Thủ tướng: Chuẩn bị phương án cho làn sóng thứ 2 dịch COVID-19 có thể bùng phát
Không được chủ quan trên chiến thắng và phải chuẩn bị kịch bản để ứng phó với làn sóng thứ 2 có thể bùng phát của dịch COVID-19, chống dịch gắn với yêu cầu chống phá sản, Thủ tướng nhấn mạnh tại cuộc họp chiều 6-4.
Chống dịch chống cả phá sản, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – Ảnh: CHÍNH PHỦ
Chiều 6-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tiếp tục bàn các giải pháp thúc đẩy thực hiện Chỉ thị số 16 và giải quyết một số kiến nghị của các ngành liên quan nâng cao kết quả phòng, chống dịch bệnh.
Tiếp tục thực hiện nghiêm giãn cách xã hội
Cho rằng nhân dân đã thực hiện và chấp hành tốt các Chỉ thị 15, 16, Thủ tướng nhấn mạnh cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc giãn cách xã hội; không được chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh, “say sưa với chiến thắng bước đầu”, đặc biệt trong bối cảnh đã xảy ra việc tái nhiễm ở một số nơi trên thế giới.
Theo Thủ tướng, thực tế nếu làm tốt công tác cách ly xã hội thì sẽ không có đỉnh dịch. Do đó, để bảo tồn những kết quả đã đạt được, các bộ, ngành, địa phương trong cả nước đều thống nhất phải tiếp tục thực hiện nghiêm hơn nữa Chỉ thị 16 của Thủ tướng về cách ly xã hội.
“Chiến lược phòng, chống hiện nay trong giai đoạn 3 là cách ly xã hội, tìm kiếm ca bệnh, khoanh vùng dập dịch theo phương pháp “khóa chặt từ bên ngoài, dập dịch từ bên trong”; tích cực chữa trị cho những người mắc bệnh.
Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo từ nay đến 15-4, cả hệ thống chính trị, các địa phương, ngành y tế và các đơn vị liên quan cần nắm chắc tình hình, chuẩn bị nhanh các kịch bản, các giải pháp để chuẩn bị cho làn sóng bùng phát thứ 2 của dịch bệnh COVID-19.
Video đang HOT
Chuẩn bị thêm bệnh viện dã chiến, máy thở
Cụ thể, Thủ tướng đề nghị cần tìm cho được những ca F0; truy tìm mọi dấu vết 2 ổ dịch tại TP.HCM và Hà Nội; tăng cường phòng, chống lây nhiễm tại các cơ sở thờ tự, đám đông, các siêu thị, phương tiện công cộng tiềm ẩn những nguy cơ lây nhiễm cao.
Đồng thời, cần chuẩn bị tốt phương án bệnh viện dã chiến để không bị động trong mọi tình huống. Điều phối các nguồn lực, hướng dẫn, đào tạo, tăng cường năng lực y tế cho các địa phương; hỗ trợ tăng cường công nghệ kiểm soát dịch bệnh. Cần thực hiện nghiêm cách ly toàn xã hội, không để dịch lây lan trong cộng đồng. Thủ tướng cho rằng nếu làm tốt việc này sẽ không có đỉnh dịch ở Việt Nam.
Đi liền với đó, các địa phương có dịch xuất hiện cần tăng cường đầu tư đẩy mạnh xét nghiệm cho người dân; thực hiện nghiêm ngăn ngừa lây nhiễm cho các đối tượng công nhân, giám sát việc tuân thủ phòng, chống dịch cho các cơ sở sản xuất; tăng cường vai trò của người đứng đầu các cơ sở sản xuất.
Về vấn đề máy thở, Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ có một chương trình sản xuất máy thở, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lĩnh vực này.
Chống dịch chống cả phá sản, thất nghiệp
Thủ tướng cũng đề nghị tạo điều kiện cho người Việt Nam, nhất là các nhóm yếu thế như trẻ em vị thành niên, người đi chữa bệnh nặng bị kẹt ở nước ngoài về nước; đồng thời biểu dương các địa phương bước đầu hỗ trợ người nghèo trên địa bàn. Cùng với giải pháp về an sinh, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần chống dịch nhưng cũng phải chống doanh nghiệp phá sản, người lao động mất việc.
Theo đó, Chính phủ đã có chương trình tháo gỡ khó khăn, giải ngân vốn đầu tư công. Trong khó khăn nhưng cũng có những cơ hội, nên Thủ tướng đề nghị các ngành, các cấp và người dân cần đẩy mạnh đổi mới phương thức hoạt động, tập trung phát triển các ngành, dịch vụ mới, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch, xử lý công việc, tăng cường phát triển vấn đề Chính phủ số, kinh tế số; sản xuất, xuất khẩu hàng hóa y tế dự phòng với các thị trường lớn như châu Âu, Hoa Kỳ.
Song song với phòng, chống dịch, cần chủ động chuẩn bị những giải pháp toàn diện về phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn trong phòng dịch. Chính phủ sẽ tổ chức họp với các địa phương bàn luận các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.
NGỌC AN
Cách ly xã hội vì dịch Covid-19: Những ngày để 'cảm nhận' thế giới
Ngoài những ảnh hưởng xấu do dịch Covid-19 gây ra thì dường như một số tia sáng đã đến đối với hành tinh mang tên Trái Đất. Trong những ngày cách ly xã hội vì dịch Covid-19, chúng ta cùng nhìn những đổi thay này.
Hình ảnh so sánh mức độ khí thải NO2 trong không khí giữa thời điểm dịch Covid 19 gia tăng và thời điểm 1 năm trước đó - Nguồn từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA)
Thiên nhiên được hồi sinh!
Ngành du lịch tại Ý dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng và thật lạ lẫm khi nhìn thành phố du lịch Venice với những con kênh đào nổi danh thế giới vắng lặng và thưa thớt người qua lại do dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên nhờ vậy, dòng kênh Venice lại trở nên trong vắt với những đàn cá nhỏ bơi lội. Người dân thành phố này đã chuyền nhau các bức ảnh "trong lành" với một niềm xúc động và vui sướng.
Trong khi con người "bận" ở nhà để tránh dịch thì loài rùa biển ở bang Odisha của Ấn Độ đã tận dụng thời cơ này độc chiếm cả một bờ biển Rushikulya cho việc "nghỉ dưỡng" và đẻ trứng của mình. Loài rùa biển ở đây đã phải chịu nhiều ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường và các hoạt động du lịch của con người, một số người vô ý thức đã quấy rầy khi chúng đẻ trứng và lấy đi những quả trứng để làm vật kỷ niệm. Vì thế nên việc những con rùa "vô tư" và "thong dong" nghỉ ngơi trên bờ biển được xem là một khoảng khắc "tái sinh" của thiên nhiên trong những ngày ít bị tàn phá bởi loài người.
Theo một báo cáo mới nhất từ Đại học Colorado Boulder (Mỹ), lỗ hổng tầng ozone phía trên Nam Cực đang có dấu hiệu tự chữa lành sau những năm bị con người tổn hại nghiêm trọng. Không những thế, những hình ảnh cho thấy mức độ ô nhiễm đã giảm mạnh tại các thành phố lớn ở châu Âu đã được cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) công bố. Hình ảnh so sánh mức độ khí thải NO2 trong không khí giữa thời điểm dịch Covid 19 gia tăng và thời điểm 1 năm trước đó.
Trào lưu thử thách 15 ngày "We care - we share" do Thành đoàn Hà Nội phát động trên mạng xã hội - Ban tổ chức
Gắn kết mọi người, chữa lành tinh thần
Trong tình hình phải thực hiện các biện pháp cách ly và giãn cách xã hội, chúng ta có cơ hội gần gũi với người thân trong gia đình nhiều hơn. Có thời gian mỗi sớm cùng nhau ngồi lại để theo dõi tin tức với những tách cà phê, cùng nhau ăn một bữa cơm gia đình với đầy đủ các thành viên. Những đứa con xa quê được về nhà sau những năm làm việc vất vả ngày đêm.
Những ngày cách ly xã hội, bạn trẻ có nhiều thời gian để trau dồi các kỹ năng hay học nhạc, vẽ tranh, đọc sách, trồng cây... - Nhiên Vũ
Học sinh, sinh viên học cách tự giác trong việc học cũng như có thời gian để trau dồi các kỹ năng sống như: nấu cơm, làm bánh,... hay tự học chơi nhạc cụ, vẽ tranh, đọc sách, trồng cây. Tất cả những điều tích cực ấy, cũng là một khía cạnh mà chúng ta nên nhìn nhận và học hỏi. Trong thời điểm này, cần hơn tất cả là những điều lạc quan để xoa dịu và làm động lực để con người cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh.
Giãn cách xã hội không có nghĩa là cô lập bản thân với mọi thứ xung quanh, đây chỉ là cách để chúng ta cẩn thận hơn trong giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày. Hiển nhiên, những hậu quả và ảnh hưởng của nó đã tác động mạnh đến cuộc sống của tất cả mọi người, không chỉ Việt Nam mà là trên toàn thế giới. Nhưng đó là điều chúng ta bắt buộc phải đánh đổi để giữ lấy sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Thay vì để cho tâm trí chỉ toàn những nỗi buồn và lo âu, chúng ta có thể pha một tách trà, lên kế hoạch thực hiện những việc làm "tại gia" mà khi trước vẫn chưa có cơ hội thử nghiệm. Trong thời gian "tạm nghỉ ngơi" này, hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe và tinh thần thật tốt để cùng nhau hy vọng những ngày tốt đẹp sẽ sớm trở lại với thế giới.
Dịch Covid-19 đang là một nỗi lo ngại lớn đối với tất cả chúng ta khi phạm vi lây nhiễm và mức độ nghiêm trọng của nó ngày một tăng. Con số dương tính với virus trên thế giới đã chạm mức báo động: trên 1 triệu người với hơn 60.000 ca tử vong. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, chúng ta đang đứng trước thời khắc quyết định của cả một dân tộc. Vì thế nên đối với tình hình hiện nay, "giãn cách xã hội" chính là biện pháp đúng đắn mà chính phủ đã đưa ra, cần được nhân dân chấp hành và tuân thủ nghiêm ngặt.
Linh Hoàng
Thủ tướng: 'Làm nghiêm cách ly xã hội, Việt Nam sẽ không có đỉnh dịch' Thủ tướng yêu cầu phải ngăn chặn được dịch lây lan trong cộng đồng, không tạo nên ổ dịch, vùng dịch lớn, bằng cách làm nghiêm cách ly xã hội. Nếu làm tốt, Việt Nam sẽ không có đỉnh dịch Thủ tướng chủ trì cuộc họp chiều 6.4 . Ảnh Quang Hiếu Thông điệp trên được Thủ tướng nhấn mạnh khi phát biểu...