Thủ tướng: “Dự án không làm được sẽ cắt vốn, không thể cứ do dự mãi”
“Rà soát, xem lại từng dự án, cái nào không làm được thì thôi, đừng làm. Không làm được thì cắt vốn chứ không thể cứ do dự mãi được” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quán triệt tinh thần chỉ đạo về việc giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
Chiều 1/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về thúc đẩy giải ngân các nguồn vốn vay.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp để thúc đẩy việc giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kể từ khi nối lại quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế vào năm 1993 đến tháng 6/2017, Việt Nam đã ký kết các khoản vay và viện trợ không hoàn lại có giá trị khoảng 82,61 tỷ USD (trong đó vốn vay 74,92 tỷ USD).
Tính đến hết tháng 6/2017, có 810 chương trình, dự án đang triển khai với số vốn ODA và vốn vay ưu đãi còn lại chưa giải ngân khoảng 21,167 tỷ USD. Số vốn này sẽ giải ngân theo tiến độ hiệp định từ nay đến hết năm 2026, tuy nhiên, sẽ tập trung khối lượng lớn vào giai đoạn 2017 – 2020 là 17,485 tỷ USD. Để bảo đảm giải ngân số vốn còn lại đã ký kết, trong giai đoạn này trung bình mỗi năm cần giải ngân được 4,37 tỷ USD.
Năm 2017, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi có khả năng giải ngân khoảng 4,6 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm, đã giải ngân được 1,5 tỷ USD, bằng 32,6% dự kiến cả năm.
Sau khi lắng nghe các ý kiến tại cuộc họp, phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, vốn ODA đã có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước, phần lớn đã được sử dụng có hiệu quả.
Thủ tướng nêu rõ tinh thần phải bảo đảm giải ngân được hết số vốn ODA và vốn vay ưu đã đã ký kết theo tiến độ cả giai đoạn 2017 – 2020, đặc biệt là năm 2017.
Trăn trở trước việc 6 tháng đầu năm 2017 mới giải ngân được 1,5 tỷ USD, đạt 32,6%, Thủ tướng nhấn mạnh trong năm 2017, với những dự án chưa giải ngân được, chưa làm thủ tục thì phải điều chuyển vốn để làm sao giải ngân hết số vốn kế hoạch đã thông qua. Từng chủ dự án phải xem lại năng lực, trách nhiệm, phải tự rút lui khi thấy khả năng không thể triển khai được dự án hoặc tìm được nguồn khác mà không cần đến vốn vay ODA.
Video đang HOT
Thủ tướng cho rằng bên cạnh vướng mắc cố hữu như năng lực nhà thầu, giải phóng mặt bằng, chỉ đạo điều hành thì thay đổi dự toán là vấn đề cần quan tâm, thủ tục đầu tư xây dựng còn nhiều vướng mắc.
Để khắc phục những vướng mắc này, cập nhật định hướng thu hút vốn ODA và vốn vay ưu đãi phù hợp với tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện một số giải pháp như Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xem lại từng dự án, ưu tiên các dự án hoàn thành trong năm 2017. Ngành, đơn vị nào không làm được thì báo cáo để điều chỉnh.
Thủ tướng: “Cái gì ta làm được, dân ta làm được thì ta phải làm”.
“Không làm được thì thôi, đừng làm. Không làm được thì sẽ cắt vốn chứ không thể cứ do dự mãi được”, Thủ tướng nêu “tối hậu thư”.
Người đứng đầu Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập danh sách cần giải ngân trong năm 2017 mà thiếu vốn, không thuộc phạm vi của Chính phủ để báo cáo Thường vụ Quốc hội bổ sung các danh mục và cân đối bổ sung vốn ngoại trong kỳ họp Quốc hội sớm nhất.
Với các bộ, ngành, địa phương, cần chỉ đạo sát sao hơn nữa các cơ quan thực hiện dự án ODA và vốn vay ưu đãi, nhất là những dự án kết thúc trong năm 2017 – 2018, bảo đảm không gia hạn thời gian thực hiện, hạn chế điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư do nguyên nhân chủ quan; phối hợp với nhà tài trợ xây dựng, rà soát lại kế hoạch vốn hàng năm phù hợp với nhu cầu giải ngân, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp.
“Tất cả dự án vượt dự toán đều phải thẩm tra lại để có biện pháp xử lý, đặc biệt không để kéo dài”, Thủ tướng nói và giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan làm việc với các nhà tài trợ để sửa đổi các điều kiện vay vốn tại các hiệp định theo hướng nâng cao tính cạnh tranh trong việc lựa chọn nhà thầu tránh để tình trạng chỉ định các nhà thầu không đủ năng lực như trường hợp dự án đường sắt tuyến Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) hay nhà thầu dự án nước Hưng Yên.
Về định hướng thu hút ODA, vốn vay ưu đãi thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ: Sớm xây dựng kế hoạch năm 2018 kèm theo kế hoạch tài chính 3 năm trong đó có kế hoạch ODA.
“Cái gì ta làm được, dân ta làm được thì ta phải làm. Cái gì bức xúc, đặc biệt công trình hạ tầng, chúng ta chưa có khả năng vốn thì chúng ta kêu gọi”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh phải đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực trong nhân dân.
P.T
Theo Dantri
Thủ tướng: Không ngày nào Chính phủ không làm việc vì doanh nghiệp
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong thời gian qua, với nhiều sự kiện xúc tiến đầu tư, hàng trăm cuộc tiếp xúc và đối thoại với doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực, bình quân không có ngày nào Chính phủ và Thủ tướng không làm việc với doanh nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam sáng nay, 31.7. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)
Sáng nay, ngày 31.7, Hội doanh nhân trẻ Việt Nam (DNT) và sáng kiến phát triển khu vực tư nhân tiểu vùng Mekong MBI đã tổ chức Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam lần thứ 2 với chủ đề "Chương trình hành động của khu vực tư nhân từ Nghị quyết Trung ương 5".
Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn lời Chủ tịch Ngân hàng Thế giới đã nói trong năm 2014: "Việt Nam đang nắm giữ tương lai tươi sáng nhờ vào đội ngũ lãnh đạo và doanh nghiệp tư nhân năng động ở Đông Nam Á. Nếu có sự sáng tạo của khu vực này thì thành công nối tiếp thành công và hàng triệu người Việt Nam sẽ có việc làm, hướng tới sự thịnh vượng của thế giới".
"Tôi có cùng nhìn nhận với vị Chủ tịch này. Hiện quyết tâm chính trị và quan điểm của Đảng, Nhà nước về vai trò, vị trí của khu vực kinh tế tư nhân sẽ trở nên sâu sắc và toàn diện hơn bao giờ hết", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, kinh tế tư nhân sẽ là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Chính phủ đã và đang nỗ lực xóa bỏ mọi rào cản, tạo mọi thuận lợi phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng hướng.
Thủ tướng chia sẻ, kết quả thăm dò vừa rồi của diễn đàn cho thấy mong muốn của doanh nghiệp là có một Chính phủ hành động. "Đây là tiêu chí mà Chính phủ đã đưa vào chương trình nghị sự và mục tiêu hàng đầu", Thủ tướng cho hay.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong thời gian qua, với nhiều sự kiện xúc tiến đầu tư, hàng trăm cuộc tiếp xúc và đối thoại với doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực, bình quân không có ngày nào Chính phủ và Thủ tướng không làm việc với doanh nghiệp về chủ đề doanh nghiệp.
"Nhờ đó, một loạt cải cách chính sách đã được ban hành, tồn tại được nhận diện như nợ xấu, ngân hàng yếu kém, thoái vốn khỏi doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hóa DNNN, thanh kiểm tra môi trường đầu tư kinh doanh đã cải thiện rõ nét ở nước ta", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh khu vực kinh tế tư nhân đang tạo vốn bổ sung nhiều gấp 3 lần so với DNNN. Chìa khóa tăng trưởng kinh tế Việt Nam nằm nhiều ở khu vực kinh tế tư nhân. Nguyên tắc là những gì tư nhân làm tốt thì nhà nước tạo điều kiện cho tư nhân làm, đây là con đường đúng đắn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết thêm theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới Việt Nam đã tăng 9 bậc trong môi trường kinh doanh. Tuy vậy, hiện vẫn còn nhiều bất cập như chi phí bến bãi, lãi vay ngân hàng, các chi phí không chính thức...
Thủ tướng nhấn mạnh khu vực kinh tế tư nhân đang tạo vốn bổ sung nhiều gấp 3 lần so với DNNN. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)
"Nhận thức vấn đề này, Chính phủ đã tiếp tục hành động mạnh mẽ hơn để môi trường kinh doanh tốt hơn nữa. Chính phủ đã chỉ đạo các NHTM giảm lãi suất. Thống đốc NHNN đã yêu cầu các ngân hàng giảm tối thiếu 0,5% lãi suất cho vay. Các chi phí khác như bảo hiểm, BOT... hiện rà soát để giảm tiếp thời gian tới tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành công", Thủ tướng nhấn mạnh.
Trước những thông điệp của Thủ tướng, ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (GELEXIMCO), cam kết sinh ra là doanh nghiệp tư nhân thì chỉ có cống hiến và khát vọng.
"Chúng tôi luôn phấn đầu. Ngày xưa khi tôi khởi nghiệp chỉ có 200.000 đồng và đến bây giờ đã có 3 tỷ USD. Tôi tin khi được tạo điều kiện, tài sản của doanh nghiệp sẽ còn tăng rất nhiều lần so với hiện nay. Chúng tôi chỉ mong muốn làm sao để GDP tăng trưởng gấp nhiều lần hiện nay", ông Tiền cam kết.
Ông DonLam, thành viên sáng lập và Tổng giám đốc tập đoạn VinaCapital, cho biết hiện quỹ này đang đầu tư vào nhiều doanh nghiệp Việt Nam như công ty Kinh Đô, Công ty Hoà Phát và hiện những doanh nghiệp này đang có mức vốn hoá rất lớn trên thị trường. Ví như Hoà Phát bây giờ có mức vốn hoá là 200 tỷ USD. Thời gian tới, VinaCapital sẽ tăng cường đầu tư thêm vào nhiều doanh nghiệp Việt Nam hơn nữa.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, kinh tế tư nhân sẽ là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Chính phủ đã và đang nỗ lực xóa bỏ mọi rào cản, tạo mọi thuận lợi phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng hướng.
Theo Danviet
Nỗi khắc khoải của Thủ tướng "Tất cả chúng ta chưa thể yên lòng khi cuộc sống của một số gia đình người có công còn khó khăn. Còn nhiều liệt sĩ đến nay chưa tìm được hài cốt, chưa xác định được danh tính. Những điều này đã để lại nỗi đau khắc khoải trong lòng người thân và trong mỗi cán bộ đang có trách nhiệm" -...