Thủ tướng có vai trò “định hướng” hay lãnh đạo Chính phủ?
Câu hỏi được đại biểu Quốc hội nêu ra khi bản dự thảo Hiến pháp đổi cụm từ Thủ tướng “lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ” thành “định hướng, điều hành…”. Tiếp thu ý kiến này, Ban biên tập dự thảo đã dùng trở lại từ “lãnh đạo”…
Sáng nay 5/11, trước phần thảo luận, Quốc hội dành thời gian nghe Chủ nhiệm UB Pháp luật, Ủy viên UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Trưởng ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Phan Trung Lý trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ và giải trình về những vấn đề có ý kiến khác nhau trong quá trình thảo luận tại tổ.
Phan Trung Lý trình bày cho thấy, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đều cơ bản tán thành với dự thảo và cho rằng, dự thảo được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, có chất lượng, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý: “Các đại biểu đã cơ bản tán thành, đánh giá dự thảo được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, có chất lượng” (ảnh: Việt Hưng).
Theo đó, các chương I – chế độ chính trị, chương II – Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các ý kiến đều cơ bản tán thành. Chương được đánh giá có nhiều nội dung mới, các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được thể hiện chặt chẽ, đầy đủ, khái quát hơn va bảo đảm tính khả thi.
Về nguyên tắc suy đoán vô tội (khoản 1 Điều 31), UB dự thảo Hiến pháp tiếp thu ý kiến ĐBQH và thê hiên lai khoan 1 Điêu 31 theo hướng quy định “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
Chương VII – Chính phủ, ông Lý cho biết, có ý kiến đại biểu đề nghị xem xét lại khoản 1 Điều 98 trong dự thảo về vai tro đinh hương cua Thu tương Chinh phu. Cụ thể, đại biểu đề nghị thay từ “định hướng” trong quy định Thủ tướng “định hướng, điều hành hoạt động của Chính phủ” bằng từ “lãnh đạo”.
Ông Lý giải thích, Hiến pháp hiện hành cũng như Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này đều trên tinh thần phát huy vai trò, trách nhiệm của tập thể Chính phủ đồng thời, đề cao và xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Tiếp thu ý kiến này của đại biểu, UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp thống nhất chỉnh lại, giữ quy định Thủ tướng “lãnh đạo” hoạt động của Chính phủ như Hiến pháp hiện hành.
Các quy định về đât đai, trước hết, về chế độ sở hữu (Điêu 53), ông Phan Trung Lý cho biết, đa sô y kiên tan thanh quy đinh về sơ hưu đât đai như dư thao. Co y kiên đề nghị quy định đa sở hữu về đất đai hoặc có sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể về đất đai.
“Vấn đề này, ủy ban đã nhiều lần báo cáo giải trình với QH và đều thấy rằng, sở hữu toàn dân về đất đai là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã được xác định trong Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992. Vấn đề sở hữu về đất đai không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề chính trị – xã hội quan trọng. Vì vậy, đề nghị QH cho giữ quy đinh vê sơ hưu đât đai như trong dư thao” – ông Phan Trung Lý nhấn mạnh.
Vê thu hôi đât (khoản 3 Điêu 54), đa sô y kiên tan thanh vơi quy đinh vê thu hôi đât như dư thao. Môt sô y kiên băn khoăn vê quy đinh thu hôi đât đê thưc hiên cac dư an phat triên kinh tê- xa hôi vi cho răng, thu hôi đât vi lơi ich quôc gia, lơi ich công công đa bao ham cac dư an phat triên kinh tê- xa hôi.
Video đang HOT
UB dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho rằng, để phục vụ cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, bên cạnh việc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia thì Nhà nước vẫn cần thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế- xã hội. Vấn đề ở chỗ là Luật Đất đai phải quy định thật cụ thể các trường hợp thu hồi đất và việc thu hồi đất phải bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng và phải được bồi thường. Vì vậy, Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp đê nghi QH cho giư quy đinh vê thu hôi đât như đã thể hiện tại Điều 54 của dư thao.
Về trưng dụng đất (khoản 4 Điều 54), có ý kiến đề nghị bổ sung và quy định cụ thể việc trưng dụng đất trong trường hợp đặc biệt vì mục đích quốc phòng, an ninh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai. Ủy ban tiếp thu và đê nghi QH cho bô sung vân đê nay vao khoản 4 Điều 54 như sau: “Nha nươc trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai do luật định”.
Nội dung quy định về các thành phần kinh tế, Chủ nhiệm Phan Trung Lý cho biết, qua thảo luận tại tổ, đa sô y kiên tan thanh vơi quy đinh vê thanh phân kinh tê trong dư thao, nhưng đê nghi phân biêt rõ giữa “kinh tế nhà nước” và “doanh nghiệp nhà nước”.
Y kiên khac băn khoăn về quy định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” vì mâu thuẫn với quy định tại khoản 2 “các thành phần kinh tế bình đẳng”. Co y kiên đề nghị bổ sung vào dự thảo Hiến pháp quy định vê các thành phần kinh tế cụ thể.
Theo UB dự thảo sửa đổi Hiến pháp, viêc khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nhăm thể hiện bản chất chế độ kinh tế của Nhà nước ta, thể hiện rõ định hướng xã hội chủ nghĩa và vai trò của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Hơn nưa “kinh tê nha nươc” la môt khai niêm rông chứ không đồng nhất kinh tế nhà nước với doanh nghiệp nhà nước. Viêc quy đinh “kinh tê nha nươc giư vai tro chu đao” không mâu thuân vơi nguyên tăc binh đăng va canh tranh giưa cac thanh phân kinh tê.
Về ý kiến đê nghi bô sung cac thanh phân kinh tê cụ thể khác trong Hiên phap, UB dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho rằng, nêu liêt kê cu thê cac thanh phân kinh tê se không bao đam tính khai quat của Hiến pháp. Vi vây, cơ quan soạn thảo đê nghi Quôc hôi cho giư quy đinh vê cac thanh phân kinh tê như dự thảo.
P.Thảo
Theo Dantri
Đề nghị bỏ phiếu kín nhiều vấn đề Hiến pháp
Báo cáo tổng hợp ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cho thấy nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau nhất vẫn tập trung vào vấn đề thu hồi đất...
Quốc hội sẽ bấm nút biểu quyết việc thông qua dự thảo Hiến pháp sửa đổi vào ngày 28/11 tới
Bản báo cáo tổng hợp do Trưởng Đoàn thư ký kỳ họp Nguyễn Hạnh Phúc (Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) ký thể hiện, trong phiên thảo luận sáng 23/10, có 247 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến. Đánh giá chung của Đoàn thư ký, các ý kiến đã cơ bản tán thành với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình ra Quốc hội lần này.
Các chương về chế độ chính trị (chương I); Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (chương II) chỉ còn những đóng góp về kỹ thuật.
Vấn đề đất đai, tại khoản 1 Điều 32, dự thảo thể hiện "Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất đai thì theo quy định tại Điều 53 và Điều 54".
Có đại biểu cho rằng, cách diễn đạt này có thể dẫn đến cách hiểu, đất đai cũng là sở hữu tư nhân, chưa thể hiện rõ nét quyền của Nhà nước đối với đất đai.
Chuyển sang Điều 53, có 7 ý kiến đại biểu ở 4 tổ nhất trí quy định về hình thức sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Còn 1 ý kiến vẫn đề nghị quy định đa sở hữu về đất đai hoặc quy định có sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể về đất đai.
Với Điều 54 về vấn đề thu hồi đất, 11 ý kiến phát biểu ở 8 tổ thảo luận thể hiện sự nhất trí quy định về thu hồi đất và cho rằng hiện dự thảo luật Đất đai sửa đổi đã có sự thống nhất về vấn đề này. 4 ý kiến khác đề nghị ghi cụ thể với các trường hợp thu hồi đất cần được quy định chi tiết trong luật.
Còn 1 ý kiến đại biểu đề nghị sửa quy định thành "việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và theo quy định về trưng mua, trưng dụng quyền tài sản" để bảo đảm tính thống nhất với Điều 32 về chế độ sở hữu.
Vấn đề thu hồi đất cho mục đích kinh tế - xã hội, có 4 ý kiến ở 3 tổ thảo luận cho rằng, vấn đề này còn nhiều ý kiến khác nhau và không có tính ổn định. Vì vậy, đề nghị cân nhắc không quy định trong dự thảo Hiến pháp. Có 8 đại biểu khác đề nghị bỏ quy định thu hồi đất để "phát triển kinh tế - xã hội".
1 ý kiến khác đề nghị viết lại: "Nhà nước thu hồi đất vì mục đích công ích một cách công khai, minh bạch và bồi thường theo quy định của luật".
Có 4 đại biểu đề nghị quy định thu hồi đất với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phải rõ ràng, minh bạch, cơ chế, giá đền bù cụ thể. 7 ý kiến khác đề nghị nghiên cứu thể hiện nội dung thu hồi đất cho phát triển kinh tế - xã hội chặt chẽ hơn, tránh trường hợp dễ tùy tiện trong thu hồi. 2 ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ việc kiểm tra, giám sát thu hồi đất, nhất là đối với thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội.
Đề nghị đưa vào Hiến pháp về "văn hóa từ chức"
Các chương về Quốc hội (chương V), Chủ tịch nước (chương VI), Chính phủ (chương VII) còn một số câu hỏi các đại biểu đặt ra, đề nghị giải đáp.
Về Điều 69 "định nghĩa" về Quốc hội, có 1 đại biểu yêu cầu ghi rõ Quốc hội gồm những ai.
Về cơ chế bảo vệ Hiến pháp, có 28 đại biểu tán thành không quy định Hội đồng Hiến pháp trong Hiến pháp nhưng cần tăng cường trách nhiệm giám sát việc thi hành Hiến pháp của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội. Chỉ có 2 ý kiến đề nghị thành lập Hội đồng Hiến pháp để có cơ chế bảo vệ Hiến pháp độc lập và hiệu quả hơn.
Điều 70 về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, có 1 ý kiến đề nghị bổ sung vào điều này quy định về văn hóa từ chức; 1 ý kiến đề nghị bổ sung quy định về cơ quan giúp Quốc hội thực hiện việc thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và 1 đại biểu đề nghị bổ sung quy định "Quốc hội quyết định thành lập cơ quan hiến định độc lập khi cần".
Cũng tại Điều luật này, trong khoản 7, có đại biểu đề nghị quy định rõ Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội do ai giới thiệu để bầu, vì các chức danh khác đều có người giới thiệu.
Đối với quy định buộc Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND tối cao phai tuyên thê trung thanh vơi Tô quôc, nhân dân va Hiên phap khi được bầu, có 1 ý kiến đề nghị bổ sung quy định tuyên thệ với Viện trưởng VKSND tối cao. Có 3 địa biểu khác lại cho rằng, đây là vấn đề mới, Dự thảo không quy định rõ là tuyên thệ ở đâu, trước Quốc hội hay trước cơ quan cụ thể nào, đối với các chức danh do Quốc hội bầu thì có chức danh phải tuyên thệ, có chức danh không... nên đề nghị bỏ quy định này.
Tại khoản 8 điều luật này (quy định bỏ phiếu tín nhiệm), có 3 ý kiến ở 3 tổ tán thành, 1 vị cho rằng vấn đề này cần phải làm thận trọng, ý kiến khác đề nghị quy định QH "bỏ phiếu bất tín nhiệm".
Quy định về Chủ tịch nước, có đại biểu vẫn cho rằng, các quy định chưa rõ ràng, chưa xứng tầm với việc thống lĩnh lực lượng vũ trang.
Cụ thể, điều 88 về thẩm quyền của Chủ tịch nước, có ý kiến đề nghị làm rõ mối quan hệ của Chủ tịch nước - Thống lĩnh lực lượng vũ trang và Tổng bí thư - Bí thư quân ủy trung ương. Ý kiến khác lại tán thành không đặt mối quan hệ của Chủ tịch nước với Tổng Bí thư.
1 đại biểu còn đề nghị giao thẩm quyền cho Chủ tịch nước trong việc tặng thưởng danh hiệu danh nhân, quốc tổ Hùng vương, anh hùng dân tộc.
Tại Điều 94 "định nghĩa" về Chính phủ, Đoàn thư ký cũng ghi nhận 1 đại biểu đề nghị Hiến pháp thể hiện rõ trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội đối với những vấn đề được Quốc hội giao như: thực thi ngân sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, triển khai dự án quan trọng quốc gia . Điều 95 về tổ chức Chính phủ, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định để hạn chế việc thành viên Chính phủ đồng thời là đại biểu Quốc hội.
Chốt lại những nội dung ghi nhận, tập hợp được, trưởng Đoàn thư ký kỳ họp Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đại biểu Quốc hội cũng đề nghị Quốc hội cần dành thời gian để các đại biểu Quốc hội góp ý trực tiếp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp sau đó gửi lại cơ quan soạn thảo để tiếp thu và bỏ phiếu kín về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trước khi thông qua Hiến pháp.
P.Thảo
Theo Dantri
Kết hôn đồng giới, không thể xử phạt "Tôi cho rằng không thể xử phạt được họ, đấy là quyền của họ. Việc xử phạt ở đây chẳng có căn cứ gì cả. Do vậy quy định xử phạt người kết hôn đồng giới là không khả thi". Đó là ý kiến của TS Nguyễn Văn Cừ, Phó Chủ nhiệm Khoa Luật Dân sự (ĐH Luật Hà Nội), khi trao đổi...