Thủ tướng: Chúng ta đã đẩy lùi và kiểm soát được dịch COVID-19, trở lại công việc bình thường trong trạng thái mới
Sáng 7/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp nghe Ban Chỉ đạo quốc gia báo cáo tình hình dịch COVID-19 và các biện pháp mới.
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng cho biết, 21 ngày qua không có ca mắc mới trong cộng đồng. Chúng ta đã đẩy lùi và kiểm soát được dịch COVID-19, dần trở lại công việc bình thường trong trạng thái mới. 100% số tỉnh, thành cho học sinh đi học trở lại ổn định. Tuy nhiên, chúng ta không thể lơ là, mất cảnh giác bởi nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài còn lớn. Tình hình dịch bệnh trên toàn cầu còn diễn biến xấu, nhiều nước đang lây nhiễm mạnh, số người tử vong cao. Một số nước ASEAN tình hình diễn biến phức tạp. Hiện vẫn chưa có vaccine phòng bệnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp nghe Ban Chỉ đạo quốc gia báo cáo tình hình dịch COVID-19 và các biện pháp mới (ảnh VGP)
Do đó, Thủ tướng đề nghị cuộc họp tập trung thảo luận các biện pháp ứng phó đối với trong nước như thế nào, ngoài nước như thế nào?
Trong nước, tiếp tục giảm “giãn cách xã hội” thế nào để trở lại hoạt động bình thường, “chứ vào lớp học vừa đội mũ bảo hộ, vừa đeo khẩu trang thì làm sao các em học được trong khi mùa hè nóng bỏng này”- Thủ tướng nhận định.
Thủ tướng cũng đặt vấn đề các ngành nghề tiếp tục được hoạt động trở lại như thế nào. Mở ra mạnh mẽ hơn trong nước là hướng quan trọng để bảo đảm sản xuất, kinh doanh bình thường nhưng đề cao cảnh giác.
Thủ tướng nêu vấn đề cần tính việc tiếp tục kiểm soát số lượng người Việt Nam ở nước ngoài về như thế nào.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia, tính đến 18h ngày 6/5, thế giới ghi nhận hơn 3,74 triệu người mắc tại 214 quốc gia, vùng lãnh thổ; 258.846 trường họp tử vong.
Toàn cảnh cuộc họp (ảnh VGP)
Video đang HOT
Tại Việt Nam, kể từ ngày 16/4 đến nay không ghi nhận thêm trường hợp mắc mới tại cộng đồng. Trong vòng một tuần qua, chỉ ghi nhận 1 trường họp mắc mới là chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc, được cách ly ngay khi nhập cảnh vào Việt Nam. Ngày 6/5 đã thực hiện giải tỏa cách ly tại ổ dịch thôn Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội) và tại xã Phố Là (Đồng Văn, Hà Giang) sau 28 ngày thực hiện cách ly y tế, không phát hiện trường hợp mắc mới. Như vậy, về cơ bản tình hình dịch tại Việt Nam tiếp tục được kiểm soát tốt, nguy cơ xuất hiện các trường hợp dương tính tiềm ẩn trong cộng đồng là rất thấp.
Ban Chỉ đạo quốc gia cho rằng, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, với số mắc và số tử vong cao ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, vẫn phải tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài để có thể nới lỏng được ở bên trong nhằm thực hiện mục tiêu kép là vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội.
Ban Chỉ đạo kiến nghị Thủ tướng về việc tiếp tục thực hiện nghiêm việc kiểm soát người nhập cảnh và thực hiện cách ly 14 ngày một cách phù hợp và xét nghiệm đối với tất cả người nhập cảnh vào Việt Nam.
Chống dịch Covid-19 và những điều chưa từng có ở Việt Nam
"Những biện pháp phòng chống dịchCovid-19 của Việt Nam thời gian qua chưa từng có trong tiền lệ, trong đó cách ly xã hội, giãn cách xã hội là biện pháp mạnh nhất" - ông Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với phóng viên Dân Việt.
Sau nhiều tháng tham gia chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, điều ông rút ra và nhận định về đại dịch toàn cầu này là gì?
- Có thể nói, trong lịch sử loài người chưa bao giờ xuất hiện dịch bệnh nào có sức tấn công mãnh liệt như đại dịch Covid-19. Đây là dịch bệnh điển hình trong một thế giới phát triển, tốc độ lây lan rất nhanh, chỉ trong một thời gian ngắn đã có khoảng 3 triệu người mắc bệnh, hơn 200.000 người tử vong.
Các bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi bệnh và xuất viện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Ngọc Thành
Hiện nay các đáp ứng toàn cầu để phòng chống dịch Covid-19, kể cả ở Việt Nam, chưa từng có trong tiền lệ. Vì tất cả các hoạt động phòng chống dịch ở tất cả các nước trên thế giới hiện nay đều ở mức độ cao nhất.
Đối với Việt Nam, chúng ta đã chủ động áp dụng một loạt các biện pháp phòng chống dịch bệnh chưa có trong tiền lệ với quy mô lớn. Cụ thể là, lần đầu tiên chúng ta áp dụng biện pháp cách ly toàn xã hội. Ngay từ đầu, lãnh đạo Chính phủ đã chỉ đạo áp dụng các biện pháp phải cao hơn 1 mức so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)...
Đặc biệt, virus gây bệnh Covid-19 cũng có rất nhiều điểm bí ẩn, do đó ngay từ đầu giới khoa học toàn cầu đã đồng loạt bắt tay vào nghiên cứu, chỉ sau 14 ngày đã có bản đồ gen, tuy nhiên vẫn còn nhiều câu hỏi về sản xuất vaccine, thuốc đặc trị hiện vẫn chưa có lời giải...
Biện pháp phòng dịch Covid-19 của Việt Nam đã đưa lại những kết quả khả quan khi chúng ta hạn chế được các ca bệnh. Ông nhận định sao về chiến lược phòng dịch của chúng ta?
- Nhiều bài học, nhiều quan điểm, chiến lược phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam nhận được những lời khen của thế giới. Tôi có thể tóm lại các điểm lớn: Vấn đề thứ nhất chính là sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, của Nhà nước.
Khi dịch mới xảy ra thì Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã chỉ đạo rất quyết liệt. Chưa bao giờ một sự kiện y tế mà cứ 4 ngày Thường trực Chính phủ họp 1 lần, 2 ngày Ban Chỉ đạo quốc gia họp 1 lần và hàng ngày có báo cáo dịch, tất cả các thông tin dịch đều được cập nhật mỗi ngày vài lần.
Chúng ta đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị tham gia phòng chống dịch, đặt trách nhiệm cho người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp, các đơn vị. Đây là một điều rất quan trọng, vì người đứng đầu cấp ủy và chính quyền phải thấy được trách nhiệm của mình để trực tiếp chỉ đạo điều hành việc này ở địa phương mình, đơn vị mình.
Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam - TS Kidong Park đánh giá, Việt Nam đã phản ứng sớm và hành động tích cực chống dịch bệnh. Báo cáo đánh giá rủi ro đầu tiên đã được thực hiện từ đầu tháng 1, ngay sau khi có thông tin về dịch bệnh ở Trung Quốc. Việt Nam sớm thành lập một ủy ban phòng chống dịch bệnh quốc gia và ngay lập tức triển khai kế hoạch ứng phó quốc gia.
Vấn đề thứ 2: Chúng ta huy động được toàn dân tham gia chống dịch. Điều này có ý nghĩa để đạt được những thành quả rõ rệt. Trong Công văn 79 của Ban Bí thư ngày 29/1 đã nói rất rõ, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào công cuộc chống dịch Covid-19. Chúng ta đã huy động ngay lực lượng quân đội tham gia vào chống dịch. Việt Nam là một trong số ít quốc gia đã đưa lực lượng quân đội ngay vào "trận chiến" phòng dịch Covid-19 từ những ngày đầu.
Vấn đề thứ 3: Chúng ta đã áp dụng triệt để các biện pháp cần thiết trong vấn đề đối phó với dịch bệnh. Chiến lược phòng dịch chúng ta đã đặt rõ ngay từ đầu: "Ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, điều trị". Đây là chiến lược bất di bất dịch mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19, đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại, là chiến lược chúng ta kiên định để thực hiện.
"Dĩ bất biến, ứng vạn biến", về biện pháp có thể linh hoạt, uyển chuyển để phù hợp với tình hình thức tế nhưng nguyên tắc chiến lược sẽ nhất quán, không thay đổi.
Ông có thể phân tích cụ thể hơn về nguyên tắc chiến lược phòng dịch "Ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, điều trị" bất di bất dịch của Việt Nam?
- Ngăn chặn là ngay từ đầu chúng ta đã ngăn chặn nguồn dịch xâm nhập từ nước ngoài. Chúng ta ngăn chặn triệt để, cách ly triệt để những người nhập cảnh. Lúc đầu chỉ cách ly người từ vùng dịch về, về sau này chúng ta nâng dần từng mức độ cho từng nước, từng khu vực và đến giờ là cách ly toàn bộ người nhập cảnh. Chiến lược này rất quan trọng.
Tiếp theo là toàn bộ lực lượng y tế của Việt Nam đã được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo triển khai rất bài bản, từ vấn đề giám sát, cho đến phát hiện, điều trị, phân tuyến điều trị bệnh nhân Covid-19...
Chúng ta đã liên tục cập nhật các tình huống, phác đồ điều trị theo kinh nghiệm điều trị của thế giới. Và chúng ta đã ban hành kế hoạch có tất cả các tình huống ứng phó cấp độ 3 (khi có hơn 1.000 ca bệnh). Chúng ta liên tục bổ sung, sửa đổi kế hoạch ứng phó cho phù hợp thực tế, các ngành các cấp có thể triển khai phù hợp, hiệu quả.
Riêng về điều trị, chúng ta đã có một mạng lưới điều trị nối mạng với tất cả các bệnh viện chính trong vấn đề điều trị để trao đổi, chia sẻ, hội chẩn cho tất cả các bệnh nhân. Đó là lý do tại sao đến nay Việt Nam vẫn chưa có trường hợp tử vong vì Covid-19, là 1 trong 3 nước có trên 200 ca Covid-19 mà chưa có ca tử vong.
Đến thời điểm này, chúng ta tự tin rằng các biện pháp của Việt Nam đã có hiệu quả và thời gian tới chúng ta tự tin kiên trì với các biện pháp này.
Cho đến giờ phút này, tại Việt Nam, khi các ca Covid-19 đã giảm dần, nhiều ngày không có ca bệnh mới, ông đánh giá thế nào về hiệu quả trong giãn cách xã hội?
- Cách ly toàn xã hội là một trong những giải pháp mạnh mẽ nhất mà chúng ta đang thực hiện để phòng chống dịch Covid-19. Phần lớn người dân thực hiện nghiêm túc yêu cầu giãn cách xã hội, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho bản thân.
Dịch bệnh tạm lắng nhưng chúng ta tuyệt đối không được chủ quan. Vì hiện nay, qua phân tích dịch tễ, theo dõi các yếu tố liên quan, chúng tôi nhận định có 1 số ca Covid-19 đã lọt ra ngoài cộng đồng, lây lan trong cộng đồng. Do đó, nếu người dân thấy ca bệnh có xu hướng giảm bớt mà chủ quan, lơ là phòng chống dịch thì sẽ rất dễ mắc bệnh từ ca Covid-19 "chưa lộ mặt" trong cộng đồng.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam chuẩn bị tất cả các kịch bản, kể cả những kịch bản xấu hơn thực tế hiện nay. Chúng ta liên tục cập nhật các tình huống, tất cả đang trong thái chuẩn bị kỹ lưỡng, khi có tình huống xảy ra lập tức có thể triển khai.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Diệu Linh
Bộ Công an trao tặng thiết bị vật tư y tế phòng chống dịch COVID-19 cho các nước Những khoản hỗ trợ các loại vật tư y tế thiết yếu cho phòng, chống dịch COVID-19 tới các đối tác của Việt Nam đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh đã được Bộ Công an thực hiện liên tục trong suốt thời gian cao điểm của đại dịch. Đây là một trong những chỉ đạo nhất quán, quyết liệt của...