Thủ tướng Crimea sẽ làm thống đốc của Nga
Sắc lệnh được ký nhằm đền đáp những đóng góp của thủ tướng Crimea với Nga.
Ngày 15/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bổ nhiệm đương kim thủ tướng cộng hòa Crimea làm quyền thống đốc của bán đảo này trong một động thái nhằm thiết lập vững chắc quyền kiểm soát của Nga tại khu vực.
Theo sắc lệnh mới được đăng tải trên website của điện Kremlin, ông Sergei Aksyonov, người giữ chức Thủ tướng Crimea sau khi bán đảo này bắt đầu tách khỏi Ukraine, sẽ giữ chức quyền thống đốc cho đến khi cuộc bầu cử tại Crimea được tổ chức.
Ông Putin gặp gỡ Thủ tướng Crimea tại Moscow
Tại nhà riêng của tổng thống Nga tại Moscow, ông Putin đã cảm ơn ông Aksyonov vì những đóng góp trong quá trình sáp nhập Crimea vào Nga và ca ngợi rằng “đây là thành tích đầu tiên và cao nhất” của Thủ tướng Crimea.
Ông Aksyonov hứa hẹn sẽ không làm Tổng thống Putin thất vọng. Ông này trở thành thủ tướng tạm quyền của nước cộng hòa tự trị Crimea từ hồi tháng Hai thay cho ông Anatoliy Mohilyov, người bị phế truất sau khi các tay súng kiểm soát tòa nhà chính quyền Crimea.
Là lãnh đạo của đảng Thống nhất Nga tại Crimea, ông Aksyonov bất ngờ trở thành nhân vật nổi tiếng trên bán đảo này trong thời gian xảy ra khủng hoảng và đã đóng góp tích cực vào cuộc trưng cầu dân ý biến Crimea trở thành một phần lãnh thổ của Nga hôm 16/3.
Sau khi giữ chức Thủ tướng Crimea, ông Aksyonov đã xúc tiến việc chuyển đổi tiền tệ lưu hành ở Crimea sang đồng rúp và thay đổi múi giờ theo giờ Moscow.
Ông Aksyonov là một nhân vật tích cực trong việc biến Crimea thành lãnh thổ của Nga
Video đang HOT
Trong ngày hôm nay, ông Putin cũng đã gặp gỡ Thị trưởng Sevastopol Alexei Chaly, người đã rất xông xáo trong việc biến thành phố cảng của Ukraine này trở thành lãnh thổ đặc biệt của Nga.
Tuy nhiên, ông Putin đã không bổ nhiệm ông Chaly làm quyền thị trưởng của thành phố cảng quan trọng này sau khi nó được sáp nhập vào Nga. Người được lựa chọn cho vị trí này là ông Sergei Menyailo, cựu Phó Tư lệnh Hạm đội Biển Đen của hải quân Nga đóng quân tại thành phố Sevastopol.
Cả ông Aksyonov và Chaly đều nằm trong danh sách đen bị cấm vận của EU và Mỹ vì các hoạt động theo chủ nghĩa ly khai của mình.
Theo Khampha
Ukraine sẽ trả giá nếu dùng vũ lực ở miền đông
Ukraine sẽ dùng quân đội để đàn áp làn sóng biểu tình thân Nga ở miền đông.
Ngày 13/4, Tổng thống lâm thời Ukraine Oleksander Turchynov đã ra tiếp một tối hậu thư nữa cho người biểu tình và các tay súng thân Nga ở miền đông, buộc họ phải hạ vũ khí và rút khỏi các tòa nhà chính quyền trong ngày hôm nay, nếu không sẽ bị quân đội Ukraine đàn áp.
Có vẻ như thời gian không còn nhiều cho ông Turchynov và chính quyền lâm thời ở Kiev. Nhiều khu vực rộng lớn ở miền đông Ukraine đang tuột dần khỏi tầm kiểm soát của chính phủ trung ương. Ngày càng nhiều đồn cảnh sát và trụ sở chính quyền rơi vào tay người biểu tình và những tay súng không rõ danh tính.
Ngày càng nhiều thành phố ở miền đông Ukraine rơi vào tay người biểu tình
Donetsk, Luhansk, Sloviansk, Kramatorsk, Druzhkivka, đó là những thành phố và thị trấn đã bị rơi vào tay người biểu tình, và hiện có nhiều thông tin cho biết họ cũng đang kiểm soát các tòa nhà chính quyền ở Mariupol và Yenakiyevo.
Người đứng đầu cơ quan an ninh quốc gia Ukraine Valentyn Nalyvaichenko tỏ ra rất sốt ruột: "Chúng ta không còn nhiều thời gian nữa. Tối nay và ngày mai sẽ là những thời khắc rất quan trọng."
Ông Turchynov liên tục cáo buộc rằng Nga đang đứng đằng sau điều khiển các lực lượng vũ trang bí ẩn đang nổ súng tấn công các đồn cảnh sát ở miền đông Ukraine. Phương Tây và Mỹ cũng đồng ý với cáo buộc này và cho rằng những tay súng này "không thể là người biểu tình bình thường" bởi họ được tổ chức rất tốt và sử dụng chiến thuật giống nhau ở nhiều thành phố.
Mặc dù các tay súng này mặc quân phục dã chiến không có phù hiệu nhưng họ đều sử dụng vũ khí của Nga và có vẻ ngoài rất giống với các lực lượng Nga từng kiểm soát Crimea.
Các tay súng ở miền đông có vẻ ngoài rất giống với lực lượng vũ trang ở Crimea
Ông Turchynov cáo buộc: "Kẻ xâm lược vẫn chưa chịu dừng lại và đang tiếp tục gieo rắc bất ổn ở miền đông đất nước."
Chính phủ lâm thời Ukraine cũng đã vạch rõ "ranh giới đỏ" cho cuộc khủng hoảng hiện nay ở miền đông, và họ tuyên bố sẽ sử dụng lực lượng quân sự để đáp trả "hành động xâm lược của Nga".
Giờ đây, chính quyền Kiev tuyên bố rằng "ranh giới đỏ" này đã bị vượt qua, và họ phải có biện pháp đáp trả.
Tuy nhiên, chính Moscow cũng đã vạch ra đường ranh giới của mình. Các quan chức Nga tuyên bố rằng Kiev không được sử dụng bất cứ hình thức bạo lực nào chống lại người biểu tình, nếu không họ sẽ "châm ngòi cho một cuộc nội chiến" ở Ukraine.
Các tay súng thân Nga tấn công một đồn cảnh sát ở Donetsk
Mặc dù Moscow tuyên bố "không có ý định" đưa quân vào Ukraine, song quốc hội Nga đã cho phép Tổng thống Vladimir Putin được can thiệp quân sự vào Ukraine nếu lợi ích quốc gia của Nga ở đây bị đe dọa.
Theo ông Putin, lợi ích quốc gia của Nga ở Ukraine chính là cộng đồng thiểu số nói tiếng Nga ở đây, mặc dù đa số họ thực tế là người gốc Ukraine.
Tuy nhiên, việc dùng lực lượng quân đội Ukraine để đàn áp người biểu tình tiềm ẩn những nguy cơ không chỉ từ bên ngoài, mà nó còn có thể là con dao hai lưỡi vô cùng nguy hiểm đối với chính người sử dụng.
Mặc dù Kiev và phương Tây cáo buộc rằng trong số những người biểu tình tấn công vào các đồn cảnh sát ở miền đông có nhiều lính đặc nhiệm và tình báo Nga, song họ cũng cần nhớ rằng nhiều người trong số đó cũng chính là người dân địa phương, đồng bào của họ.
Chiến dịch đàn áp quân sự của Kiev có thể gây ra rất nhiều đổ máu cho chính những người Ukraine. Và chính quyền lâm thời ở Kiev cũng phải nhớ rằng họ nắm được quyền lực là nhờ làn sóng giận dữ của người dân trước cái chết của những người Ukraine trong cuộc biểu tình chống lại cựu Tổng thống Viktor Yanukovych.
Quân đội Ukraine đã sẵn sàng để đàn áp người biểu tình
Nhiều người dân ở miền đông Ukraine cho biết họ không muốn chứng kiến cảnh đất nước bị chia rẽ, tuy nhiên họ vẫn tỏ ra hoài nghi về chính phủ mới ở Kiev. Họ cho rằng chính phủ đó là của những người miền tây và trung Ukraine, những con người không thực sự quan tâm đến quyền lợi và những nỗi lo lắng của họ.
Nhiều người thì tỏ thái độ do dự không muốn ngả về bên nào trong cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên nếu như quân đội Ukraine tràn tới gây đổ máu, chắc chắn họ sẽ đứng lên chống lại Kiev.
Cô Yulia, một phóng viên địa phương ở Sloviansk cho biết: "Tất cả những người ở đây đều chống lại chính phủ, ngay cả những người đã từng tới Kiev để tham gia biểu tình chống Yanukovych. Khi trở về, họ nhìn thấy những kẻ cơ hội chính trị lên làm thống đốc, mà đó chính là những kẻ mà họ đang chiến đấu để chống lại."
Cô nói tiếp: "Có thể họ không hoàn toàn thích thú gì với việc tấn công chiếm giữ đồn cảnh sát, nhưng thực tế là người dân ở đây đang rất giận dữ."
Theo Khampha
Ukraine chuẩn bị phản công lực lượng biểu tình thân Nga Các tay súng thân Nga đã chiếm giữ một loạt thành phố miền đông Ukraine. Ngày 12/4, nhiều phần tử ly khai có vũ trang đã chiếm quyền kiểm soát thành phố Slaviansk ở miền đông Ukraine, buộc Kiev phải chuẩn bị lực lượng quân đội để đối phó với cái mà họ gọi là "hành động xâm lược của Nga", đẩy cuộc...