Thủ tướng dâng hoa tưởng niệm tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc-Nguyễn Tất Thành
Sáng nay (20.1), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác Chính phủ, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã đến thăm, dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành (TP.Quy Nhơn, Bình Định).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh Bình Định dâng hoa tưởng niệm tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành.
Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành là tượng đài đầu tiên trong cả nước về Bác Hồ và phụ thân của Người. Tượng đài là công trình lịch sử – văn hóa có ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc, thể hiện sự gắn bó, hòa quyện giữa tình phụ tử với tình yêu quê hương, đất nước.
Tượng cao 15,5m (bao gồm bệ tượng cao 4,7m), chất liệu đồng ép ngoại nhập, đặt trong không gian sân tượng đài rộng 3.125m2. Tượng có bố cục: Cụ Nguyễn Sinh Sắc đứng về phía Bắc, Nguyễn Tất Thành đứng phía Nam, cả hai cha con cùng nhìn ra hướng Biển Đông.
Ngày 20.1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác đến thăm và làm việc tại Bình Định.
Video đang HOT
Phía sau tượng đài là bức phù điêu bằng đá xanh hình cánh cung dài 76m, nơi cao nhất là 14,5m, miêu tả khái quát bối cảnh Việt Nam đầu thế kỷ XX bị thực dân Pháp xâm lược, khắc họa hình ảnh hành trình từ nơi Bác Hồ sinh ra đến những chặng dừng chân của Người trên đường vào Nam trước khi tìm đường cứu nước.
Sau khi dâng hoa tại tượng đài, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi kiểm tra các công trình xây dựng trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, đoàn công tác của Chính phủ làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Định về tình hình phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian vừa qua.
Theo Danviet
NÓI THẲNG: Bộ GD-ĐT nói gì cũng đúng sao?
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh THCS và THPT. Dù mới là dự thảo nhưng đã có nhiều ý kiến khác nhau.
Theo dự thảo, sẽ cho phép một số trường THCS tuyển sinh vào lớp 6 theo phương thức xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực, thay vì cấm thi tuyển vào lớp 6 dưới mọi hình thức như hiện nay.
Còn nhớ hồi tháng 4.2015, việc xét tuyển và thi tuyển vào lớp 6 ở Hà Nội rối như đèn cù, đặc biệt đối với các trường chuyên, trong khi đó Bộ GD-ĐT cấm thi tuyển vào lớp 6 dưới bất kỳ hình thức nào. Ngày 17.4, Sở GD-ĐT Hà Nội cho phép 3 trường thực hiện khảo sát năng lực học sinh (thực tế là thi tuyển) để tuyển sinh vào lớp 6, gồm các trường: Marie Curie, Nguyễn Tất Thành và Lương Thế Vinh.
Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau, ngay trong tối 17.4.2015, Sở GD-ĐT Hà Nội lại có văn bản hỏa tốc yêu cầu tất cả các trường THCS trên địa bàn TP Hà Nội không được phép thi tuyển vào lớp 6 dưới bất kỳ hình thức nào. Công văn này cũng giải thích sở dĩ phải làm như vậy vì TP Hà Nội phải làm đúng theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT về việc không thi tuyển vào lớp 6.
Trước đó, tháng 11.2014, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT lúc bấy giờ là Phạm Vũ Luận đã ban hành chỉ thị cấm các trường không được tổ chức khảo sát năng lực học sinh, không được tổ chức thi tuyển vào lớp 6. Chỉ đạo này nhằm chấn chỉnh tình trạng dạy thêm - học thêm.
Tại cuộc họp giao ban với lãnh đạo sở GD-ĐT của 5 thành phố lớn hồi cuối năm 2014, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tiếp tục khẳng định: Về nguyên tắc không được tổ chức thi vào lớp 6, vì đây là cấp học phổ cập. Nếu thi hay kiểm tra văn hóa để tuyển sinh đầu vào, sẽ gây nên tình trạng dạy thêm - học thêm.
Quan điểm của Bộ GD-ĐT phản ánh đúng bản chất của mục tiêu giáo dục THCS là phổ cập. Việc không thi tuyển vào lớp 6, tiến tới xóa trường chuyên ở bậc THCS là đúng định hướng giáo dục phổ thông. Thực tế đã chứng minh nếu còn tổ chức thi tuyển vào lớp 6 thì còn học thêm - dạy thêm, gây áp lực lên học sinh tiểu học. Ngay cả việc bỏ trường chuyên ở bậc THCS cũng cần thiết vì xóa bỏ những đặc quyền của nó và thúc đẩy các trường THCS thi đua dạy tốt, học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Về nguyên tắc, Bộ GD-ĐT đã thực hiện đúng đường lối giáo dục của Đảng, nhằm thực hiện nghị quyết của BCH Trung ương Đảng ngày 24.12.1996: "Không tổ chức trường chuyên ở tiểu học và THCS, trừ các trường năng khiếu về nghệ thuật và thể thao".
Các chuyên gia giáo dục cho rằng việc cấm tổ chức thi tuyển vào lớp 6 là thực hiện đúng Luật Giáo dục, không có trường chuyên, lớp chọn ở bậc tiểu học và THCS; và tất nhiên cũng không cần phải thi tuyển gì nữa. Những trường đã "lỡ" thành trường chuyên hoặc tên gọi khác như "chất lượng cao"... sẽ trở thành những trường bình thường.
Luật Giáo dục cũng quy định: "Trường chuyên được thành lập ở cấp THPT, dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện". Như vậy, rõ ràng việc hình thành các trường THCS chuyên như hiện nay là không hợp pháp.
Với định hướng giáo dục như vậy, trường chuyên cấp THCS sẽ "chết". Nhưng thực tế nó không "chết", điển hình như Trường Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội), Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), THCS Cầu Giấy (Hà Nội)... và công tác tuyển sinh vào các trường này rất phức tạp vì số lượng học sinh xin xét tuyển vào quá đông có khi 1 chọi 7, chọi 8, hơn cả thi vào đại học!
Việc cấm thi tuyển vào lớp 6 đã khiến các trường này tìm cách lách luật để tổ chức thi tuyển, như Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa núp dưới danh nghĩa là "Khảo sát năng lực tiếng Anh", thực tế là thi tuyển.
Nay, vào thời điểm cuối năm 2017, Bộ GD-ĐT lại cho phép một số trường THCS, trong đó có các trường chuyên "không hợp pháp" được tổ chức thi tuyển qua một dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh THCS và THPT.
Chẳng lẽ quan điểm trước đây là cấm, bây giờ lại có thể cho phép thi tuyển vào lớp 6 của Bộ GD-ĐT cũng đều đúng?
Việc thi tuyển vào vào 6 có trái với Luật Giáo dục; có trái với đường lối, định hướng giáo dục của Đảng? Việc các trường chuyên ở cấp THCS vẫn tồn tại như hiện nay, có đạt hiệu quả xã hội, có trái luật; có nên tồn tại và tồn tại như thế nào?
Trả lời được những câu hỏi đó một cách khoa học, Bộ GD-ĐT mới làm yên tâm dư luận; chứ không phải lúc thì ra lệnh cấm một cách tuyệt đối, lúc "hứng" lên lại cho phép thi tuyển vào lớp 6.
Theo Lưu Nhi Dũ (Người Lao Động)
Sau bão số 12, ngư dân Đà Nẵng trúng đậm lộc biển, kéo lưới mỏi tay Những ngày sau bão, ngư dân trên địa bàn quận Liên Chiểu và quận Thanh Khê mang vây, lưới quét ra giăng, kéo dọc đường Nguyễn Tất Thành. Theo kinh nghiệm của bà con sau mỗi trận bão gió, hải sản ở biển lại xuất hiện nhiều hơn. Ngay sau khi chấm dứt đợt mưa kéo dài bởi ảnh hưởng của cơn bão...