Thủ tướng: “Đàn chim muốn bay nhanh phụ thuộc vào con chim cuối đàn”
Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ, đàn chim sẽ bay nhanh hơn rất nhiều nếu mọi con chim cuối đàn đều có chung khát vọng, vượt lên chính mình, bay nhanh hơn nữa để có cơ hội gia nhập vào nhóm đầu đàn.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (Ảnh: I.T)
Sau giờ giải lao, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đăng đàn phát biểu trước Quốc hội, trả lời một số vấn đề đại biểu nêu.
“Tinh thần dân tộc phải là sức mạnh hạt nhân của thể chế và hệ thống chính trị”
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, gần 75 năm sau ngày độc lập, gần 45 năm sau thống nhất và hơn 30 năm thực hiện công cuộc Đôi mơi, đât nươc đa đạt được nhiêu thanh tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, đươc cộng đồng quôc tê đanh gia cao và ghi nhận như một hình mẫu của nền kinh tế chuyển đổi có nhiều thành công trong phát triển và giảm nghèo.
“Một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới (WB) có tên Bước tiến mới: Giảm nghèo và thịnh vượng chung ở Việt Nam” ghi nhận trong ba thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trong việc giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng chục triệu người”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.
Nhìn lại chặng đường Đổi mới hơn 30 năm qua, Thủ tướng cho rằng, “không phải chỉ để thấy niềm tin và tự hào mà quan trọng hơn là giúp chúng ta định hình cho chặng đường 30 năm tới và xa hơn nữa”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chụp ảnh với các đại biểu bên hành lang Quốc hội (Ảnh: Lê Hiếu)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, chặng đường phía trước sẽ không hề dễ dàng, thậm chí còn khó khăn và phức tạp hơn chặng đường đã đi qua. Với tốc độ tăng trưởng tương tự như mức tăng trung bình của 3 thập niên qua thì đến năm 2045 – mốc lịch sử 100 năm Việt Nam được độc lập (1945 – 2045), quy mô GDP nước ta ước tính sẽ đạt mức khoảng 2.500 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng gần 18.000 USD.
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Mục tiêu trên là một thách thức rất lớn vì khi thu nhập ngày càng cao, việc đạt thêm phần trăm tăng trưởng sẽ càng khó khăn hơn. Nhưng chúng ta và các thế hệ tiếp theo phải luôn nuôi dưỡng khát vọng và không ngừng phấn đấu nhằm hiện thực hóa mục tiêu này. Thế hệ chúng ta hôm nay cần ý thức sâu sắc trách nhiệm nặng nề, đó là lát một viên đá trên con đường lịch sử hướng đến sự thịnh vượng cho dân tộc”.
Từ đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi: “Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ở bất kỳ giai đoạn khó khăn hay thuận lợi nào, tinh thần dân tộc phải là sức mạnh hạt nhân của thể chế và toàn bộ hệ thống chính trị, là yếu tố quyết định ý Đảng, lòng dân, là chất keo làm nên tinh thần đoàn kết, nhất trí một lòng, là ý chí của Con Lạc Cháu Hồng đã từng tạo ra biết bao kỳ tích lịch sử và sẽ tiếp tục tạo ra những kỳ tích mới cho chặng đường phát triển phía trước của dân tộc ta”.
Đàn chim muốn bay nhanh phụ thuộc vào con chim cuối đàn
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, môi năm Việt Nam có khoảng 1,5 triêu người gia nhâp tâng lớp trung lưu, điều này cho thấy các hộ gia đình vẫn đang leo cao hơn trên nấc thang kinh tế sau khi thoát nghèo. Đây là động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Thủ tướng khẳng định nhiệm vụ của chúng ta là phải kiến tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy giảm nghèo nhanh và bền vững, mọi người dân đều có cơ hội cùng tiến lên chứ không phải bị bỏ lại phía sau.
“Có câu nói: một đàn chim muốn bay nhanh không chỉ do con chim đầu đàn quyết định mà còn phụ thuộc vào con chim cuối đàn. Nhưng tôi cũng xin chia sẻ thêm với các đại biểu, đàn chim sẽ bay nhanh hơn rất nhiều nếu mọi con chim cuối đàn đều có chung khát vọng, vượt lên chính mình, bay nhanh hơn nữa để có cơ hội gia nhập vào nhóm đầu đàn”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ.
Thủ tướng cho rằng, nếu tất cả 63 tỉnh thành, tất cả chúng ta ngồi đây, cùng toàn bộ hệ thống chính trị cùng chung khát vọng đó, trong mọi hoàn cảnh trên từng chặng đường phát triển của đất nước thì chắc chắn Việt Nam sẽ tiến một bước rất dài đến con đường thịnh vượng, sánh vai được với các cường quốc năm châu như mong ước của Bác Hồ năm xưa.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các ĐBQH (Ảnh: Lê Hiếu)
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhu cầu, mong muốn và sự quan tâm của người dân là rất đa dạng và không ngừng phát triển, từ những điều rất cơ bản như ăn – ở – đi lại, cho đến nhu cầu được giáo dục, học hành và chữa bệnh; người dân muốn có cuộc sống an vui và khỏe mạnh, có việc làm, thu nhập và sự nghiệp…
“Khi chúng ta còn nghèo thì nhu cầu có thể chỉ là ăn no mặc ấm nhưng xã hội khá giả hơn, nhu cầu của chúng ta không chỉ là ăn ngon mặc đẹp, mà còn là không gian phát triển ngày càng rộng mở hơn, hội nhập hơn với xu thế tiến bộ toàn cầu”, ông nói.
Kết thúc bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn các đại biểu Quốc hội về những ý kiến thảo luận, chất vấn đã giúp Chính phủ nhận diện rõ nét hơn những hạn chế, bất cập, trên cơ sở đó đề ra chương trình hành động và giải pháp sát thực tiễn để giải quyết những vấn đề đang đặt ra.
Ông đề nghị tất cả hãy cùng nhau tập trung sức lực, làm thật tốt những nhiệm vụ trong những tháng còn lại của năm 2018 cũng như thời gian còn lại của nhiệm kỳ này.
Theo Danviet
Chất vấn rát các bộ trưởng
Đại biểu chất vấn quy định nào bồi thường cho người dân sử dụng phải thuốc giả nhưng bộ trưởng Bộ Y tế trả lời chưa thật sự "trúng đích"
Nhiều vấn đề về an sinh xã hội được nêu ra trong ngày chất vấn thứ 2 của kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, đặc biệt tình trạng thuốc giả đang làm người dân rất lo ngại.
Câu hỏi chưa có giải đáp
Về vấn nạn thuốc giả, đại biểu (ĐB) Phạm Khánh Phong Lan (TP HCM) nêu chưa thấy bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá cụ thể vấn đề này, đặc biệt là giải pháp bịt khe hở để thuốc giả tuồn vào thị trường trong nước.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan chất vấn về tình trạng thuốc giả tại phiên họp ngày 31-10 Ảnh: ĐÌNH NAM
Nhìn nhận đây là vấn đề sát sườn trong lĩnh vực y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Bộ Y tế đã có nhiều văn bản pháp luật để quản lý như: Luật Dược, Nghị định 54 về quản lý thuốc. Bên cạnh đó, Bộ Y tế và Bộ Khoa học - Công nghệ đã ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn thuốc. "Việc này giúp công tác quản lý đăng ký và nhập khẩu thuốc chặt chẽ hơn. Theo đó, các trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt nặng hơn, đặc biệt kết hợp Bộ Luật Hình sự để xử nghiêm minh" - bà Tiến nói.
Người đứng đầu ngành y tế cũng cho biết đối với công tác tiền kiểm, bộ này đã yêu cầu xây dựng các nhà máy theo tiêu chuẩn GMP. Về hậu kiểm, đã tăng cường kiểm tra các phòng thí nghiệm, lấy mẫu hệ thống nhiều hơn.
"Chúng tôi kiểm tra 100% các mặt hàng của các công ty đã vi phạm. Sắp tới, nếu có nghi ngờ thuốc nhập khẩu, bộ sẽ cử người tới tận nước sản xuất để kiểm tra vấn đề này, dù đây là công việc khó khăn và tốn kém" - bà Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định và bày tỏ mong muốn cơ quan điều tra xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức vi phạm bởi việc này ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, kinh tế của người dân. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Y tế vẫn chưa trả lời được câu hỏi về quy định bồi thường cho người dân sử dụng phải thuốc giả.
Liên quan đến nội dung xem xét đơn giám đốc thẩm và tái thẩm, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết đã giải quyết được 53%, tức hơn 1.200 đơn giám đốc thẩm. Ông cho rằng đây là tỉ lệ rất cao so với thế giới và nếu làm quá nhiều thì vô tình biến giám đốc thẩm, tái thẩm thành một cấp xét xử thứ ba.
ĐB Phạm Trí Thức (Thanh Hóa) cho rằng sau mỗi lá đơn là số phận một con người, một gia đình, dòng họ. Dẫn ví dụ vụ án ông Vũ Bá Phê (Phú Yên) tranh chấp một con bê, sau đó tòa xử sai khiến ông tự tử, ĐB tỉnh Thanh Hóa bày tỏ sự băn khoăn với tình hình giải quyết đơn giám đốc thẩm, tái thẩm. "Các cơ quan tư pháp phải tốn kém hàng tỉ đồng cũng không cứu lại được mạng sống của ông Phê... Không đơn giản là giải quyết một nửa là tốt lắm rồi" - ông Thức nói.
Sẽ rà soát chính sách cho người có công
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, ĐB Nguyễn Sỹ Hội (Nghệ An) đặt câu hỏi về chính sách đối với người có công.
Theo ĐB tỉnh Nghệ An, chế độ trợ cấp thờ cúng ở mức 500.000 đồng/tháng với liệt sĩ không còn người hưởng trợ cấp là "chưa thỏa đáng". Bởi vì, đa số liệt sĩ không còn người hưởng trợ cấp tiền tuất hằng tháng, chủ yếu là hy sinh trước năm 1975 nên không còn thân nhân. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết bộ sẽ rà soát chính sách với 13 đối tượng người có công dựa trên tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và đề xuất sửa đổi hợp lý.
Một nghịch lý khác được ĐB Nguyễn Văn Phương (Ninh Bình) nêu ra là quy định hiện nay yêu cầu phải có bằng Tổ quốc ghi công mới được công nhận liệt sĩ. "Khi truy tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhiều trường hợp ghi rõ con là liệt sĩ nhưng không có bằng Tổ quốc ghi công nên không được truy tặng. Liệt sĩ thì phải cấp bằng Tổ quốc ghi công nhưng bây giờ chúng ta lại xem trọng bằng Tổ quốc ghi công hơn cả liệt sĩ" - ĐB Phương bức xúc.
Tiếp thu ý kiến để giải quyết sớm nhất các trường hợp nêu trên nhưng Bộ trưởng Đào Ngọc Dũng cũng phân trần: "Việc công nhận liệt sĩ, bộ chỉ tiến hành cấp khi các cấp có thẩm quyền như Bộ Nội vụ, UBND tỉnh xác nhận và công nhận là liệt sĩ".
Không bỏ trống trận địa mạng xã hội
Trả lời câu hỏi về xử lý thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng ngoài việc định nghĩa tường minh thế nào là thông tin sai thì cần phải sử dụng công nghệ để kiểm soát. Tiếp đến, phải có công cụ "quét rác", tức xử lý, yêu cầu gỡ bỏ được các thông tin sai sự thật, đặc biệt là thông tin từ nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới. "Mạng xã hội giờ không phải ảo nữa mà là thật rồi, chúng ta không nên bỏ trống trận địa này. Người dân, chính quyền phải sống nhiều hơn nữa trên không gian mạng, cái tốt lớn lên thì cái xấu giảm đi" - ông lưu ý.
Hoài Dương - Khánh Anh - Nguyễn Hưởng
Theo nld.com
ĐBQH: "Tranh chấp một con bê, tòa xử sai khiến người dân tự tử" Sau khi lấy ví dụ về vụ tranh chấp một con bê, tòa xử sai khiến ông Vũ Bá Phê (Phú Yên) tự tử, ĐB Phạm Trí Thức (Thanh Hóa) cho biết "phía sau một lá đơn là số phận một con người, mỗi gia đình, dòng họ, không đơn giản là giải quyết một nửa là tốt lắm rồi". Sáng 31.10, ngay...