Thủ tướng: Dịch vẫn còn phức tạp, nhưng trong tầm kiểm soát
“Dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp nhưng đang trong tầm kiểm soát, thậm chí kiểm soát rất chủ động, kể cả ở những địa bàn phức tạp nhất như Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương và các thành phố lớn. Đây là sự cố gắng rất lớn của tất cả chúng ta”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
Chiều 21/8, phát biểu kết luận cuộc họp của Thường trực Chính phủ với một số địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, chúng ta đã rút ra được nhiều bài học như tinh thần thần tốc, thần tốc hơn nữa trong chỉ đạo; xét nghiệm nhanh, rộng; cài đặt ứng dụng Bluezone, truyền thông, thông tin kịp thời; người dân ủng hộ, hệ thống chính trị vào cuộc rất quyết liệt.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lấy ví dụ ở Hải Dương. Khi có chỉ đạo từ các cơ quan T.Ư, Hải Dương thực hiện ngay việc giãn cách, người dân chấp hành rất nghiêm.
Thủ tướng nhận định, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn lây lan mạnh trên toàn cầu, nước ta hội nhập sâu rộng. Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu, các cấp, các ngành, đặc biệt ngành y tế không được chủ quan, không được coi thường trong quá trình chỉ đạo mà phải tập trung, làm hết sức mình để không có ổ dịch lây lan rộng trong cộng đồng.
“Chúng ta xác định chống dịch COVID-19 là một cuộc chiến trường kỳ, chừng nào chưa có vắc xin thì chúng ta phải chung sống với dịch bệnh…”, Thủ tướng nói.
Theo Thủ tướng, trong bối cảnh toàn cầu sụt giảm, tăng trưởng âm, chúng ta là nước mới thoát nghèo, đang chuẩn bị ĐH Đảng toàn quốc. Vì thế chúng ta phải thực hiện mục tiêu kép: phong tỏa chặn đứng nguồn lây và duy trì hoạt động kinh tế xã hội ở mức cần thiết. Cần cương quyết, sát sao, tỉnh táo chỉ đạo 2 nhiệm vụ này để đạt hiệu quả tối ưu. Không được để dịch lây lan bùng phát đồng thời không được người dân quá lo lắng, bất ổn về cách ly xã hội.
Video đang HOT
Thủ tướng cho rằng, vấn đề đặt ra như đã nói là phải nâng cao khả năng xét nghiệm lên một tầm mới, thủ tục đơn giản, tạo điều kiện để người dân xét nghiệm, đặc biệt ở những vùng cần thiết, những trường hợp cần thiết. Ngành y tế cần nghiên cứu, nhận diện, chẩn đoán sớm việc mắc COVID-19 ở những bệnh nhân có biểu hiện dù là nhẹ nhất như ho, sốt, khó thở…
Thủ tướng yêu cầu phải lập quy trình y tế ở bệnh viện, ý thức dự phòng đối với các bệnh nhân nội trú. Cần tăng cường năng lực cho hệ thống y tế toàn quốc, đặc biệt là năng lực ứng phó với COVID-19, tăng cường điều trị trực tuyến; phải đẩy mạnh triển khai khám bệnh từ xa.
Điều đặc biệt là không được để xảy ra ổ dịch, nhất là tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Cơ sở y tế phải làm nhanh hơn, sớm hơn, cương quyết hơn. Từ trạm xá ở nông thôn, miền núi đến bệnh viện huyện, tỉnh, T.Ư cần nâng cao năng lực phòng chống dịch. Phải củng cố hệ thống y tế dự phòng trên cả nước. Nếu xuất hiện ca bệnh cần được khoanh vùng kịp thời, không được để lây lan diện rộng.
Thủ tướng cũng cho rằng, cần có văn hóa ứng xử trong bối cảnh có dịch. Đặc biệt, văn hóa đeo khẩu trang trong trường học, bệnh viện, trên phương tiện công cộng, ở nơi đông người. Vì trên thế giới đã rút ra kinh nghiệm, nếu 2 người cùng đeo khẩu trang thì khả năng lây nhiễm rất thấp. Thủ tướng đồng ý với đề xuất sẽ có chế tài bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi cần thiết, bắt buộc khai báo y tế; cần có yêu cầu một số đối tượng cài Bluezone hay một số ứng dụng khác cần thiết để chủ động phát hiện.
“Với tinh thần thực hiện mục tiêu kép, nếu không chúng ta sẽ rất tiêu điều về kinh tế và rơi vào trạng thái tăng trưởng âm như rất nhiều nền kinh tế bên cạnh chúng ta. Thế nên có câu chuyện đón nhà đầu tư, chuyên gia vào và phải cách ly phù hợp. Chứ không phải bây giờ chúng ta đóng cửa. Chính phủ đã giao Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế có phương án trình Chính phủ, Thủ tướng về việc tiếp tục đón bà con về nước phù hợp với hoàn cảnh hiện nay. Sản xuất, dịch vụ có biện pháp giãn cách cần thiết nhưng không phải đóng cửa. Cần làm mạnh hơn, đồng bộ hơn, kịp thời hơn, nhưng nhiệm vụ phát triển sản xuất quan trọng thứ 2 sau phòng chống dịch”, Thủ tướng nói.
Người về TPHCM từ các địa phương khác thực hiện cách ly như thế nào?
Ngày 20/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM đã ra hướng dẫn các nhóm đối tượng đến từ 6 tỉnh, thành (Hà Nội, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hải Dương, Quảng Trị và Bắc Giang) phải thực hiện giám sát y tế, lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.
Xét nghiệm COVID-19 (ảnh: HCDC)
Theo đó, những người đến từ TPHải Dương (tỉnh Hải Dương) từ ngày 14/8 đến nay được xếp nhóm nguy cơ 2; nếu những người này đến TPHCM từ ngày 7-13/8 được xếp vào nhóm nguy cơ 3. Những người từ khu vực khác của tỉnh Hải Dương đến TPHCM từ ngày 6/8 đến nay được xếp vào nhóm nguy cơ 4.
Đối với Hà Nội, những người đến Bệnh viện E từ ngày 19/8 đến nay được xếp vào nhóm nguy cơ 2; từ ngày 12-18/8 được xếp vào nhóm nguy cơ 3. Người dân đến từ các khu vực khác của Hà Nội từ ngày 6/8 đến nay được xếp vào nhóm nguy cơ 4.
Hướng dẫn thời gian thực hiện cách ly với người đến từ các tỉnh thành có dịch COVID-19 (nguồn: HCDC)
Với tỉnh Quảng Nam, những người đến từ TP Hội An từ ngày 14/8 đến nay thuộc nhóm nguy cơ 2; từ ngày 7-13/8 thuộc nhóm nguy cơ 3. Những người đến từ các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình từ ngày 15/8 đến nay thuộc nhóm nguy cơ 2; đến từ ngày 8-14/8 thuộc nhóm nguy cơ 3. Người đến từ các khu vực khác của tỉnh Quảng Nam từ ngày 6/8 đến nay được xếp vào nhóm nguy cơ 4.
Đối với tỉnh Quảng Trị, những người đến từ TP Đông Hà từ ngày 10/8 đến nay được xếp vào nhóm nguy cơ 2; đến từ ngày 3-9/8 được xếp vào nhóm nguy cơ 3. Những người đến từ các khu vực khác của tỉnh này được xếp vào nhóm nguy cơ 4.
Tất cả những người đến từ Đà Nẵng từ ngày 6/8 đến nay đều thuộc nhóm nguy cơ 2.
Các hình thức cách ly phân theo cấp độ (nguồn: HCDC)
Riêng đối những người đến từ tỉnh Bắc Giang, HCDC đang tiến hành phân loại nhóm nguy cơ đến từ địa phương này, nhưng trước mắt những người đến từ địa phương này phải tự cách ly tại nhà, theo dõi sức khỏe, nếu phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ sẽ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19
Về biện pháp thực hiện cách ly, HCDC cho biết những người thuộc nhóm nguy cơ 2 phải thực hiện khai báo y tế tại khu cách ly của quận huyện, áp dụng cách ly tập trung (cách ly cấp 3) tại khu cách ly quận huyện hoặc thành phố và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.
Những người thuộc nhóm nguy cơ 3 thực hiện khai báo tại trạm y tế, cách ly tại nhà (cách ly cấp 2), lấy mẫu xét nghiệm khi có triệu chứng nghi ngờ.
Thực hiện cách ly đối với khu vực có người mắc COVID-19 (ảnh: HCDC)
Đối với những người thuộc nhóm nguy cơ 4 thực hiện khai báo trên ứng dụng, và tự theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của y tế; lấy mẫu xét nghiệm khi có triệu chứng nghi ngờ.
Thời gian áp dụng các hình thức giám sát này là 14 ngày, tính từ ngày đến TPHCM. Các tỉnh thành thực hiện giám sát sẽ được cập nhật tùy theo diễn biến tình hình dịch.
HCDC cũng lưu ý những người cách ly tại nhà phải cách ly phòng riêng, hạn chế tiếp xúc với người trong gia đình, đeo khẩu trang khi ra khỏi phòng và không được phép rời khỏi nhà. Khi có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 phải thông báo cho nhân viên y tế được phân công giám sát để được chuyển đến bệnh viện lấy mẫu xét nghiệm.
Những người nào được giám sát y tế khi đến TP.HCM? Người đến TP.HCM từ Hải Dương, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị sẽ được phân loại thành 3 nhóm nguy cơ để bố trí giám sát y tế theo quy định. Ngày 20/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, người đến TP.HCM từ các tỉnh, thành phố gồm: Hải Dương, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng...