Thủ tướng Đức thăm Mỹ: Chung hướng, khác đường
Cuộc gặp tại Washington D.C. sẽ là cơ hội để ông Olaf Scholz và ông Joe Biden tìm kiếm giải pháp cho tình trạng “chung hướng, khác đường” hiện nay.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. (Nguồn: DW)
Ngày 1/3, Thủ tướng Đức Olaf Scholz thăm Mỹ lần đầu tiên kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre gọi đây là “cơ hội để tái khẳng định sự gắn kết chặt chẽ của tình hữu nghị giữa Mỹ và Đức, một đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO)”.
Ông John Kirby, điều phối viên phụ trách truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ lại khẳng định, xung đột Nga-Ukraine chắc chắn sẽ là một vấn đề trọng tâm, nhấn mạnh Washington “đánh giá cao” những gì Berlin đã làm để hỗ trợ chính quyền Kiev.
Video đang HOT
Trên thực tế, quan hệ Mỹ-Đức dưới thời ông Scholz và ông Biden đã chuyển biến theo hướng tích cực hơn so với thời ông Donald Trump và bà Angela Merkel, nhất là sau khi Washington và Berlin “cùng chung chí hướng” về Moscow.
Tuy nhiên, còn đó những rào cản mà hai nước đồng minh thân thiết trong NATO chưa thể tháo gỡ. Một trong số đó là về thương mại. Đức cùng Pháp là hai nước châu Âu phản đối gay gắt Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cùng Bộ trưởng Kinh tế, Tài chính và An ninh số Pháp Bruno Le Maire thậm chí đã nêu lập trường ngay tại Washington D.C. ngày 7/2, sau buổi gặp gỡ với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo. Việc gỡ bỏ các rào cản thương mại Mỹ chắc chắn sẽ xuất hiện trong cuộc thảo luận giữa ông Olaf Scholz và ông Joe Biden.
Thậm chí, về viện trợ cho Ukraine, hai bên vẫn tồn tại một số khác biệt. Trước thềm chuyến thăm, ngày 27/2, Phó phát ngôn chính phủ Đức Wolfgang Buchner đã phủ nhận tuyên bố của Nhà Trắng cho rằng, Washington chỉ đồng ý chuyển giao xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams cho Ukraine do bị Berlin thúc ép.
Thái độ thận trọng của Đức cũng ít nhiều tương phản với các gói viện trợ Ukraine khổng lồ của Mỹ, hiện đã lên tới 76 tỷ USD, trong đó 46 tỷ USD là viện trợ quân sự.
Khi đó, cuộc gặp tại Washington D.C. sẽ là cơ hội để ông Olaf Scholz và ông Joe Biden tìm kiếm giải pháp cho tình trạng “chung hướng, khác đường” hiện nay.
Thủ tướng Đức: Ukraine 'không khôn ngoan' khi tấn công lãnh thổ Nga bằng vũ khí phương Tây
Theo các bên ký kết cái gọi là "bản tuyên ngôn vì hòa bình", điều này có nguy cơ dẫn đến "sự trả đũa hạt nhân".
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: Politico
Theo mạng tin EURACTIV.de (Đức), Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây cho biết sẽ không khôn ngoan nếu Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng vũ khí mà họ nhận được từ phương Tây, vì nhiều người Đức ngày càng lo ngại kịch bản này có thể xảy ra.
Khi hỗ trợ quân sự cho Ukraine từ phương Tây đã vượt mốc 50 tỷ euro, một số người lo sợ về khả năng sẽ xảy ra trong trường hợp Ukraine giành ưu thế.
Phát biểu với đài truyền hình ZDF trong một cuộc phỏng vấn, ông Scholz nói: "Sẽ không khôn ngoan nếu vũ khí chúng tôi cung cấp hiện nay được sử dụng để tiến hành các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga. Nhưng theo luật pháp quốc tế, rõ ràng là mọi thứ chúng tôi làm đều được cho phép".
Tuy nhiên, nhiều người ở Đức lo ngại lực lượng Ukraine có thể tiến hành một cuộc tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga nếu họ thành công trong việc đẩy lùi các lực lượng của Moskva. Theo các bên ký kết cái gọi là "bản tuyên ngôn vì hòa bình", điều này có nguy cơ dẫn đến "sự trả đũa hạt nhân".
Phát động một cuộc tấn công vào Nga "là điều mà chúng tôi đã thảo luận và đồng ý rằng điều này không nên xảy ra", Thủ tướng Scholz nói thêm.
Vào tháng 5/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khẳng định về "những gì Mỹ sẽ không làm ở Ukraine" trên tờ New York Times, trong đó ông tuyên bố rằng Washington "không khuyến khích hoặc tạo điều kiện cho Ukraine tấn công ra ngoài biên giới của mình".
Theo ông Scholz, cách tiếp cận này tiếp tục là nguyên tắc định hướng hỗ trợ (của phương Tây) cho Ukraine. Nhà lãnh đạo Đức kết luận: "Tất cả chúng tôi đều phải hành động phù hợp".
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức đối mặt với 'quả bom hẹn giờ' trong quân đội "Tuần trăng mật" của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức có thể sớm kết thúc khi ông Pistorius phải đối mặt với những thách thức về cải cách và ngân sách cho quân đội. Đức đã đồng ý viện trợ xe tăng Leopard cho Ukraine sau nhiều tháng trì hoãn. Ảnh: Politico Theo tờ Politico ngày 25/2, Bộ trưởng Quốc phòng mới của...