Thủ tướng đồng ý mới được làm thủy điện
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã nhấn mạnh như vậy tại phiên thảo luận của Quốc hội “ Quy hoạch thủy điện” chiều qua 13.11.
Thủy điện xả lũ – Ảnh: Diệp Đức Minh
Bộ trưởng cho biết, từ 2006 trở lại đây, theo phân cấp tất cả các thủy điện nhỏ đều giao cho các địa phương phê duyệt quy hoạch, các địa phương có tham khảo ý kiến của các bộ, ngành nhưng quyết định phê duyệt vẫn là của địa phương. Trong tổng số các dự án thủy điện nhỏ đã được quy hoạch thì 65% là do các địa phương phê duyệt quy hoạch.
“Do vậy, những điều mà chúng ta đang nói đây là chúng ta đang nói về chúng ta chứ không phải nói về Chính phủ hay bộ ngành nào. Thủ tướng Chính phủ vừa có yêu cầu, từ nay trở đi, tất cả các dự án thủy điện không phân biệt quy mô khi quyết định đầu tư và trước khi khởi công đều phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ, nếu Thủ tướng đồng ý mới được khởi công”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Vỡ đập, động đất, phá rừng…
Thảo luận trước đó, đa số các đại biểu (ĐB) đều bày tỏ bức xúc về việc có tới hơn 66% diện tích đất rừng bị mất bởi việc xây dựng các công trình thủy điện chưa được trồng lại theo quy định.
ĐB Danh Út (Kiên Giang) cho rằng, thực tế có chuyện lợi dụng làm thủy điện để phá rừng. Ông đề nghị: Chính phủ cần làm rõ vì sao phần lớn các dự án thủy điện hiện nay không trồng rừng, có dự án giải thích không trồng rừng vì không có đất nhưng có nơi có đất cũng không trồng. “Vì sao làm thủy điện gần 20 năm mà mãi đến năm 2013 Bộ NN-PTNT mới quy định về trồng rừng?”, ĐB Út nêu vấn đề.
Chưa bao giờ mối nguy cơ từ các công trình thủy điện vừa và nhỏ lại phát lộ nhiều như lúc này, xảy ra nhiều sự cố về con người về tài sản, hoa màu, phá vỡ cân bằng sinh thái… nhưng không ai chịu trách nhiệm. ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) chỉ ra rằng: Quá trình vận hành thủy điện ở nhiều địa phương cho thấy, nhiều chủ đầu tư chỉ quan tâm tới lợi nhuận mà không quan tâm tới trách nhiệm và nghĩa vụ đã cam kết.
Video đang HOT
ĐB Huỳnh Minh Hoàng (Bạc Liêu) cho rằng, hiện tượng lũ tăng bất thường, vỡ đập, động đất, phá rừng biến đổi hình thái sinh thái… là do kết quả tất yếu của việc tăng trưởng nóng về thủy điện hơn 10 năm gần đây. “Sự dễ dàng, buông lỏng quản lý trong việc phê duyệt quy hoạch thủy điện đã bắt cả môi trường tự nhiên và người dân gánh chịu thảm họa do sự cố thủy điện gây ra”, ĐB Hoàng nói.
Nhường đất cho thủy điện, hơn 40 năm vẫn chưa có điện
ĐB Nguyễn Công Bình (Yên Bái) cho rằng, báo cáo của Chính phủ chưa đánh giá toàn diện, nhất là việc ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân sau khi nhường đất để xây dựng các công trình thủy điện còn rất mờ nhạt. Ông dẫn chứng, cách đây hơn 40 năm, 5 vạn dân đã phải di chuyển nhường gần 20.000 ha đất để xây dựng thủy điện Thác Bạc (Yên Bái). Nhưng đến nay vẫn còn hơn 1 vạn dân vẫn chưa có điện. “Người dân hỏi nhau rồi hỏi ĐBQH là bao giờ thôn bản mình có điện. Dân nhường đất để làm ra điện nhưng hơn 40 năm vẫn chưa có điện là thực tế không thể chấp nhận”, ông Bình bức xúc.
Từ thực tế hơn 65.000 hộ với trên 300.000 nhân khẩu phải di dời để nhường nơi ở của mình cho công trình thủy điện là nguyên nhân chính gây ra nghèo đói và di cư tự do vì nơi ở mới không đảm bảo, ĐB Danh Út đề nghị: “Cần có số liệu cụ thể hơn, làm thủy điện đã có bao nhiêu khu tái định cư đảm bảo được đời sống của người dân được bằng và tốt hơn nơi ở cũ”.
ĐB Nguyễn Thái Học chỉ trích gay gắt việc tập trung quá đà và phát triển thủy điện trong một thời gian dài dẫn đến hậu quả là đầu tư thủy điện thành một phong trào. Điều đáng quan tâm là hàng loạt vi phạm lại không được phát hiện hoặc nếu có phát hiện thì cũng không bị xử lý. “Điều này khiến người dân bức xúc cho rằng, các công trình thủy điện có những đặc quyền đặc lợi khác thường nên không bị xem xét xử lý vi phạm”, ĐB Học nói.
ĐB Danh Út đặt câu hỏi: “Vì sao hơn 424 dự án bị loại ra trước đó đều thẩm định tác động môi trường tốt nay lại loại vì không tốt cho môi trường?”. ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) đề nghị xác định rõ một số bộ ngành, địa phương liên quan chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm được giao trong tham mưu, thẩm định, phê duyệt quy hoạch.
ĐB Huỳnh Minh Hoàng đề nghị ra nghị quyết về kết quả rà soát chứ không chấp nhận nghị quyết thừa nhận quy hoạch thủy điện, bổ sung loại bỏ những thủy điện nhỏ, tạo lợi nhuận không bao nhiêu nhưng gây ra hệ lụy lớn cho xã hội.
Với tỷ lệ phiếu thuận lần lượt là 84,54% và 85,75%, hôm qua QH đã phê chuẩn ông Vũ Đức Đam và ông Phạm Bình Minh giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ, với tỷ lệ phiếu thuận đạt trên 84% tổng số ĐBQH. Cùng ngày, Thủ tướng cũng đã có tờ trình đề nghị QH phê chuẩn ông Nguyễn Văn Nên, Phó ban Tuyên giáo T.Ư giữ chức Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Kết quả bỏ phiếu phê chuẩn sẽ được công bố sáng nay, 14.11.
Theo TNO
Quy định rõ về thu hồi đất để tránh gây bất bình xã hội
Thảo luận tại nghị trường sáng qua về những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau của dự luật Đất đai (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khi đại diện cho dân quản lý quyền sở hữu đất đai.
ĐB Trần Ngọc Vinh phát biểu thảo luận về dự luật đất đai (sửa đổi) - Ảnh: Ngọc Thắng
Còn rất nhiều bức xúc
Chỉ những dự án do nhà nước quyết định phê duyệt đầu tư thì nhà nước mới thu hồi đất. Với dự án mà cơ quan nhà nước chỉ ra thông báo hoặc chấp nhận đầu tư thì không thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất, phải trưng mua quyền sử dụng đất
ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng)
Theo đại biểu (ĐB) Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận), điều 4 của dự luật về chế độ sở hữu đất đai quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân là "chưa phù hợp so với thực tế". Bà Hương chỉ ra quy định này trái với điều 200 của bộ luật Dân sự hiện hành (quy định tài sản thuộc sở hữu nhà nước bao gồm đất đai), chưa kể khái niệm về sở hữu toàn dân là quá chung, tính pháp lý chưa cao, chưa thật đúng thực tế. "Quy định đất đai thuộc sở hữu nhà nước sẽ có cơ sở pháp lý hơn và như vậy cũng không làm mất đi bản chất của chế độ. Bởi vì bản chất của nhà nước là của dân, do dân và vì dân", bà Hương đề nghị.
ĐB Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) thì cho rằng quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân có nghĩa "dân phải được thể hiện quyền làm chủ của mình thông qua quy định của pháp luật, nhưng thực tế chưa thể hiện và diễn ra như vậy". Bà nhấn mạnh: "Quy định của pháp luật và thực tế nhiều năm qua đã tạo cơ hội cho không ít cá nhân và tổ chức giàu lên nhanh chóng từ đất đai, trong đó có cả tham nhũng, trong khi dự thảo luật lại đưa ra khá nhiều giải pháp cho các bức xúc, vướng mắc hiện nay dưới dạng nguyên tắc và giao cho Chính phủ hướng dẫn. Còn rất nhiều bức xúc vẫn chưa được giải quyết trong luật sửa đổi lần này".
Góp ý thêm, ĐB Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) nhận xét: "Cơ chế đại diện chủ sở hữu và quản lý đất đai chưa rõ vai trò, trách nhiệm của QH và các cơ quan khác ở đâu, đến đâu, khi chỉ quy định quyền và cơ chế quản lý cao nhất là Chính phủ và chưa rõ khuôn khổ chế tài cụ thể cho quản lý đất đai của Chính phủ thế nào". Vì vậy, bà Hà đề nghị cần bổ sung và quy định rõ hơn vai trò trách nhiệm của QH và các cơ quan khác trong cơ chế đại diện và quản lý đất đai ở dự luật sửa đổi.
Dự án nhà nước làm chủ đầu tư mới thu hồi đất
Giảm độ tuổi được kết hôn, không thừa nhận hôn nhân đồng giới Theo tờ trình dự luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi) trình QH chiều qua, độ tuổi kết hôn của nam đã được hạ từ 20 tuổi xuống đủ 18 tuổi, để bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới và tương thích với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Dự luật bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" như trong luật hiện hành nhưng khẳng định: "Nhà nước không thừa nhận quan hệ hôn nhân đồng tính" và bổ sung quy định giải quyết hậu quả của việc chung sống giữa những người cùng giới tính về quan hệ tài sản, xác định cha, mẹ, con và quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con... Dự luật nghiêm cấm việc mang thai hộ vì mục đích thương mại nhưng cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. TUỆ NGUYỄN
Liên quan đến nội dung thu hồi đất, ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) khẳng định nếu luật Đất đai (sửa đổi) lần này vẫn giữ nguyên quy định các trường hợp thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội (KTXH), quy định tại điều 62 thì vấn đề khiếu kiện về đất đai vẫn là điểm nghẽn chưa có lối ra. Ông Vinh đề nghị Ban soạn thảo làm rõ khái niệm "thu hồi đất phục vụ mục đích KTXH" vì đây là một khái niệm không thật rõ ràng, dễ bị lạm dụng.
"Phải phân loại chính xác các loại dự án phát triển KTXH cho các mục đích và lợi ích cụ thể, tách các dự án kinh tế vì lợi ích thuần túy của nhà đầu tư ra khỏi phạm vi các dự án phát triển KTXH trong chính sách thu hồi đất này, nhằm tránh lợi dụng và tạo ra các bất bình xã hội", ông Vinh nhấn mạnh và đề nghị: "Chỉ những dự án do nhà nước quyết định phê duyệt đầu tư thì nhà nước mới thu hồi đất. Với dự án mà cơ quan nhà nước chỉ ra thông báo hoặc chấp nhận đầu tư thì không thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất, phải trưng mua quyền sử dụng đất".
ĐB Vinh cũng đề nghị cần bổ sung chế tài xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm và thẩm quyền thu hồi đất, nhằm tránh tình trạng áp dụng một cách tràn lan và quá giới hạn thu hồi đất, dẫn đến hậu quả nhiều nơi quy hoạch treo, lãng phí đất đai trong khi dân không có sử dụng, ngân sách thất thu.
Nhiều ĐB cũng đề nghị tách bạch việc thu hồi đất vì lợi ích chung với việc phát triển KTXH thuần túy lợi nhuận của các nhà đầu tư, như ĐB Huỳnh Thành (Gia Lai), Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa), Ngô Văn Minh (Quảng Nam)... Theo ĐB Huỳnh Minh Hoàng (Bạc Liêu), nhà nước chỉ thu hồi đất để phục vụ, thực hiện các dự án phát triển hạ tầng KTXH, an ninh quốc phòng, phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng. "Đối với các dự án phát triển kinh tế vì lợi ích thuần túy của nhà đầu tư thì nhà nước không áp dụng thu hồi đất mà phải áp dụng cơ chế góp đất, điều chỉnh lại đất đai. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được chuyển nhượng, cho thuê góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với nhà đầu tư để thực hiện dự án. Đây là một phương thức cho quản lý và giải quyết tài chính trong phát triển đô thị đã được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước phát triển, các nước công nghiệp mới và hiện nay đã được áp dụng ở nhiều nước châu Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia", ĐB Hoàng nói.
Theo kế hoạch, luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được xem xét thông qua vào ngày 29.11 tới đây.
Theo TNO
Sửa Hiến pháp có thể thúc đẩy hoặc cản trở bước tiến lịch sử Phát biểu góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 tại nghị trường hôm qua 5.11, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đặt vấn đề: sửa đổi Hiến pháp là việc trọng đại mà tác động của nó có thể thúc đẩy hoặc cản trở bước tiến của lịch sử. ĐB Trương Trọng Nghĩa - Ảnh: Ngọc Thắng Hiến định quyền sử dụng đất...