Thủ tướng Đức làm cô bé đến từ Palestine bật khóc
Nhà chính trị, ngoại giao lão luyện Angela Merkel đã làm một cô bé tuổi teen đến từ Palestine bật khóc, sau đó luống cuống không biết cách giải quyết. Cuối cùng, bà cũng dỗ dành cô bé nhưng cách dỗ lại bị thiên hạ chỉ trích, chế giễu khắp nơi.
“Merkel vuốt ve” đang là trào lưu mới trên mạng xã hội sau vụ Thủ tướng Đức cố “an ủi” cô bé người Palestine – Ảnh: AFP
Bài toán khó dành cho bà Merkel xảy ra tại một diễn đàn dành cho giới trẻ hôm 16.7, trong đó, ngài Thủ tướng Đức trả lời trực tiếp câu hỏi của một số người. Tại đây, một cô bé trạc 14 – 15 tuổi tên Reem cho biết cô là một người tị nạn Palestine đang có nguy cơ bị trục xuất về nước.
Hãng truyền thông BBC dẫn lời cô bé: “Cháu thực sự muốn được học đại học. Phải chứng kiến người khác đang tận hưởng cuộc sống trong khi mình không thể là điều quá khó khăn với cháu. Cháu không biết tương lai sẽ đi về đâu”.
Khi nói những lời này bằng tiếng Đức một cách rõ ràng, rành mạch, gương mặt Reem vẫn tươi cười. Dưới đây là câu trả lời của nữ chính trị gia thuộc vào loại lão luyện, quyền lực và uy tín nhất thế giới hiện nay: “Chính trị có thể rất nghiệt ngã… Cháu là một người rất đàng hoàng nhưng cháu cũng biết rằng có hàng ngàn, hàng ngàn người Palestine trong các trại tị nạn ở Lebanon. Nếu các bác bảo tất cả mọi người có thể đến, nếu các bác bảo mọi người châu Phi cũng có thể đến… các bác sẽ không thể xoay xở nổi”. Rồi bà kết luận :”Một số người sẽ phải quay về”.
Trong lúc bà thủ tướng còn đang tiếp tục thao thao bất tuyệt giải thích về chính sách nhập cư của Đức, cô bé đã bật khóc từ hồi nào. Đến lúc nhận ra điều đó, nhà ngoại giao luôn phải đối mặt với đủ tình huống khó xử sững đi vài giây không biết phải giải quyết thế nào. Rồi bà tiến đến vỗ lưng cô bé bảo rằng….”cháu làm tốt lắm”, ý khen ngợi cô bé về khả năng trình bày vấn đề.
Video đang HOT
Đến đây, ngay cả người dẫn chương trình trong diễn đàn hôm đó cũng phải thốt lên: “Ngài thủ tướng ạ, tôi không nghĩ rằng vấn đề ở đây là làm giỏi hay làm không giỏi. Vấn đề là cô bé đang ở trong một hoàn cảnh rất khó khăn”.
Bà Merkel trả lời tiếp: “Tôi biết rằng hoàn cảnh cô bé rất khó khăn và đó là lý do vì sao tôi muốn an ủi cô bé. Bởi vì chúng tôi không muốn đưa tất cả mọi người vào tình huống như thế này…”.
Trẻ con Palestine tị nạn ở Lebanon đang phải chịu cảnh khổ sở trăm bề – Ảnh: AFP
Người dẫn chương trình sau đó cố vớt vát cho ngài Thủ tướng, bảo rằng anh ta tôn trọng cách bà cố gắng giải thích các thách thức chính trị cho một đứa trẻ hiểu, theo Sky News.
Từ khóa Merkel strokes (Merkel vuốt ve) ngay sau đó lập tức trở thành trào lưu trên mạng xã hội.
Một cư dân Twitter viết: “#Merkel vuốt ve bằng bàn tay băng giá của một kẻ lạnh lùng”.
Thiên hạ tới tấp chỉ trích bà Merkel, bảo rằng bà lạnh lùng, không một tí thông cảm với tình cảnh của những người tị nạn khốn khổ, ngay cả trước ống kính. Kẻ khác thì bảo bà giỏi ngoại giao ở đâu chứ riêng chuyện giao tiếp với trẻ con là không ổn tí nào.
“Tuần này là quãng thời gian tuyệt vời cho ngoại giao Đức. Chỉ có điều là bà Merkel làm cho một đứa trẻ tị nạn phải khóc”, cư dân Berlarus tên Evgeny Morozov viết.
Ai cũng biết cả châu Âu, trong đó có nước Đức, đang phải vất vả vật lộn với làn sóng người nhập cư bất hợp pháp. Dự kiến đến cuối năm 2015, Đức phải xử lý chừng 400.000 đơn xin tị nạn, gấp đôi so với năm 2014. Tổ chức cánh hữu Pegida vừa tuần hành rầm rộ, chống lại cái mà họ gọi là “Hồi giáo hóa nước Đức”. Đảng mới nhất ở Đức là Alternative for Germany (AfD) thì chủ trương siết chặt nhập cư.
Nhưng đó là chuyện của người lớn. Cách mà bà Merkel tỏ ra quá lạnh lùng với một đứa trẻ vẫn cứ khiến bà bị thiên hạ chỉ trích tơi bời.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Sĩ quan Israel bắn chết cậu bé 17 tuổi Palestine vì ném đá vào xe quân sự
Một sĩ quan cao cấp Israel đã nổ súng bắn chết một thanh niên người Palestine vì anh này cùng nhóm người khác ném đá vào xe quân sự gần trạm kiểm soát ở Bờ Tây, sáng 3-7.
Phát ngôn viên quân đội Israel cho biết nhóm người Palestine đã có hành động quá khích là ném đá vào xe quân sự của lực lượng Quốc phòng Israel (IDF) ở trạm kiểm soát Qalandiya, gần thành phố Ramallah, trung tâm Bờ Tây sáng 3-7. Ông cho rằng hành động của nhóm người này thực hiện trong cự ly rất gần, gây nguy hiểm cho những người ở trong xe.
Ngay sau khi kính chắn gió bị vỡ, các binh sĩ có mặt trong đã bắn súng vào đám người ném đá. Trong đó, cậu thanh niên Mohammed Sami al-Ksbeh, 17 tuổi bị trúng những phát đạn chí mạng vào đầu và ngực. Anh này đã qua đời trong một bệnh viện tại thành phố Ramallah.
Trong khi các nhân chứng cáo buộc sĩ quan an ninh cao cấp Israel bắn trực tiếp vào đám đông thì phát ngôn viên quân đội nước này, Trung tá Peter Lerner khẳng định viên sĩ quan đó đã bắn cảnh cáo lên trời trước khi nổ súng vào nhóm người.
Ksbeh được chuyển đến bệnh viện sau khi bị bắn vào ngực và đầu
Ông Lerner xác nhận với truyền thông nhà nước, một đại tá Israel là chỉ huy Lữ đoàn ở Bờ Tây đã bắn Ksbeh. Truyền thống Israel đã đăng tải hình ảnh chiếc xe bị vỡ kính và hình ảnh Ksbeh thiệt mạng sau vụ việc.
Hàng trăm người từ trại tị nạn Qalandiya đã tập trung tại Trung tâm y tế Palestine để thương tiếc cái chết của cậu thanh niên 17 tuổi. Được biết, 2 người anh trai của Ksbeh cũng bị bắn chết trong một cuộc bạo động vào năm 2002, khi cố gắng trèo lên tường ngăn cách gần trại kiểm soát ở Qalandiya.
Trong khi quân đội Israel hiện diện rộng rãi trong khu vực Bờ Tây thì vụ việc trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh và mâu thuẫn căng thẳng với người tị nạn Palestine. Các nhà phân tích đánh giá đây là một trường hợp hiếm hoi khi một sĩ quan cấp cao Israel nổ súng vào người tị nạn Palestine.
Vụ việc này cũng là vụ mới nhất trong một chuỗi các sự cố gây tử vong ở Bờ Tây trong những tuần gần đây, với thương vong của cả hai bên. Căng thẳng đã leo thang ở Ramadan trong thời gian qua, đặc biệt khi cuộc đàm phán hòa bình do Mỹ làm trung gian hồi tháng 4-2014 bị phá vỡ.
Theo_An ninh thủ đô
Thủ tướng Ấn Độ hứng búa rìu dư luận vì "xem nhẹ phụ nữ" Hiện trên mạng xã hội xuất hiện hàng loạt chỉ trích sau khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chọn nhầm từ để khen ngợi nữ thủ tướng Bangladesh, bà Sheikh Hasina. Ông Modi nói rằng bà Hasina đã rất nỗ lực chống khủng bố "mặc dù là một phụ nữ". Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đồng cấp Bangladesh...