Thủ tướng đồng ý gia hạn gói 30.000 tỉ đồng
Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề nghị của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai gói 30.000 tỉ đồng đến khi giải ngân hết
Cụ thể, tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 3-2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỉ đồng theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7-1-2013 với lãi suất ưu đãi (5%) cho đến khi giải ngân hết thay vì kết thúc vào ngày 1-6-2016 như Thông tư 11/2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định.
Khách hàng vay gói 30.000 tỉ đồng tiếp tục được giải ngân với lãi suất ưu đãi sau thời điểm 1-6-2016
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có công văn yêu cầu các ngân hàng thương mại ngừng cho vay mới gói 30.000 tỉ đồng từ ngày 31-3. Như vậy, những người đã ký hợp đồng vay gói 30.000 tỉ đồng trước ngày 31-3 sẽ được tiếp tục giải ngân với lãi suất ưu đãi (5%).
Video đang HOT
Cũng tại Nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, duy trì ổn định thị trường tiền tệ.
Bên cạnh đó tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng gắn với bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. Song song với đó đẩy mạnh cơ cấu lại toàn diện hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu.
Theo_24h
Sửa đổi thông tư 36: Thị trường bất động sản được gì, mất gì?
Việc sửa đổi thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước sẽ giúp thị trường bất động sản cân đối cung, cầu hợp lý hơn.
Sáng 15/3, tại Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra hội thảo: Sửa đổi thông tư 36, thị trường bất động sản được gì, mất gì? Tham gia hội thảo có đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các chuyên gia kinh tế và nhiều doanh nghiệp bất động sản.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng: việc sửa đổi thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh, giảm rủi ro, đồng thời cũng giúp cho thị trường bất động sản cân đối cung, cầu hợp lý hơn.
Sửa Thông tư 36 cũng không giảm tín dụng cho bất động sản
Ngân hàng Nhà nước khẳng định, sửa đổi Thông tư 36 ảnh hưởng không đáng kể đến dòng vốn tín dụng vào thị trường bất động sản.
Nhưng về phía ngân hàng thương mại và doanh nghiệp bất động sản thì sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Vì theo dự thảo, sẽ giảm trần cho vay vốn trung, dài hạn từ 60% xuống còn 40% và nâng tỷ lệ dự trữ rủi ro từ 150% lên 250%, các doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà, đất sẽ khó tiếp cận vốn vay hơn và lãi suất cho vay có thể tăng lên.
Việc này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của thị trường vì thị trường vừa ấm lên. Điều đáng nói là hiện nay, phần lớn các ngân hàng cho vay bất động sản vốn trung, dài hạn gần đạt 40%, nên không thể tiếp tục cho vay thêm.
Giới đầu tư và đầu cơ bất động sản sợ Thông tư 36 sửa đổi?
Theo Ngân hàng Nhà nước, người đầu cơ BĐS và chủ đầu tư BĐS có năng lực tài chính yếu kém thì sợ Thông tư 36 sửa đổi.
Theo các chuyên gia kinh tế, Ngân hàng Nhà nước nên sửa đổi thông tư này theo lộ trình, nhằm tránh gây sốc cho thị trường.
Tiến sĩ Bùi Quang Tín, chuyên gia kinh tế, Trường Đại Học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Việc giảm từ 60% vốn huy động ngắn hạn cho vay trung, dài hạn xuống 40%, thay vì có thể giảm xuống 50% để nó phù hợp với kế hoạch kinh doanh của ngân hàng và của các doanh nghiệp bất động sản".
Theo_VOV
Điều gì đang xảy ra với gói tín dụng 30.000 tỷ? Khi gói tín dụng này đang trên đường về đích thì người vay rơi vào thế "việt vị" với nhiều rắc rối về lãi suất khi hết thời hạn giải ngân. Với quy định phần vốn giải ngân sau 1/6/2016 sẽ phải trả lãi theo lãi suất thả nổi của thị trường đã khiến cho gói vay này từ mục đích ưu đãi...