Thủ tướng: Cố gắng đến 30/9 từng bước nới lỏng giãn cách có kiểm soát
Sáng 25/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, chủ trì cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố, 705 quận, huyện, 10.400 xã, phường.
Cuộc họp nhằm đánh giá tình hình, diễn biến dịch bệnh trong 2 tuần qua, kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, những gì được và chưa được, chỉ rõ nguyên nhân, các bài học kinh nghiệm về lãnh đạo, tổ chức thực hiện; từ đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp cho thời gian tới.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Theo Thủ tướng, cuộc họp còn cho ý kiến về dự thảo kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19 để phát triển kinh tế – xã hội. Vừa qua, Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo Bộ Y tế, Tiểu ban Y tế xây dựng dự thảo kế hoạch này với các chỉ tiêu, quy định, quy trình để đánh giá, thực hiện.
“Cố gắng từ nay đến 30/9 sẽ từng bước nới lỏng giãn cách xã hội có kiểm soát để khôi phục phát triển kinh tế – xã hội”, Thủ tướng phát biểu.
Người đứng đầu Chính phủ cũng cho biết ngày 24/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Thủ tướng yêu cầu tổ chức thực hiện tốt chính sách này để hỗ trợ kịp thời người lao động và người sử dụng lao động trên tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no”.
Tại cuộc họp, Thủ tướng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo về tiếp tục hoàn thành một số giải pháp kỹ thuật, công nghệ phục vụ phòng chống dịch.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, trong 14 ngày qua, cả nước ghi nhận 152.215 trường hợp mắc Covid-19 (87.214 ca cộng đồng). Tuần qua ghi nhận 72.236 ca mắc, giảm 9,7% so với tuần trước đó.
Trong đợt dịch thứ 4, đến ngày 24/9 cả nước đã ghi nhận khoảng 734.000 ca mắc, 503.000 người đã khỏi bệnh (chiếm tỷ lệ 69%); có 16/62 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới, 5 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát. Cao Bằng là địa phương duy nhất chưa ghi nhận ca mắc nào.
Hà Nội: 'Phố thị' rộn ràng nhịp bán-mua sau nới lỏng giãn cách xã hội
Từ 6 giờ ngày 21/9, TP Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội, Thủ đô áp dụng Chỉ thị 15/TTg và các biện pháp mạnh hơn, cho phép một số mặt hàng phục vụ đời sống tiêu dùng, sản xuất được mở cửa kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.
Trên nhiều tuyến phố nội đô, tiểu thương "nhộn nhịp" bán hàng trở lại.
Đây là tín hiệu lạc quan cho thấy công tác phòng chống dịch của TP Hà Nội được thực hiện và kiểm soát tốt, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tiểu thương buôn bán sản xuất kinh doanh trở lại sau nhiều tháng bị "đóng băng", suy giảm nguồn thu, từng bước hồi phục nền kinh tế tư nhân nói riêng, kinh tế Thủ đô nói chung.
Theo chủ trương của Thành phố, Hà Nội cho phép thực hiện và điều chỉnh một số hoạt động như: Các cơ sở cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn; cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch; dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội; cửa hàng cắt tóc, gội đầu; dịch vụ kinh doanh, sửa chữa, rửa xe ôtô, xe máy, phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; cửa hàng kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng; hoạt động kinh doanh trên các sàn điện tử thương mại, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày.
Hàng loạt cửa hàng bán xe ô tô cũ trên phố Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên) mở cửa lại sau 2 tháng "đóng băng".
Chợ "nhà giàu" Gia Ngư (quận Hoàn Kiếm) chưa mở cửa hoàn toàn, nhưng các tiểu thương bán hàng trở lại trong điều kiện an toàn.
Phố "ngan cháy tỏi" Hàng Nón (quận Hoàn Kiếm) mở cửa bán mang về.
Âm thanh gò, hàn xì các sản phẩm gia dụng bằng tôn lại rộn ràng trên "phố nghề" Hàng Thiếc (quận Hoàn Kiếm).
Phố "khóa" Thuốc Bắc (quận Hoàn Kiếm) bắt đầu có "kẻ bán, người mua".
Đại diện các hộ kinh doanh tiểu thương trên các tuyến phố Hà Nội qua trao đổi đều bày tỏ, chia sẻ niềm vui, phấn khởi trước quyết định nới lỏng giãn cách của thành phố, khẳng định chủ trương này không chỉ thể hiện rõ quan điểm của Chính phủ, Quốc hội về thực hiện mục tiêu kép "vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế", mà còn kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tiểu thương đang "hấp hối".
Tiểu thương kinh doanh thuốc đông y trên phố Lãn Ông (quận Hoàn Kiếm) mở cửa trở lại sau thời gian bị "đóng băng".
Phố "đồ chơi" Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm) sau Tết Trung thu mới được mở cửa trở lại.
Các tiểu thương trên phố "đồ thờ" Hàng Quạt (quận Hoàn Kiếm) kinh doanh trở lại sau nới lỏng giãn cách.
"Chợ trời" duy nhất Thịnh Yên của quận Hai Bà Trưng và Hà Nội sôi động trở lại.
Qua ghi nhận của phóng viên, mặc dù các hoạt động sản xuất kinh doanh, cửa hàng buôn bán đã từng bước nhộp nhịp trở lại, phố phường đã từng bước rộn rã như trước khi giãn cách xã hội, nhưng các doanh nghiệp, tiểu thương và người dân trong giao dịch, mua bán hàng, vận chuyển... đều đã có ý thức tự giác, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định phòng dịch bệnh của Thành phố, Bộ Y tế, để sống chung với COVID-19 an toàn, với hy vọng không phải "ngủ đông" thêm nữa.
Video Player is loading.
PauseUnmute
Remaining Time 7:57
X
Phố "phụ tùng" xe máy phố Huế (quận Hai Bà Trưng) mở cửa là đắt khách.
"Chợ vải" Phùng Khắc Khoan (quận Hai Bà Trưng) lại đa dạng sắc màu.
Phố "lốp xe" ô tô Hai Bà Trưng (quận Hai Bà Trưng) rộn rã không kém.
Phố "sắt" La Thành (quận Đống Đa) nhộn nhịp ngay sau nới lỏng giãn cách.
Thủ tướng: Đạt 'zero COVID' là khó khăn, sẽ có hướng dẫn 'thích ứng an toàn dịch bệnh' Đạt zero COVID sẽ là một điều rất khó khăn vì với những nước phát triển có tỉ lệ tiêm vắc xin đạt 90% dân số, điều đó cũng là không thể. Chúng ta đang xây dựng hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh. Thủ tướng chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo về công...