Thủ tướng đồng ý để TP.HCM giãn cách thêm 2 tuần theo Chỉ thị 16
So sánh với các tiêu chí kiểm soát dịch của Bộ Y tế, Bí thư Nguyễn Văn Nên đã xin ý kiến Thủ tướng và được thống nhất về việc giãn cách thêm 2 tuần.
Ngày 14/9, lãnh đạo TP.HCM đã xin ý kiến và được Thủ tướng thống nhất về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội thêm 2 tuần theo tinh thần Chỉ thị 16 – thông tin được Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đưa ra tại Hội nghị Thành ủy TP.HCM lần thứ 8 mở rộng diễn ra chiều cùng ngày.
Hội nghị đồng thời xem xét, cho ý kiến về tờ trình của Ban cán sự Đảng UBND TP.HCM về kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế tại TP.HCM sau 15/9.
Nới dần từng bước chắc chắn nơi đã kiểm soát dịch
Nhìn lại hơn 3 tuần tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn nên đánh giá TP.HCM đã đạt một số kết quả nhất định. Ông cho biết khi toàn thành phố đối chiếu lại các tiêu chí kiểm soát dịch bệnh thì nhìn chung chưa đạt.
Tuy nhiên, từng địa phương có thể chia làm 3 nhóm: Có khả năng cơ bản đạt tiêu chí đề ra; gần đạt tiêu chí đề ra; và cần tiếp tục nỗ lực phấn đấu thêm một thời gian nữa. Bí thư Nên đề nghị đại biểu đối chiếu, rà soát từng kết quả với tiêu chí kiểm soát dịch bệnh theo Quyết định 3979 của Bộ Y tế.
Hội nghị sẽ tập trung thảo luận nguyên nhân, điều kiện và yếu tố giúp các quận, huyện đạt được và chưa đạt được mục tiêu đề ra. Từ đó, đại biểu nghiên cứu, cho ý kiến phù hợp với thực tiễn TP.HCM, rút ra bài học kinh nghiệm và quyết tâm thực hiện trong thời gian tới.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhận định thành phố đã đạt một số kết quả sau thời gian siết chặt giãn cách xã hội. Ảnh: Thu Hằng.
Bên cạnh đó, Bí thư Thành ủy TP.HCM đề nghị chỉ rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan; các bài học kinh nghiệm cũng cần phân tích, mổ xẻ, nhất là cách làm hay, chủ động linh hoạt sáng tạo, mô hình mang lại hiệu quả…
“Một câu hỏi ai cũng mong chờ và cần có một lời giải sớm nhất, đó là TP.HCM sẽ làm gì sau ngày 15/9?”, Bí thư bày tỏ.
Trong tình hình hiện nay, quan điểm của TP.HCM là nơi chưa đạt theo tiêu chí kiểm soát dịch đã đề ra thì tiếp tục phấn đấu thực hiện, nơi đã kiểm soát được thì nới dần từng bước chắc chắn trên cơ sở “an toàn là trên hết”.
“Vấn đề đặt ra trong điều kiện hiện nay, thực hiện giãn cách trong giai đoạn tới có giống như giai đoạn đầu hay thực hiện ở mức độ nào?”, ông nói và đề nghị hội nghị làm rõ để thống nhất thực hiện.
Bí thư gợi ý những nơi có thể mở được thì cần chủ động thực hiện theo thẩm quyền được giao, cấp quận/huyện quyết định nới giãn cách theo thẩm quyền. Còn những địa phương chủ động thực hiện “bình thường mới” sau 15/9 cần nghiên cứu thực hiện thế nào, đề xuất giải quyết vướng mắc ra sao.
Ông nhấn mạnh cấp quận/huyện là cấp trực tiếp và toàn diện rà soát, đánh giá lại toàn bộ tình hình trên địa bàn, vẽ lại bản đồ Covid-19, bản đồ vaccine, bản đồ an sinh xã hội.
Còn lúng túng trong triển khai gói an sinh
Video đang HOT
Báo cáo tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết thời gian tới, TP.HCM tiếp tục duy trì phương thức lãnh đạo, chỉ đạo tại các “pháo đài”, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ ở pháo đài để củng cố hơn nữa kết quả phòng, chống dịch vào cuối tháng 9/2021.
Về gói an sinh, ông Mãi thông tin đến nay các xã, phường, thị trấn đã chi xong gói 1 và đạt 98% gói 2 theo danh sách. Những trường hợp chưa nhận gói 2 là người đang cách ly tập trung, một số trong danh sách thì về quê, đi khỏi địa bàn…
Tuy nhiên, Chủ tịch TP.HCM thừa nhận quá trình cung ứng hàng hóa và đảm bảo an sinh cho người dân còn một số hạn chế, cần được phân tích để làm tốt hơn trong thời gian tới.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thừa nhận địa phương còn lúng túng trong triển khai gói an sinh. Ảnh: Thu Hằng.
Ông Mãi nhìn nhận, việc ban hành chính sách an sinh trong thời gian ngắn nên chưa tính toán đầy đủ, gây khó khăn cho cơ sở trong khi thực hiện. Quá trình thống kê danh sách người cần được hỗ trợ cũng như tổ chức cấp phát các gói chính sách ở cơ sở có một số sai sót gây bức xúc cho người dân. Một số trường hợp sai sót đã được xử lý.
Việc lập danh sách gói hỗ trợ lần thứ 3 – gói chuẩn bị triển khai – vẫn còn chậm. Nhiều nơi lúng túng trong xác định đối tượng, chậm lập danh sách.
Trong việc cung hàng hóa và đảm bảo an sinh xã hội thời gian tới, TP.HCM tiếp tục mở rộng hệ thống cung ứng hàng hóa, phát huy hoạt động của lực lượng shipper. Trước mắt, từ nay đến cuối tháng 9/2021, shipper sẽ hoạt động liên quận và người dân ở các vùng đã kiểm soát được dịch sẽ trực tiếp đi chợ theo quy định của địa phương.
Thành phố cũng tập trung trao dứt điểm cho các hộ còn lại trong danh sách gói 1, gói 2 và chuẩn bị triển khai gói 3.
Những hoạt động nào ở TPHCM dự kiến được mở dần thời gian tới?
"Không nhất thiết đến cuối tháng 9, có thể có những địa bàn, những ngành nghề nếu đủ điều kiện sẽ được mở lại dần tùy theo tình hình, mức độ của dịch bệnh", Chủ tịch UBND TPHCM khẳng định.
Lãnh đạo UBND TPHCM đã chính thức công bố việc tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội trên toàn địa bàn sau ngày 15/9, nhằm đạt những kết quả ổn định, đảm bảo sự an toàn cần thiết trước khi khôi phục lại hoạt động nền kinh tế. Đợt giãn cách tiếp theo của thành phố dự kiến sẽ kéo dài thêm 2 tuần.
Tuy nhiên, với những dấu hiệu khả quan về tình hình dịch tễ thời gian gần đây, thành phố đã từng bước tính toán để khởi động lại một số hoạt động, dịch vụ trong giai đoạn ngắn hạn sau ngày 15/9.
Trong thực tế, sau ngày 6/9, TPHCM đã từng bước tạo tiền đề tiến tới giai đoạn "bình thường mới" ngay khi dịch bệnh được kiểm soát.
"Thành phố sẽ tính toán để mở lại những hoạt động tùy theo tình hình, mức độ của dịch bệnh. Có thể có những địa bàn, những ngành nghề nếu đủ điều kiện sẽ được mở lại dần, không nhất thiết phải đợi hết tháng 9", ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM nhấn mạnh về phương châm: "an toàn mới mở lại, mở lại phải an toàn" của thành phố.
Đợt giãn cách tiếp theo của thành phố dự kiến sẽ kéo dài đến hết tháng 9 (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).
Khôi phục nguồn cung ứng hàng hóa cho người dân
Nửa đầu tháng 7, cả 3 chợ đầu mối của TPHCM đồng loạt đóng cửa để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh khi xuất hiện nhiều ca mắc Covid-19 liên tiếp. Là nguồn cung chính cho toàn địa bàn, khi còn hoạt động, 3 chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức cung ứng cho các tiểu thương, chợ truyền thống, chợ dân sinh tại các quận, huyện, phường, xã hàng nghìn tấn nông sản, thực phẩm mỗi ngày.
Sau hơn 2 tháng đóng cửa các chợ đầu mối, ngày 13/9, Sở Công Thương đã có công văn gửi các quận, huyện, đơn vị quản lý chợ về việc chuẩn bị cho công tác mở cửa hoạt động lại các chợ đầu mối trên địa bàn. Các đơn vị quản lý chợ được yêu cầu cho ý kiến góp ý về dự thảo bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trước khi chính quyền thành phố cho phép mở cửa hoạt động 3 khu chợ trên.
Việc chuẩn bị cho các chợ đầu mối hoạt động trở lại mang ý nghĩa lớn trong việc giải quyết nguồn cung hàng hóa cho người dân thành phố trong thời gian tới.
Khi chợ đầu mối hoạt động lại, vấn đề nguồn cung hàng hóa cho người dân sẽ được giải quyết.
Cụ thể, kênh phân phối mà người dân TPHCM dễ dàng tiếp cận nhất là chợ truyền thống gần như đã ngừng hoạt động suốt thời gian qua vì dịch Covid-19. Tại nhiều buổi họp, ông Nguyễn Nguyên Phương khẳng định, thành phố chưa bao giờ có chủ trương đóng cửa hay ngưng hoạt động hình thức này, việc các chợ ngưng hoạt động là do phát hiện ca mắc Covid-19; các chợ cũng chưa đáp ứng được tiêu chí an toàn để mở cửa.
Như vậy, khi các chợ đầu mối được mở cửa trở lại, nguồn cung hàng hóa cho các khu chợ nhỏ khác sẽ được khôi phục. Khi tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến khả quan và các chợ truyền thống đáp ứng được yêu cầu phòng, chống dịch, người dân tại các quận, huyện, thành phố Thủ Đức sẽ dễ dàng tiếp cận với cách thức mua hàng trước đây.
Shipper sẽ được chạy liên quận
Tại chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời" tối 13/9, ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cho biết, dự kiến từ 16/9 thành phố sẽ cho phép shipper hoạt động liên quận nếu đáp ứng được các tiêu chí an toàn. Việc mở rộng phạm vi hoạt động của các shipper sẽ giúp giảm chi phí đặt hàng đối với người dân trong thời gian giãn cách xã hội.
Bên cạnh đó, TPHCM tiếp tục hỗ trợ xét nghiệm Covid-19 miễn phí cho lực lượng này đến hết tháng 9.
TPHCM tạo điều kiện để các shipper hoạt động trở lại theo cách an toàn trong thời gian giãn cách xã hội (Ảnh: Hữu Khoa).
Trong thực tế, shipper là lực lượng được TPHCM bổ sung vào nhóm đối tượng được ra đường sớm nhất trong quãng thời gian siết chặt giãn cách xã hội. Trước nhu cầu về nhu, yếu phẩm của người dân, những người vận chuyển này được thành phố xác định là lực lượng đóng vai trò quan trọng và được phép hoạt động có điều kiện từ ngày 30/8.
Sau 7 ngày hoạt động trở lại, khoảng 10.000 shipper đã giải quyết hơn một triệu đơn hàng của người dân. Cùng với đó, nhu cầu của người dân đối với công tác đi chợ thay của chính quyền cũng giảm đi từng ngày.
Từ ngày 7/9, lực lượng shipper đã được mở rộng thời gian hoạt động trong ngày từ 6h đến 21h. Cùng với đó, lực lượng này cũng đóng vai trò chính trong việc đảm bảo hàng hóa đến tay người dân khi TPHCM cho phép các loại hình kinh doanh ăn uống, cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị dụng cụ học tập (có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh) hoạt động lại bằng hình thức bán mang đi.
Nhiều cơ sở dịch vụ ăn uống tại TPHCM vẫn đóng cửa sau khi TPHCM cho phép hoạt động bán mang đi (Ảnh: Đại Việt).
Dù UBND TPHCM đã chính thức cho phép, nhưng những ngày qua, phần lớn hộ kinh doanh đều dè chừng mở cửa bởi cân nhắc những hiệu quả mang lại khi chỉ tiếp cận được khách hàng trong một phạm vi hẹp. Những ngày tới, các shipper được hoạt động liên quận, đồng nghĩa với việc các cửa hàng, hộ kinh doanh mở rộng đối tượng khách hàng có thể tiếp cận, tăng khả năng có lợi nhuận khi mở cửa trở lại.
Thí điểm mở lại nhiều hoạt động ở 3 quận, huyện
Với việc đạt mục tiêu kiểm soát được dịch Covid-19 theo tiêu chí của Bộ Y tế, Quận 7 và huyện Cần Giờ, Củ Chi được lựa chọn là khu vực để TPHCM thực hiện thí điểm từng bước mở lại các dịch vụ. Việc mở cửa trở lại ở các địa phương này dựa trên thử nghiệm áp dụng "thẻ xanh Covid" của thành phố.
Tại Quận 7, khi dịch bệnh có nhiều chuyển biến tích cực, chính quyền địa phương đã khởi động quá trình trở lại trạng thái "bình thường mới" thông qua việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Kinh tế - Xã hội, để sẵn sàng phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Quận 7 tính toán các phương án mở lại các dịch vụ khi chủ hộ kinh doanh tiêm đủ 2 mũi.
Theo phương án từng bước mở lại các hoạt động, Quận 7 đề xuất UBND TPHCM bắt đầu giai đoạn một từ ngày 20/9 đến ngày 20/10. Trong quãng thời gian trên, địa phương sẽ ưu tiên mở cửa lại đối với các ngành nghề như lương thực, thực phẩm, các dịch vụ ăn uống nếu chủ hộ kinh doanh đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin.
Sau khi dịch bệnh được cơ bản kiểm soát, huyện Cần Giờ cũng lên kế hoạch xây dựng tour du lịch với lộ trình khép kín. Dự kiến từ nay đến ngày 30/9, tour du lịch đầu tiên của huyện sẽ được khởi động với điều kiện đáp ứng đầy đủ các tiêu chí an toàn.
Tại buổi làm việc với huyện Cần Giờ, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM, bày tỏ sự ủng hộ với kế hoạch trên. Ông Nguyễn Văn Nên cho rằng, việc mở tour du lịch an toàn vừa giúp địa phương tận dụng, phục hồi kinh tế, vừa chia sẻ khó khăn với các địa phương, giúp người dân thành phố giảm bớt áp lực tâm lý sau quãng thời gian giãn cách kéo dài.
Huyện Cần Giờ dự kiến mở tour du lịch an toàn trong tháng 9.
Khi đạt được những tiêu chí là vùng xanh của thành phố, huyện Củ Chi cũng đặt mục tiêu khôi phục lại các hoạt động theo tiêu chí "mở cửa tới đâu chắc tới đó". Hiện nay, UBND huyện đang xây dựng kế hoạch khung, từ đó các xã, thị trấn tiến hành xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng địa bàn để tiến tới mở cửa, trở lại trạng thái "bình thường mới".
Với những kịch bản, kế hoạch chi tiết, Quận 7 và huyện Củ Chi, Cần Giờ sẽ là tiền đề và thử nghiệm quan trọng của TPHCM trong việc phân tích, xem xét những bước mở cửa lại các hoạt động đã đủ an toàn hay chưa.
Đối với tổng thể TPHCM, chính quyền thành phố cam kết sẽ cân nhắc, đánh giá từng ngày giữa việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát, phục hồi các hoạt động với việc đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Cụ thể, một số địa bàn có kết quả kiểm soát dịch bệnh tốt như huyện Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè và Quận 5, 7, 11, Phú Nhuận có thể nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội từ nay đến cuối tháng 9.
Ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch TPHCM cho biết thành phố đang từng bước xây dựng 8 tiêu chí của 8 ngành là công thương, du lịch, y tế, giáo dục, xây dựng, lao động, thương binh, xã hội.
"Các tiêu chí sẽ được thí điểm ở những nơi kiểm soát được dịch bệnh. Khu vực nào đảm bảo an toàn, thành phố không ngại để tạo điều kiện mở cửa", Phó Chủ tịch UBND TPHCM cam kết.
Chịu khó thêm thời gian để có kết quả bền vững Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi chia sẻ như trên với báo chí về những chính sách, kế hoạch liên quan COVID-19 mà TP thực hiện sắp tới, đặc biệt xoay quanh mốc thời gian 15-9. Chốt kiểm soát bảo vệ "vùng bình thường mới" tại phường Tân Quy, quận 7, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG Tuy vậy, TP.HCM vẫn cố gắng...