Thủ tướng đồng ý hướng xử lý 8.000 tỷ đồng sai phạm của tập đoàn Cao su
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý với nội dung kết luận và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG).
Thủ tướng yêu cầu các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tổ chức thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ.
Cụ thể, Bộ Tài chính hướng dẫn Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và một số đơn vị thành viên nộp ngân sách nhà nước 42,968 tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp chưa nộp đủ theo quy định.
Ảnh minh họa
Thủ tướng yêu cầu đối với một số vụ việc vi phạm pháp luật, có dấu hiệu tội phạm thì Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo kết quả thanh tra của Thanh tra Chính phủ, VRG đã có một số vi phạm Hội đồng thành viên VRG quyết định tăng vốn điều lệ năm 2010 và 2011 cho các đơn vị thanh viên không đúng quy định; VRG quyết định tăng vốn điều lệ để góp vào các công ty cổ phần thuộc ngành nghề kinh doanh chính không đúng thẩm quyền 3.540,5 tỷ đồng; VRG đã đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp vượt so với vốn điều lệ 2.591 tỷ đồng. VRG và các đơn vị thành viên đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính với giá trị rất lớn, tỷ suất lợi nhuận đạt rất thấp, lỗ và tiềm ẩn nguy cơ mất vốn lớn.
Bên cạnh đó, VRG chưa thu 127,7 tỷ đồng phí quản lý ngành năm 2010, làm giảm doanh thu tương ứng về thuế thu nhập phải nộp 31,9 tỷ đồng; Công ty Cao su Phú Riềng (thuộc VRG) hạch toán sai khoản “chi phí sản xuất kinh doanh – chi phí tạo rừng” số tiền hơn 14,6 tỷ đồng, làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trên 3,6 tỷ đồng…
Kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng và cac cơ quan chưc năng xư ly sai pham vê kinh tế vơi tông số tiền hơn 8.366 tỉ đồng.
Video đang HOT
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng thu hồi về Tài khoản tạm giữ chờ xử lý của Thanh tra Chính phủ các khoản về thuế và chi phí do VRG và các đơn vị thành viên chưa thực hiện và thực hiện chưa đúng quy định trị giá 42,968 tỷ đồng. Đồng thời, xử lý trách nhiệm của các tập thể, cá nhân thuộc VRG và đơn vị thành viên liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản…
Tập trung thanh tra hoạt động mua sắm tài sản, tái cơ cấu ngân hàng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cơ bản đồng ý với kế hoạch thanh tra năm 2015 của Thanh tra Chính phủ.
Theo Kế hoạch thanh tra năm 2015 của Thanh tra Chính phủ, sẽ tập trung vào việc thanh tra trách nhiệm của một số Bộ, ngành trong công tác chống buôn lậu, thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, mua sắm tài sản, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản; việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản; đối với một số UBND tỉnh, thành phố về quản lý sử dụng đất đai, quản lý vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ cũng sẽ tập trung vào thanh tra việc sản xuất và nhập khẩu thiết bị y tế; công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, hoạt động tín dụng, ngân hàng (tái cơ cấu, xử lý nợ xấu).
P.Thảo
Theo Dantri
"Ông lớn" Việt mang 19 tỷ USD ra nước ngoài đầu tư
Lũy kế đến hết tháng 7/2014, đã có tổng cộng 890 dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép đầu tư sang 63 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Dự án đầu tư mạng viễn thông tại Tanzania của Viettel có tổng vốn 355,2 triệu USD (ảnh minh họa).
Thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố mới đây cho hay, trong 7 tháng đầu năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho 68 dự án, đầu tư sang 21 quốc gia với tổng vốn đăng ký phía Việt Nam là 894 triệu USD.
Các dự án tập trung chủ yếu vào thị trường Campuchia (chiếm 25% tổng số dự án), Myanmar (chiếm 14%); Lào (chiếm 10%); Hoa Kỳ (chiếm 13,2%). Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực buôn bán thương mại chiếm tới 30,8% tổng số dự án và dịch vụ khác chiếm 20,5%.
Tanzania là quốc gia nhận đầu tư lớn nhất từ các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù chỉ có 1 dự án vào Tanzania nhưng đã chiếm 39% tổng vốn đăng ký phía Việt Nam ra nước ngoài. Xếp thứ hai là thị trường Campuchia (chiếm 31,8% tổng vốn đăng ký phía Việt Nam ) và kế đến là Burundi (chỉ có 1 dự án chiếm 19%).
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thông tin truyền thông (58,8%) và nông lâm nghiệp (32%).
Lũy kế có 890 dự án đầu tư ra nước ngoài
Như vậy, lũy kế đến hết tháng 7/2014, đã có tổng cộng 890 dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép đầu tư sang 63 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký đạt 19 tỷ USD.
Các dự án tập trung chủ yếu vào lĩnh vực khai khoáng - bao gồm cả thăm dò khai thác dầu khí (chiếm 45,5%tổng vốn đăng ký phía Việt Nam), lĩnh vực trồng cây công nghiệp (chiếm 16,24%), lĩnh vực sản xuất điện (11,17%), lĩnh vực viễn thông (9,66%). Còn lại là các lĩnh vực tài chính ngân hàng, kinh doanh bất động sản, chế biến chế tạo, thương mại buôn bán, dịch vụ, xây dựng, y tế, vận tải.
Các thị trường thu hút vốn đầu tư lớn nhất là Lào (chiếm 24,89% tổng vốn đăng ký phía Việt Nam), Campuchia (18%), Nga (12%), Venezuela (9,5%), Peru (7%), còn lại là các thị trường khác có vốn đăng ký chiếm dưới 5% tổng vốn Việt Nam đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung chủ yếu vào các ngành buôn bán thương mại (chiếm 20,34% tổng số dự án), sản xuất chế biến (14,38%), nông nghiệp, trồng trọt (13,82%), khai khoáng - bao gồm cả thăm dò khai thác dầu khí (11,8%).
Đáng chú ý là các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn phần lớn nằm tại lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí (20 triệu - 1,8 tỷ USD), xây dựng mạng viễn thông (150 - 500 triệu USD), trồng cao su (50-80 triệu USD), ngân hàng (~40 triệu USD) và bất động sản...
Đến hết năm 2013, vốn thực hiện lũy kế phía Việt Nam đạt 4,97 tỷ USD, dự kiến vốn thực hiện 7 tháng đầu năm 2014 là 608,9 triệu USD và cả năm 2014 là 1,15 tỷ USD.
Một số dự án lớn của DN Việt đầu tư ra nước ngoài trên 50 triệu USD: - Dự án đầu tư mạng viễn thông tại Tanzania của Viettel (355,2 triệu USD);
- Dự án đầu tư mạng viễn thông tại Burundi của Viettel (170 triệu USD);
- Dự án trồng cao su tại Campuchia của CTCP An Đông Mia (80,4 triệu USD);
- Dự án trồng cao su tại Campuchia của CTCP Cao su Tây Ninh (64,7 triệu USD);
- Dự án trồng cao su tại Campuchia của CTCP Dầu Tiếng - Kratie (63,8 triệu USD);
- Dự án trồng cao su tại Campuchia của CTCP Tân Biên - Kampongthom (61,98 triệu USD).
Sáu dự án trên đã có số vốn đăng ký 796 triệu USD (trong tổng 894 triệu USD), chiếm 89% tổng vốn đăng ký.
Bích Diệp
Theo dantri
Cảnh sát Pakistan đụng độ lớn với người biểu tình, 300 người bị thương Ít nhất 300 người đã bị thương trong các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình Pakistan tại thủ đô Islamabad, trong bối cảnh bế tắc chính trị biến thành bạo lực. Các vụ bạo lực, bùng phát trong tối muộn ngày thứ Bảy và tiếp diễn đến tận sáng sớm Chủ nhật, đã diễn ra khi khoảng 25.000 người...