Thủ tướng Đức mang gì trong vali khi thăm Ukraine?
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã mang theo một chiếc vali to trong chuyến thăm thủ đô Kyiv của Ukraine ngày 2.12, gây ra nhiều tò mò về đồ vật gì được chứa bên trong.
Ngày 2.12, Thủ tướng Đức Olaf Scholz có chuyến thăm không báo trước đến Kyiv, chuyến đi đầu tiên của nhà lãnh đạo đến Ukraine trong 2 năm rưỡi. Thay vì mang theo chiếc cặp da thường thấy, ông Scholz lần này xách theo chiếc vali màu bạc to khi bước ra từ đoàn tàu.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và chiếc vali mà ông mang theo đến Ukraine. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH UNN
Theo trang UNN, trong cuộc họp báo sau đó, khi được hỏi về chiếc vali, Thủ tướng Scholz đáp: “Bạn muốn biết chi tiết đến mức nào? Trong đó có những đồ dùng cần thiết thường mang để đi đường thôi”.
Trước đó, các cư dân mạng đã có những bình luận hài hước và chế ảnh ông Scholz cầm vali. Một số tài khoản nói rằng ông mang theo cà phê và bánh mì, số khác nói ông đích thân mang theo gói viện trợ vũ khí trị giá 650 triệu euro cho Ukraine. Một số người cho rằng Thủ tướng Đức bỏ chiếc cặp da yêu thích của ông trong chiếc vali. Theo hãng thông tấn dpa, ông Scholz luôn mang bên mình chiếc cặp da mà ông đã dùng từ thời còn là luật sư cách đây khoảng 40 năm.
Một số người còn chế lại bức ảnh, thay hình chiếc vali bằng hình tên lửa Taurus, loại vũ khí mà Ukraine đã đề nghị Đức cung cấp nhưng nước này đến nay vẫn từ chối.
Điểm xung đột: ông Trump ra tối hậu thư về con tin; vũ khí phương Tây có chất, yếu lượng
Trong chuyến thăm, Thủ tướng Scholz đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và tái khẳng định sự ủng hộ của Đức với Ukraine trước chiến dịch quân sự của Nga. “Tôi muốn nói rõ ở đây rằng Đức sẽ vẫn là nước ủng hộ mạnh nhất của Ukraine tại châu Âu”, ông Scholz phát biểu.
Ông Scholz trước đó đã đến Kyiv vào tháng 6.2022 cùng với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ý khi đó Mario Draghi, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của ba nhà lãnh đạo châu Âu kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2.2022.
Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Scholz, Đức đã trở thành nhà tài trợ quân sự lớn thứ hai của Ukraine sau Mỹ. Tuy nhiên, ông Scholz bị chỉ trích vì cách tiếp cận thận trọng đối với một số vấn đề chính, chẳng hạn như việc ông từ chối cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraine, theo The Kyiv Independent.
Đức bình luận khả năng phản công của Ukraine, phớt lờ các đề xuất của Tổng thống Zelensky
Dẫn một số nguồn tin, tờ Bild đưa tin Bộ Quốc phòng Đức tin rằng Kiev sẽ không thể tiến hành phản công trong thời gian tới.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo ở Berlin ngày 16/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin, Bộ Quốc phòng Đức không tin Ukraine sẽ sớm có thể thực hiện phản công. Đồng thời, nguồn tin cho hay quân đội Đức (Bundeswehr) sẽ không tiếp tục cung cấp vật tư hạng nặng cho Ukraine.
"Việc chuyển giao đã hoàn tất", tờ báo viết, trích dẫn một tài liệu nội bộ của Bộ Quốc phòng Đức. Do đó, Berlin sẽ không cung cấp thêm xe tăng Leopard 2 cho Kiev, mặc dù lực lượng vũ trang Đức vẫn có khoảng 300 xe tăng chiến đấu chủ lực này trong kho.
Theo báo cáo, quyết định tương tự cũng được áp dụng với xe chiến đấu bộ binh và lựu pháo tăng.
Cũng theo tờ Bild, Berlin đã phớt lờ 2 yêu cầu chính mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề xuất trong chuyến công du châu Âu vừa qua, theo "kế hoạch chiến thắng" của ông. Hai yêu cầu này bao gồm bật đèn xanh cho các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga (yêu cầu phải có tên lửa Taurus của Đức, cùng một số yêu cầu khác) và đẩy nhanh tư cách thành viên Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho Ukraine.
"Thủ tướng Đức Olaf Scholz không đưa ra câu trả lời 'không' dứt khoát, nhưng cũng không có câu trả lời tích cực nào. Hơn nữa, việc ông Scholz nói về khoản viện trợ hàng tỷ USD đã cam kết cho Ukraine tại một cuộc họp báo với ông Zelensky chỉ là lời nói suông", tờ Bild viết. Gói viện trợ này không bao gồm bất kỳ vũ khí mới nào vì số tiền và các dự án được đề cập trên thực tế đã được phê duyệt và viện trợ vào năm ngoái.
Đức là nhà cung cấp quân sự lớn thứ hai cho Ukraine, sau Mỹ vào thời điểm hiện tại. Quốc gia này đã phân bổ kinh phí để hỗ trợ quân sự cho Kiev và cam kết chi trả cho các khoản chi phí trong tương lai lên tới khoảng 28 tỷ euro. Tuy nhiên, so với năm nay, Đức sẽ giảm một nửa viện trợ quân sự cho Ukraine trong năm 2025, theo dự thảo ngân sách.
Về phần mình, Moskva đã nhiều lần cảnh báo về nguy cơ xung đột ở Ukraine biến thành một cuộc chiến tranh nóng với NATO nếu khối này cho phép Kiev sử dụng các hệ thống tầm xa để tấn công Nga.
Xung đột Nga - Ukraine đã kéo dài hai năm rưỡi mà chưa có dấu hiệu chấm dứt. Hôm 12/10, Nga tuyên bố lực lượng nước này đã phát động các cuộc tấn công trên diện rộng vào các cơ sở năng lượng của Ukraine.
Theo đó, lực lượng Moskva đã tiến hành các cuộc tấn công hiệu quả các địa điểm lưu trữ vũ khí và các cơ sở năng lượng của các thực thể quân sự Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng của Nga đã tiếp tục trấn áp cuộc tấn côn lược của Ukraine vào khu vực Kursk.
Trong khi đó, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine cùng ngày tuyên bố quân đội của họ đã có 94 trận giao tranh với lực lượng Nga ở các khu vực tiền tuyến ở miền Đông Ukraine tính đến chiều ngày 12/10. Các trận chiến ác liệt nhất xảy ra theo hướng Kurakhovo.
Phía Ukraine cũng cho biết quân đội của họ đang giữ vững vị trí và đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga.
Thủ tướng Đức chia sẻ về cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Trump Thủ tướng Đức Olaf Scholz chia sẻ ông thực sự ngạc nhiên theo hướng tích cực về cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Donald Trump, diễn ra không lâu sau cuộc bầu cử Mỹ. Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong cuộc họp báo tại Berlin. Ảnh: Kyodo/TTXVN Trong cuộc trả lời phỏng vấn được tờ Suddeutsche Zeitung (Đức) đăng tải hôm...