Thủ tướng Đức kêu gọi 27 nước EU đoàn kết, chung tiếng nói dứt khoát với Trung Quốc
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết Liên minh châu Âu (EU) phải có cùng tiếng nói trong các vấn đề với Trung Quốc, nếu muốn đạt được những thỏa thuận tham vọng nhằm bảo đảm lợi ích của liên minh này.
Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi các nước thành viên nên “có cùng tiếng nói” trong các vấn đề với Trung Quốc (Ảnh: Getty)
“Trung Quốc vừa là đối thủ kinh tế, nhưng cũng đồng thời là đối tác chiến lược của chúng ta,” bà Merkel phát biểu trước Thượng viện Đức (Bundesrat) hôm 3.7, “Để có quan hệ thành công với Trung Quốc và đại diện cho lợi ích của châu Âu một cách hiệu quả, chúng ta phải tuyên bố dứt khoát với cùng tiếng nói.”
Nhà lãnh đạo Đức cũng kêu gọi tất cả quốc gia thành viên EU nỗ lực bảo đảm thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc, thứ mà bà Merkel đã liên tục thúc đẩy trong vài năm qua. “Chỉ khi đồng lòng, 27 quốc gia thành viên EU mới có đủ trọng lượng để đạt được những thỏa thuận đầy tham vọng với Trung Quốc”, bà Merkel nói.
Video đang HOT
Thủ tướng Đức cũng cho biết thêm: “Dựa trên cuộc đối thoại cởi mở, chúng ta sẽ cùng thảo luận về luật pháp, nhân quyền và tương lai của Hong Kong, nơi chúng tôi quan ngại rằng nguyên tắc quan trọng ‘một quốc gia, hai chế độ’ đang bị xói mòn.”
EU hiện đang phải đối mặt với nhiều áp lực vì đã đặt lợi ích kinh tế lớn hơn vấn đề nhân quyền tại Đặc khu Hành chính Hong Kong, sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia mới tại đây vào đầu tuần này. Các quốc gia phương Tây cho rằng đạo luật đe dọa các quyền tự do mà Hong Kong được hưởng từ khi đặc khu này được Anh trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997.
Trong cuộc họp báo hôm 3.7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng “luật an ninh quốc gia mới ở Hong Kong sẽ bảo đảm một thiết chế mạnh mẽ hơn cho việc thực hiện ổn định và bền vững nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’.”
“Trung Quốc sẽ giúp đảm bảo an ninh, ổn định và thịnh vượng lâu dài tại Hong Kong, và bảo vệ các quyền và tự do hợp pháp của cư dân, cùng những quyền và lợi ích của các nhà đầu tư tại đây,” ông Triệu Lập Kiên tuyên bố.
Merkel lo quyền tự trị của Hong Kong bị xói mòn
Thủ tướng Đức Merkel quan ngại nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" mà Hong Kong được hưởng "bị xói mòn" sau khi Trung Quốc áp luật an ninh mới.
"Dựa trên cuộc đối thoại cởi mở, chúng tôi thảo luận về luật pháp, nhân quyền và tương lai của Hong Kong, nơi chúng tôi quan ngại rằng nguyên tắc quan trọng 'một quốc gia, hai chế độ' đang bị xói mòn", Thủ tướng Angela Merkel phát biểu hôm nay trước Hội đồng Liên bang Đức (Bundesrat), tức thượng viện.
Trước Bundesrat, Merkel đề cập đến ưu tiên trong nhiệm kỳ chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) của Đức, bao gồm một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
"Để có quan hệ thành công với Trung Quốc và đại diện cho lợi ích của châu Âu một cách hiệu quả, chúng ta phải tuyên bố dứt khoát với cùng tiếng nói", Merkel nói. "Chỉ khi đồng lòng, 27 quốc gia thành viên EU mới có đủ trọng lượng để đạt được những thỏa thuận đầy tham vọng với Trung Quốc".
EU đang đối mặt với áp lực từ các nhóm và nhà hoạt động nhân quyền, vốn không đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu, sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia mới tuần này. Các quốc gia phương Tây cho rằng đạo luật đe dọa các quyền tự do mà Hong Kong được hưởng từ khi Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc vào năm 1997.
EU muốn đạt được tiến bộ trong thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc sau 6 năm đàm phán, với các chuyển biến trong lĩnh vực ôtô, công nghệ sinh học và điện tử vi mô. EU cũng muốn Trung Quốc giới hạn hỗ trợ cho các công ty nhà nước.
Hồi tháng trước, người đứng đầu Văn phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc bày tỏ hoài nghi khả năng thỏa thuận được ký trong năm nay và lo ngại Trung Quốc đang dần rơi vào thế cô lập.
Thủ tướng Đức Angela Merkel (áo cam) cầm khẩu trang sau khi rời phiên họp tại Hội đồng Liên bang (Bundesrat), ngày 3/7. Ảnh: Reuters.
Luật an ninh Hong Kong, có hiệu lực từ ngày 1/7, hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Bắc Kinh bị nhiều nước chỉ trích khi áp luật an ninh mới với đặc khu hành chính Hong Kong. Những người biểu tình ủng hộ phe dân chủ tại Hong Kong và nhiều quốc gia cho rằng đạo luật vi phạm nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", vốn được quy định trong Tuyên bố chung Anh-Trung năm 1984, làm xói mòn quyền tự trị của Hong Kong.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và nhiều nghị sĩ Mỹ thể hiện sự bất bình khi Trung Quốc thông qua luật an ninh mới. Anh thông báo cho phép ba triệu người Hong Kong đủ điều kiện nhận hộ chiếu hải ngoại Anh, cùng những người phụ thuộc định cư ở nước này và có cơ hội nhập tịch. Quy định nhập cư mới sẽ được thực hiện "trong vài tháng tới", Bộ Ngoại giao Anh cho biết.
Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc cho rằng luật an ninh làm suy giảm quyền tự trị của Hong Kong. Bắc Kinh cũng yêu cầu các nước không can thiệp công việc nội bộ liên quan tới vấn đề Hong Kong.
Đức đặt mục tiêu EU thông qua gói phục hồi kinh tế 750 tỷ euro Đức đặt mục tiêu sẽ thông qua được gói phục hồi kinh tế 750 tỷ euro tại Thượng đỉnh EU sẽ diễn ra trong hai tuần nữa. Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron chiều 29/6 tại lâu đài Museberg, ngoại ô thủ đô Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, hai nước Đức và Pháp...