Thủ tướng Đức khẳng định dịch COVID-19 vẫn rất nghiêm trọng
Trong bối cảnh tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn phức tạp tại châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel mong muốn giới chức liên bang và bang nhất trí siết chặt hơn các quy định phòng bệnh, trong khi Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran khẳng định chưa thể đưa ra thời hạn kết thúc phong tỏa.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Berlin, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Trong tuyên bố đưa ra ngày 17/11, Thủ tướng Merkel cho rằng tình hình dịch bệnh bệnh tại Đức vẫn rất nghiêm trọng ngay cả khi số ca nhiễm không còn tăng nhanh. Tuyên bố trên được bà Merkel đưa ra sau khi các quan chức liên bang và bang quyết định hoãn quyết định áp đặt thêm các biện pháp hạn chế nhằm khống chế dịch bệnh cho đến ngày 25/11.
Thủ tướng Đức cho rằng dù tỷ lệ lây nhiễm hiện không còn theo cấp số nhân, song vẫn còn khá cao, đồng thời bày tỏ quan ngại tình hình dịch bệnh lây lan tại một số khu vực, trong đó có thủ đô Berlin. Do đó, theo bà, người dân cần tiếp tục hạn chế tiếp xúc. Bên cạnh đó, Thủ tướng Merkel cũng mong muốn có thể nhất trí với giới chức liên bang và bang về việc siết chặt các quy định phòng dịch trong cuộc họp ngày 17/11.
Thống kê của Viện Robert Koch (RKI) cho thấy, trong 24 giờ qua, Đức ghi nhận thêm 14.419 ca mắc COVID-19 và 267 trường hợp tử vong. So với 1 tuần trước, số ca nhiễm đã giảm 913 ca, song số người tử vong lại tăng 113 người. Theo bà Merkel, hiện có khoảng từ 30-40% người dân Đức dễ tổn thương với COVID-19, trong đó có người già và những người có bệnh lý nền. Chính vì vậy, kiểm soát được tình hình dịch bệnh cũng là giải pháp tốt nhất đối với nền kinh tế.
Video đang HOT
Ngày 2/11 vừa qua, Đức đã áp đặt phong tỏa trong vòng 1 tháng nhằm khống chế làn sóng lây nhiễm thứ 2 dịch COVID-19. trong khi các quán bar và nhà hàng phải đóng cửa, các trường học và cửa hàng vẫn mở cửa. Thủ tướng Merkel đã đề xuất áp đặt thêm các biện pháp phòng, chống dịch, trong đó có yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc tại các lớp học, hối thúc người dân và học sinh hạn chế tiếp xúc.
* Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cho rằng nước này đã kiểm soát được sự lây lan của virus SARS-CoV-2, song vẫn còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng, vì vậy, chưa thể nới lỏng các biện pháp phong tỏa toàn quốc lần thứ 2.
Do việc áp đặt lệnh giới nghiêm tại một số thành phố của Pháp hồi giữa tháng 10 không phát huy hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, nhà chức trách nước này đã áp đặt tình trạng phong tỏa trong vòng 1 tháng, từ ngày 30/10. Tuy nhiên, các biện pháp phong tỏa này được đánh giá ít nghiêm ngặt hơn so với các biện pháp được áp đặt từ ngày 17/3-11/5.
Phát biểu trên đài truyền hình BFM, ông Veran khẳng định nếu ngừng các nỗ lực khống chế dịch bệnh quá sớm, cũng như không thực thi nghiêm biện pháp phong tỏa, nước Pháp có thể lại chứng kiến làn sóng dịch bệnh gia tăng, phủ nhận toàn bộ nỗ lực của chính phủ và người dân trong những tuần qua.
Sau khi số ca nhiễm mới lên mức cao nhất trong 1 ngày vào ngày 7/11 (với 86.852 ca), con số này đã giảm mạnh. Ngày 16/11, số ca nhiễm mới tại Pháp ở mức 9.406 người, thấp nhất trong hơn 1 tháng. Tuy nhiên, số người phải nhập viện do COVID-19 đã lên mức cao nhất từ trước tới nay, với 33.497.
Dù tình hình dịch bệnh đã có tín hiệu tích cực, song Bộ trưởng Y tế Pháp khẳng định chưa thể nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch, và ông chưa thể đưa ra thời hạn kết thúc phong tỏa toàn quốc nhằm ngăn chặn dịch COVID-19. Do đó, nhà chức trách sẽ không dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại vào ngày 1/12.
Hiện Pháp đang là nước có số ca nhiễm cao thứ 4 thế giới, với khoảng gần 2 triệu người mắc bệnh, sau Mỹ, Ấn Độ và Brazil.
Thủ tướng Đức thăm Navalny
Thủ tướng Đức Merkel tới thăm lãnh đạo đối lập Nga Navalny khi ông đang điều trị tại một bệnh viện ở Berlin với lý do "ngộ độc".
Tờ Der Spiegel hôm 27/9 cho biết Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đến thăm Alexei Navalny tại bệnh viện Charite, Berlin, nơi ông trải qua 32 ngày điều trị sau khi nghi bị đầu độc.
Der Spiegel, một trong những tờ báo lớn nhất ở Đức, không tiết lộ nguồn tin. Người phát ngôn của bà Thủ tướng Merkel cũng từ chối bình luận về thông tin.
Navalny, lãnh đạo 44 tuổi của đảng Liên minh Nhân dân Nga đối lập, bất tỉnh khi đang trên chuyến bay từ Siberia đến Moskva hôm 20/8, sau đó được đưa tới Berlin để điều trị theo nguyện vọng của gia đình.
Alexei Navalny đăng ảnh chụp cùng vợ và hai con tại bệnh viện ở Berlin, Đức, hôm 15/9. Ảnh: Reuters/Navalny Instagram.
Bệnh viện Charite hôm 23/9 thông báo Navalny được xuất viện, nói thêm Navalny có thể phục hồi hoàn toàn, nhưng vẫn còn quá sớm để đánh giá những tác động lâu dài có thể xảy ra.
Anh và Đức tuyên bố Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok, hai phòng thí nghiệm độc lập tại Thụy Điển và Pháp sau đó cũng kết luận tương tự. Tuy nhiên, Nga liên tục khẳng định đây là cáo buộc "vô căn cứ".
Tổng thống Vladimir Putin Vladimir Putin còn cho rằng Navalny "có thể đã tự đầu độc mình" trong một âm mưu được lên kế hoạch kỹ lưỡng nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Nga. Ông cũng gọi Navalny là "kẻ gây rối trên Internet từng giả bệnh trong quá khứ".
Nga bức xúc vì Đức từ chối cung cấp hồ sơ y tế của Navalny Nga phong tỏa tài sản của Nalvany Putin nói Navalny 'có thể tự đầu độc' Navalny xuất viện Navalny yêu cầu giới chức Nga trả quần áo
Trung Quốc từ đối tác lâu năm đến đối thủ của Đức Mối quan hệ đối tác gắn bó hàng thập kỷ giữa Đức và Trung Quốc đang dần xa cách, đe dọa tham vọng phục hồi hậu đại dịch của Berlin. Đức từng là bên cung cấp những thiết bị, máy móc hiện đại giúp tạo động lực cho nền kinh tế Trung Quốc, đổi lại mối quan hệ với Bắc Kinh cũng giúp...