Thủ tướng Đức phản đối ông Putin về việc Crimea đòi sáp nhập vào Nga
Thủ tướng Đức Angela Merkel vào ngày 9.3 đã lên tiếng phản đối Tổng thống Nga Vladimir Putin vì ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý tại vùng Crimea thuộc Ukraine quyết định kiến nghị sáp nhập vào Nga, đồng thời cho rằng cuộc trưng cầu dân ý này bất hợp pháp và vi phạm hiến pháp Ukraine.
Thủ tướng Đức Angela Merkel – Ảnh: Reuters
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh David Cameron và Thủ tướng Đức Merkel ngày 9.3, ông Putin khẳng định chính quyền khu tự trị Crimea là hợp pháp dựa trên luật pháp quốc tế và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dân ở Crimea, theo AFP.
Tuy nhiên, chính phủ Đức đã đưa ra thông báo tuyên bố xem cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea là bất hợp pháp.
Video đang HOT
“Điều này vi phạm hiến pháp Ukraine và luật pháp quốc tế”, theo thông báo từ chính quyền Thủ tướng Merkel.
Bà Merkel cũng cho biết bà lấy làm tiếc vì cộng đồng quốc tế đã không thành lập một “nhóm liên lạc quốc tế” để tìm ra giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng tại Ukraine, đồng thời cho rằng việc này cần làm ngay.
Vào tuần trước, nữ thủ tướng Đức cảnh báo nếu nhóm liên lạc quốc tế không được thành lập trong vài ngày tới và không có tiến triển gì trong đàm phán với phía Nga, thì Liên minh châu Âu (EU) sẽ trừng phạt Nga thông qua các biện pháp như cấm thị thực du lịch và đóng băng tài sản.
Giới quan sát nhận định Đức, quốc gia phụ thuộc nặng nề vào dầu và khí đốt Nga, cho đến nay vẫn luôn tỏ ra thận trọng hơn so với các nước châu Âu khác khi bàn về tình hình Ukraine.
Berlin đã yêu cầu các đồng minh phương Tây cho Nga thêm thời gian trước khi đưa ra bất kỳ lệnh trừng phạt nào đối với Moscow.
Theo TNO
Nữ hoàng khí đốt không muốn làm thủ tướng Ukraine
Lãnh đạo phe đối lập Ukraine Yulia Tymoshenko hôm qua cho biết bà không tìm kiếm cơ hội trở thành thủ tướng trong chính phủ liên minh mới thành lập.
Bà Yulia Tymoshenko phát biểu sau khi được trả tự do hôm 22/2. Ảnh: Reuters
"Thông tin cho rằng tôi được xem xét đưa lên làm thủ tướng Ukraine thật sự là một điều bất ngờ",AFP dẫn thông cáo chính thức của bà Tymoshenko. "Vấn đề này chưa được đồng ý hay thảo luận với tôi. Xin cảm ơn sự tôn trọng của các bạn, nhưng tôi yêu cầu các bạn không coi tôi như ứng viên cho vị trí người đứng đầu chính phủ".
Khi được hỏi về khả năng tranh cử vào vị trí tổng thống trong cuộc bầu cử 25/5, bà Natalia Lysova, phát ngôn viên của Tymoshenko, cho biết "đây không phải là thời điểm thích hợp cho điều này" và chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra.
Trong cuộc điện đàm hôm qua với Thủ tướng Đức Angela Merkel, bà Tymoshenko tranh thủ sự ủng hộ của Berlin và tuyên bố sẽ sớm gặp nữ thủ tướng Đức.
Thủ tướng Merkel bày tỏ tin tưởng rằng sự quay trở lại của bà Tymoshenko là nhân tố quan trọng cho sự ổn định của Ukraine, duy trì thống nhất đất nước và giúp Kiev đi theo lộ trình cải cách của châu Âu.
Cũng hôm qua, bà Merkel đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Lãnh đạo hai nước đạt được đồng thuận về việc đảm bảo "toàn vẹn lãnh thổ" của Ukraine.
"Cả hai đều đồng ý rằng Ukraine cần nhanh chóng thành lập một chính phủ có khả năng hành động và sự toàn vẹn lãnh thổ phải được đảm bảo", ông Steffen Seibert, người phát ngôn chính phủ Đức, cho biết. "Họ nhấn mạnh lợi ích chung của mình trước sự ổn định của Ukraine trên cả khía cạnh chính trị lẫn kinh tế".
Trong một diễn biến khác, đã có lệnh bắt giữ cựu Bộ trưởng Thu nhập Ukraine Oleksander Klimenko và cựu Tổng công tố Viktor Pshonka. Quyền Bộ trưởng Nội vụ mới Arsen Avakov cho biết thêm cảnh sát đang làm việc với cơ quan an ninh nhà nước và văn phòng công tố để điều tra "những tội ác nghiêm trọng chống lại người dân Ukraine của một số nhà lãnh đạo nhà nước trước đây".
Theo Xahoi
Đức, Pháp giục Mỹ hợp tác tình báo sau vụ Thủ tướng Đức bị theo dõi Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 24.10 đã lên tiếng yêu cầu Mỹ ký kết một thỏa thuận "không do thám" với Berlin và Paris vào cuối năm 2013, nói rằng việc Washington do thám hai đồng minh châu Âu thân cận cần phải được chấm dứt. Thủ tướng Đức Angela Merkel tham dự hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels (Bỉ) -...