Thủ tướng: Đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử vụ Công ty Việt Á một cách công khai, minh bạch
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án được dư luận quan tâm như vụ án xảy ra tại công ty Việt Á một cách công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật.
Công tác phòng, chống tham nhũng được chỉ đạo xuyên suốt
Trong kết luận cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về công tác phòng chống tham nhũng trong khối cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương (chiều 12/1), Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ:
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp chiều 12/1. Ảnh VGP
Trong năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó khăn và ảnh hưởng lớn đến công tác phòng chống tham nhũng, song công tác phòng chống tham nhũng trong khối các cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương luôn được lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt, liên tục, tổng thể và thực hiện quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, bài bản, với quyết tâm chính trị rất cao, đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào kết quả phòng chống tham nhũng của cả hệ thống chính trị.
Những kết quả góp phần tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và nhân dân, để lại dấu ấn tốt, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, củng cố lòng tin của bạn bè, đối tác quốc tế, các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, công tác phòng chống tham nhũng trong khối Chính phủ và chính quyền địa phương còn có những khó khăn, tồn tại, hạn chế như công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế chưa đáp ứng yêu cầu; chất lượng các cuộc thanh tra cần nâng lên;
Công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật cần đổi mới, thiết thực, hiệu quả hơn; công tác chủ động phòng ngừa tham nhũng còn hạn chế; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng so với thiệt hại vẫn còn khoảng cách…
Một số bộ, cơ quan, địa phương vẫn chưa cương quyết trong phòng, chống tham nhũng, để xảy ra một số vụ việc đáng tiếc như sai phạm tại công ty Việt Á, hay một số vụ liên quan đến công tác đấu thầu, đấu giá, liên quan tới đất đai trong những năm gần đây…
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, trong đó tập trung thanh tra trách nhiệm người đứng đầu. Ảnh VGP
Tập trung thanh tra trách nhiệm người đứng đầu
Đề cập tới nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022, Thủ tướng nêu rõ, cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra của lãnh đạo, tổ chức đảng, cấp ủy các cấp trong hệ thống chính quyền, trong đó tập trung thanh tra trách nhiệm người đứng đầu, thanh tra chuyên đề để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, nhất là trong một số lĩnh vực như phòng chống dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, cổ phần hóa doanh nghiệp, đầu tư công, ngân hàng – tài chính, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tài nguyên, môi trường, quy hoạch điện, năng lượng, các mỏ vật liệu xây dựng…
Video đang HOT
Trưởng Ban Nội chính T.Ư: Vụ kit test Việt Á là sự cảnh báo “ virus tham nhũng” còn rất nhiều, phức tạp
Tiếp tục đẩy mạnh xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án được dư luận quan tâm như vụ án xảy ra tại công ty Việt Á một cách công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Tiếp tục củng cố, kiện toàn, tăng cường lực lượng chuyên trách phòng chống tham nhũng.
Chủ động đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển hạ tầng số, xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu để giảm tiếp xúc trực tiếp và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt…
Thủ tướng lưu ý phải bám sát tình hình, khi xuất hiện tình huống, diễn biến bất thường, có dấu hiệu vi phạm phải kịp thời tham mưu cấp có thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo, các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp cần thiết, rà soát, chấn chỉnh ngay, phát hiện, ngăn chặn từ sớm, từ xa, từ lúc chưa xảy ra tiêu cực, tham nhũng.
Cùng với đó, phải cá thể hóa trách nhiệm cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng; phát hiện, giải quyết các hạn chế, bất cập về thể chế, cơ chế, chính sách, phòng chống tham nhũng ngay từ khâu xây dựng cơ chế, chính sách, quy hoạch; phát hiện, biểu dương bảo vệ, khuyến khích những cách làm mới, cách làm hay, những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Thủ tướng nhấn mạnh, phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng chống tham nhũng, Thường trực Chính phủ sẽ họp hằng tháng, Chính phủ sẽ họp hằng quý để nghe báo cáo tình hình và tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc, bố trí nguồn lực phù hợp, tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả, mạnh mẽ hơn theo tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Pha "quay xe" bất ngờ của cựu Phó Tổng cục trưởng Tình báo Nguyễn Duy Linh
Suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử, bị cáo Nguyễn Duy Linh luôn chối tội. Khi phiên tòa diễn ra nửa chừng, ông Linh bất ngờ "quay xe", thừa nhận toàn bộ hành vi.
Phiên sơ thẩm xét xử vụ án Phan Văn Anh Vũ hối lộ 5 tỷ đồng cho cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Nguyễn Duy Linh diễn ra với đầy những bất ngờ .
Bị điều tra, truy tố, xét xử về tội "Nhận hối lộ" với số tiền đặc biệt lớn, ngay từ đầu, khi bị cơ quan điều tra triệu tập lên làm việc, ông Linh không nhận có quen biết, liên lạc, quan hệ với Phan Văn Anh Vũ; không được Vũ cho tặng tiền, quà, đồ vật gì.
Cựu Phó Tổng cục trưởng Tình báo Nguyễn Duy Linh tại phiên xử sơ thẩm (Ảnh: TTXVN).
Khi cơ quan điều tra "trưng" ra bằng chứng, ông Linh mới thừa nhận thông qua giới thiệu của Hồ Hữu Hòa , Linh có nói chuyện với Vũ qua ứng dụng Viber trên điện thoại của Hòa nhưng chỉ để hỏi thăm, chia sẻ, động viên Vũ.
Thời gian sau, cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo có thừa nhận đã nhận những gói quà của Phan Văn Anh Vũ nhưng không thừa nhận đó là tiền.
Tại phiên xử sáng 5/11, ông Nguyễn Duy Linh tiếp tục phủ nhận những nội dung cáo trạng quy kết. Bị cáo này thừa nhận có 5 lần nhận quà của Vũ "Nhôm" nhưng lại khăng khăng rằng đó chỉ là thuốc lá, xì gà, rượu hay nấm linh chi chứ không có tiền.
Đầu phiên xử chiều 5/11, khi luật sư hỏi chốt lại, vị cựu Phó Tổng cục trưởng vẫn tiếp tục giữ nguyên lời khai, phủ nhận cáo buộc.
Tuy nhiên, chưa đầy một phút sau, ông Linh có pha "quay xe" khiến tất cả phải ngỡ ngàng.
Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Xuân Vân hỏi bị cáo có muốn nói thêm gì không thì đột nhiên, ông Linh thở dài, nói với giọng chậm rãi, thừa nhận đã nhận 5 tỷ đồng của Phan Văn Anh Vũ.
Cả phòng xử im bặt, chờ đợi những lời trình bày tiếp theo của cựu Phó Tổng cục trưởng Tình báo. Trong những lời nói đầy nghẹn ngào, ông Linh bày tỏ sự đau xót khi phải ra hầu tòa.
"Ngày hôm nay ngồi đây thật sự là sự trừng phạt về mặt danh dự, lòng tự trọng đối với tôi!" - ông Linh nói.
Nói ngắn gọn về sức khỏe và những cống hiến của bản thân trong quá trình công tác, bị cáo Linh xin HĐXX xem xét cho ông được hưởng lượng khoan hồng.
Thêm một bất ngờ nữa, khi Chủ tọa đề cập đến vấn đề khắc phục hậu quả, bị cáo Nguyễn Duy Linh cho biết, ông đã tác động gia đình để nộp tiền khắc phục trong thời gian nhanh nhất có thể.
Ngay trong ngày 5/11, gia đình ông Linh đã nộp toàn bộ số tiền 5 tỷ đồng để hoàn thành nghĩa vụ khắc phục hậu quả vụ án cho bị cáo này.
Tính nhân đạo, nhân văn của pháp luật
Phiên tòa diễn ra với những bất ngờ liên tiếp. Khi ông Nguyễn Duy Linh nhận tội, bị cáo Phan Văn Anh Vũ cũng đột ngột thay đổi lời khai, thừa nhận toàn bộ nội dung cáo trạng truy tố.
Bị cáo Phan Văn Anh Vũ (Ảnh: TTXVN).
Trước đó, từ giai đoạn điều tra, truy tố đến khi ra đến tòa, Vũ "Nhôm" luôn lớn tiếng, dứt khoát phủ nhận nội dung cáo buộc.
Quá trình điều tra, Phan Văn Anh Vũ nhiều lần thay đổi lời khai, phủ nhận việc đưa tiền cho bị cáo Nguyễn Duy Linh, chỉ thừa nhận có chuyển rượu, xì gà và nấm linh chi cho bị cáo Linh. Vũ "Nhôm" còn tố cáo bị ép cung, mớm cung. Tuy nhiên, nội dung tố cáo này đã được Bộ Công an kết luận là tố cáo sai.
Bị đưa ra xét xử, Phan Văn Anh Vũ tiếp tục phủ nhận việc hối lộ cấp trên. Trước lời khai rành mạch của bị cáo Hồ Hữu Hòa về việc giới thiệu, môi giới đưa tiền, Vũ "Nhôm" lớn tiếng: "Anh Hòa khai tầm bậy!".
Về cáo buộc bỏ trốn ra nước ngoài khi được ông Nguyễn Duy Linh báo tin, Phan Văn Anh Vũ thản nhiên: "Tôi đi bình thường, có ai cấm đâu mà phải trốn!".
Chốt lại nội dung xét hỏi về hành vi đưa hối lộ, Vũ "Nhôm" vẫn khăng khăng: "Tôi có hối lộ ai đâu mà nhận!".
Vậy mà, khi bị cáo Nguyễn Duy Linh bất ngờ nhận tội, Phan Văn Anh Vũ cũng đột ngột thay đổi lời khai, thừa nhận hành vi phạm tội và nói "không muốn giải thích".
Bất ngờ tiếp nối bất ngờ, đến phần tranh luận, sau khi đại diện Viện KSND TP Hà Nội đọc bản luận tội, đề nghị mức án đối với từng bị cáo, cả ba bị cáo đều không tranh luận. Thậm chí, ông Nguyễn Duy Linh còn yêu cầu 3 luật sư của mình không được tranh luận với đại diện Viện Kiểm sát.
Tình tiết giảm nhẹ đặc biệt
Đánh giá về hành động "quay xe" của bị cáo Nguyễn Duy Linh, luật sư Tạ Anh Tuấn - Trưởng văn phòng Luật sư Bách Gia Luật và Liên danh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) - cho rằng, việc bị cáo Linh nhận tội và tự nguyện xin được nộp lại số tiền 5 tỷ đồng nhận hối lộ được coi là tình tiết mới.
"Điều này thể hiện sự ăn năn hối cải, được hưởng tình tiết khoan hồng đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm chức vụ.
Cụ thể, trong quá trình tố tụng, người phạm tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và đã hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công... thì không áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt mà người phạm tội bị truy tố, xét xử" - luật sư Tuấn phân tích.
Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Duy Linh bị truy tố về tội "Nhận hối lộ" theo khoản 4 Điều 354, có mức hình phạt tù từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
"Tôi cho rằng HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Duy Linh 14 năm tù là đã đánh giá đúng tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo và việc áp dụng pháp luật của HĐXX đúng quy định của pháp luật" - luật sư Tuấn nêu quan điểm.
Tại bản án sơ thẩm, TAND TP Hà Nội cũng đánh giá việc khắc phục hậu quả của ông Linh là tình tiết giảm nhẹ đặc biệt nên HĐXX xem xét quyết định xử phạt các bị cáo hình phạt tù dưới mức khởi điểm của khung hình phạt. Điều này thể hiện tính nhân đạo, nhân văn của pháp luật xã hội chủ nghĩa, cũng có tác dụng cải tạo, giáo dục bị cáo trở thành công dân có ích cho xã hội.
"Ông Nguyễn Duy Linh phạm tội vì lợi ích cá nhân mù quáng" Theo đánh giá của Tòa sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Duy Linh là người nắm vững các quy định của pháp luật nhưng do lợi ích cá nhân mù quáng đã phạm tội, nhận hối lộ số tiền rất lớn. Sáng 6/11, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (Bộ...