Thủ tướng dự khánh thành công trình đón làn sóng đầu tư tại Long An
Sáng ngày 21/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ khánh thành Khu công nghiệp Cầu cảng Phước Đông, được kỳ vọng là một điểm sáng trong thu hút đầu tư tại tỉnh Long An, đóng góp hiệu quả vào phát triển chung của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cùng các đại biểu dự Lễ khánh thành Khu công nghiệp Cầu cảng Phước Đông. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, lãnh đạo một số ngành và nhiều nhà đầu tư.
Long An là cửa ngõ, kết nối giữa TP. Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam bộ với vùng đồng bằng sông Cửu Long; là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Điều này giúp tỉnh có nhiều cơ hội thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước, phát triển các khu, cụm công nghiệp; phát triển kinh tế đối ngoại, xuất nhập khẩu hàng hóa, du lịch. Những huyện của tỉnh giáp ranh với TP. Hồ Chí Minh (như Bến Lức, Đức Hòa, Cần Đước, Cân Giuôc…) đã có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp và thu hút đầu tư, hoạt động rất hiệu quả.
Thời gian qua, tỉnh Long An có nhiều chuyển biến, phát triển vượt bậc, hiện thực hóa được các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế, với mức tăng trưởng cao, ổn định; tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 9,11%/năm.
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi lễ, bày tỏ ấn tượng về sự phát triển của Long An, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, điều ấn tượng nhất là đội ngũ cán bộ, lãnh đạo từ huyện đến tỉnh năng động, sáng tạo, đoàn kết, quyết tâm đưa Long An tiến lên. Vì vậy, tỉnh có nhiều hình thức thu hút đầu tư phong phú, nhất là xã hội hóa nguồn lực chứ không chỉ dựa vào nguồn lực Nhà nước; một số hạ tầng quan trọng được xây dựng nhanh chóng. Tỉnh quan tâm phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp đối với nền kinh tế như giải quyết tăng trưởng, việc làm, thu ngân sách, Thủ tướng ghi nhận nỗ lực của Long An trong thu hút đầu tư.
Theo Thủ tướng, việc phát triển các khu công nghiệp tập trung, xử lý tốt môi trường thì sẽ đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kể cả cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng nêu rõ, “chúng ta kêu gọi, thu hút đầu tư và các nhà đầu tư đã đến với mình, đến với Long An”. Ông yêu cầu địa phương phải luôn đồng hành, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19. Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện, các sở, ngành cần sâu sát hơn, kịp thời quan tâm, có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; phải luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động theo tinh thần Nghị quyết 02 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, “để làm sao mọi nhà đầu tư đến Long An đều có ấn tượng mạnh mẽ”.
Cho rằng tiềm năng nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Long An còn rất lớn, Thủ tướng đề nghị tỉnh tiếp tục chú trọng phát huy tiềm năng hiện có, phát triển hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn, cần xác định các ngành công nghiệp mũi nhọn có lợi thế tập trung phát triển, chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ logistic. Đối với nông nghiệp, tập trung ứng dụng công nghệ cao để nâng cao đời sống nông dân.
Đồng thời, tỉnh cần thực hiện hợp tác liên kết vùng để mở rộng khả năng tiếp cận thị trường; chú trọng liên kết với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, liên kết phát triển vùng Đồng Tháp Mười, nhất là trong đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối và bố trí không gian phát triển phù hợp, bảo đảm khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế để phát triển. Không có hạ tầng thì không thể phát triển, gồm cả hạ tầng số, hạ tầng năng lượng. “Vì vậy, tôi vẫn nhắc lại vấn đề phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Quy hoạch phải dài hơi, không chỉ có tầm nhìn 2021-2030 mà còn có tầm nhìn 2045″, Thủ tướng mong muốn Long An đóng góp vào mục tiêu phát triển Việt Nam hùng cường vào năm 2045.
Thủ tướng khẳng định, lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục quan tâm ủng hộ, tạo mọi điều kiện cho các địa phương, nhất là những địa phương năng động, dám nghĩ, dám làm, có ý tưởng đột phá để đưa địa phương tiến lên.
Thủ tướng cũng đề nghị, các doanh nghiệp, nhà đầu tư phải “lời nói đi đôi với việc làm”.
Tại buổi lễ, tỉnh trao giấy chứng nhận đầu tư cho nhiều dự án với tổng trị giá hơn 3 tỷ USD, tạo thêm động lực mới cho sự phát triển.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi thị sát Cảng quốc tế Long An, dự án khu công nghiệp, khu dịch vụ công nghiệp và cảng Long An./.
Huyện Hà Trung thu hút đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh
Với lợi thế nằm ở vị trí có nhiều tuyến giao thông trọng điểm, như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 217... cùng với nhiều cụm công nghiệp được quy hoạch đầu tư, huyện Hà Trung có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.
Mô hình trồng bưởi xã Hà Long.
Anh Nguyễn Mạnh Cường, ở xã Hà Ninh đã mạnh dạn thành lập Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Bamboo Vina chuyên chế biến nội thất, đồ gia dụng từ tre, luồng. Trong quá trình hoạt động, anh Cường nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là trong giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư kinh doanh, thuê đất xây dựng nhà xưởng sản xuất; tuyển dụng lao động... Nhờ vậy, chỉ sau một thời gian đi vào hoạt động, các sản phẩm của doanh nghiệp như bàn ghế, mặt bàn, khay, hộp, sàn tre... đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc và xuất khẩu sang một số thị trường như EU, châu Mỹ.
Với phương châm không chờ nhà đầu tư tìm đến mà chủ động tìm đến các nhà đầu tư, huyện Hà Trung đã tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước trong thu hút đầu tư; tập trung tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu được vị trí, tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư của huyện theo hướng thông thoáng, thuận lợi cho nhà đầu tư. Đồng thời, làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch thu hút đầu tư; đẩy mạnh giới thiệu, tìm kiếm, quảng bá, xúc tiến đầu tư để thu hút các dự án; thực hiện tốt cơ chế, chính sách của trung ương, của tỉnh trong công tác thu hút đầu tư; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác hướng nghiệp dạy nghề... Bên cạnh đó, trên địa bàn có 6 cụm công nghiệp, với tổng diện tích hơn 100 ha, huyện kêu gọi đầu tư hạ tầng để tạo thuận lợi về mặt bằng cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Hiện một số cụm công nghiệp như Hà Tân, Hà Phong đã cơ bản được lấp đầy. Huyện ưu tiên thu hút phát triển các ngành nghề mà địa phương có thế mạnh, như: sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc gia dụng, chế biến nông sản, lâm sản; ưu tiên, khuyến khích thu hút các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, ít gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, Hà Trung đã triển khai thực hiện một số quy hoạch lớn: Quy hoạch vùng huyện đến năm 2045, quy hoạch chung xây dựng các đô thị Hà Long, Hà Lĩnh đến năm 2040, đô thị Cừ (Yên Dương - Hà Bình), đô thị Gũ (Lĩnh Toại, Hà Hải, Hà Châu) đến năm 2045; điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Hà Trung đến năm 2035...
Với nhiều giải pháp đồng bộ, đến nay, huyện Hà Trung có 1.335 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; trong đó, khu vực Nhà nước 1 cơ sở là Nhà máy Thuốc lá Thanh Hóa, tạo việc làm cho khoảng 550 lao động, hàng năm nộp ngân sách Nhà nước khoảng 360 tỷ đồng; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, gồm 3 dự án: Công ty Giầy VENUS, Công ty May SUNNY, Công ty Bao bì Hàn Việt, giải quyết việc làm cho khoảng 8.000 lao động; khu vực ngoài quốc doanh 1.331 cơ sở, giải quyết việc làm cho khoảng 10.000 lao động. Kết quả thu hút đầu tư các dự án những năm qua đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện, giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động.
Thời gian tới, huyện Hà Trung tiếp tục nâng cao chất lượng xúc tiến đầu tư, xây dựng mối quan hệ thân thiện và nhất quán với nhà đầu tư, doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển. Nghiên cứu, ban hành và thực hiện các cơ chế hỗ trợ thu hút đầu tư của huyện phù hợp với các quy định của pháp luật. Chú trọng quảng bá, giới thiệu với doanh nghiệp trong nước, ngoài nước về tiềm năng, thế mạnh và cơ chế, chính sách thông thoáng của tỉnh, của huyện để đẩy mạnh thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về môi trường đầu tư; vận động Nhân dân ủng hộ việc triển khai các dự án trên địa bàn. Làm tốt công tác hỗ trợ, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để thu hút các dự án đầu tư. Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, cung cấp thông tin, công khai minh bạch các thông tin liên quan để thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế... Hà Trung sẽ thực hiện xây dựng, hoàn thiện, nâng cao chất lượng các quy hoạch làm cơ sở cho việc thu hút các dự án đầu tư, nhất là quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, quy hoạch của các địa phương, quy hoạch ngành và các sản phẩm chủ yếu. Trong công tác thu hút đầu tư, huyện Hà Trung cũng sẽ tập trung cải thiện môi trường đầu tư bằng việc công khai minh bạch các loại quy hoạch, nhất là quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng huyện. Đơn giản hóa các thủ tục đầu tư; xử lý nghiêm các hành vi sách nhiễu, gây phiền hà khi giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp.
Giặc lửa thiêu rụi hàng ngàn mét vuông vườn trái cây sát bên cụm công nghiệp Vụ hỏa hoạn xảy ra buổi tối ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đã thiêu rụi hàng ngàn mét vuông vườn cây ăn trái được bao bọc bằng bức tường xây kiên cố ngay sát cụm công nghiệp Hà Mỵ. Hiện trường vụ hỏa hoạn - Ảnh: N.N. Thông tin từ Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh Bình...