đối lập trong nội bộ đảng mình.
Phát biểu trước cuộc bỏ phiếu, ông Valls thừa nhận nội các đã đánh mất sự tin cậy của nhiều cử tri. "Tôi biết công chúng pháp không còn tin vào chúng tôi - họ đã chán trường với những bất ngờ chính trị trong vài tuần qua; điều này thật đáng xấu hổ", ông Valls nói. "Nhưng nhiệm vụ duy nhất của tôi đó là tiến lên phía trước và quản lý".
Tâm điểm của những tranh cãi chính trị hiện tại là kế hoạch cắt giảm chi tiêu và các chính sách hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp, vốn đã gây bất đồng sâu sắc trong đảng Xã hội Pháp. Nhiều nghị sỹ cảnh tả trong đảng này đã đe dọa bỏ phiếu trắng trước cuộc bỏ phiếu.
Ngoài tỷ lệ thất nghiệp ở mức 10% cùng tăng trưởng kinh tế èo uột, chính phủ Pháp còn đang phải thừa nhận rằng họ sẽ không thể đưa thâm hụt ngân sách xuống dưới mức trần cho phép của EU trước năm 2017.
Trong khi đó, dự kiến cuối tuần này, ông Sarkozy sẽ trở lại chính trường, với mục tiêu lãnh đạo đảng UMP đối lập trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2017.
Các nguồn tin cho biết ông Sarkozy quyết định trở lại do "sự yếu kém" của Tổng thống Francois Hollande, cũng như sự thiếu vắng một lãnh đạo cho phe đối lập, trong khi đảng Mặt trận dân tộc đang ngày càng nổi lên.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ BBC
Al-Qaeda kêu gọi các nhóm thánh chiến đoàn kết chống lại liên minh của Mỹ Al-Qaeda đã hối thúc các nhóm phiến quân tại Iraq và Syria dẹp bỏ các khác biệt và đoàn kết để chống lại liên minh của Mỹ trước các cuộc không kích chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo tại Syria Các tay súng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Trong một tuyên bố được tải lên mạng ngày 16/9, nhóm...