Thủ tướng: Chưa có cơ sở để điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng
Sáng ngày 25/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách, tiền tệ quốc gia, đã chủ trì cuộc họp của Hội đồng nhằm phân tích, đánh giá tình hình trong nước, quốc tế, nhất là tác động của dịch COVID-19 tới phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; thảo luận về dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng về các giải pháp chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế – xã hội.
Thủ tướng đề nghị Hội đồng thảo luận, đề ra các chủ trương, chính sách, những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ hiện nay, tư vấn cho Thủ tướng các chính sách, biện pháp chỉ đạo, điều hành để thực hiện mục tiêu đề ra, nhất là một số vấn đề về đầu tư.
Tại cuộc họp, các ý kiến đề cập đến nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như giải pháp về thuế, phí. Nhiều thành viên Hội đồng cho rằng, cần tạo điều kiện tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp, chống trì trệ trong phát triển. Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế để vừa bù đắp thiệt hại, vừa giảm thiểu tác động của dịch. Việc chống dịch thành công cũng là giải pháp quan trọng để đất nước phát triển.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận các ý kiến của các thành viên Hội đồng, cho rằng đây là nguồn tư liệu quan trọng, đầu vào để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra các quyết sách điều hành phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh có khó khăn, nhất là dịch COVID-19.
Video đang HOT
Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước ( NHNN) khẩn trương tổng hợp các ý kiến, hoàn thiện các báo cáo của Hội đồng, gửi Thủ tướng, đồng thời có báo cáo tóm tắt đưa ra phiên họp Chính phủ thường kỳ tới đây. Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT tiếp thu ý kiến để hoàn thiện dự thảo Chỉ thị về các giải pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển.
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam là đất nước an toàn, có kinh tế vĩ mô tốt, các cân đối lớn của nền kinh tế được giữ vững. Chính phủ đang triển khai thực hiện mục tiêu kép là không để dịch COVID-19 lây lan, bảo đảm an toàn tính mạng và sức khỏe của người dân là quan trọng nhất. Đồng thời, thực hiện mục tiêu bảo đảm sự phát triển của đất nước, thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng, Quốc hội giao.
“Trong khó khăn, phải vượt qua, quyết liệt, đồng bộ, phải cải cách mạnh mẽ, phải đồng tâm hiệp lực với niềm tin, sức mạnh Việt Nam để đưa đất nước tiến lên”, Thủ tướng nêu rõ, chưa có cơ sở để điều chỉnh các chỉ tiêu vĩ mô, tăng trưởng. Chúng ta cần hết sức thận trọng, không bi quan, xác định rõ, phân tích kỹ tình hình, xem xét các yếu tố tác động để có giải pháp phù hợp.
Quyết liệt chống dịch, nỗ lực vượt khó, tập trung thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương có kế hoạch, phương án, kịch bản đối phó tác động về kinh tế-xã hội do dịch COVID-19. Cần tăng cường năng lực phân tích, dự báo, ứng phó biến động từ bên ngoài.
Hội đồng thống nhất, cần tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tạo nền tảng cho phát triển bền vững.
Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các công trình trọng điểm quốc gia. Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp, đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Theo P.V/Petrotimes.vn
Nhờ đâu dự trữ ngoại hối Việt Nam năm 2019 đạt mức cao kỷ lục?
Dự trữ ngoại hối năm 2019 của Việt Nam đạt mức 80 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2016 và tương đương với 14 tháng nhập khẩu.
Ảnh: Vietnamnet.
Tại hội nghị Chính phủ với địa phương ngày 30/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm 2019 đạt 80 tỷ USD - mức kỷ lục mà 10 năm trước khó có hình dung ra được.
So với những năm trước đây, dữ trự ngoái hối của Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh ở mức 25% so với năm 2018. Từ năm 2012 trở đi, dự trữ ngoái hối liên tục tăng, từ mức 25,6 tỷ USD lên mức 41 tỷ USD năm 2016 và tăng lên gấp đôi chỉ sau đó 3 năm.
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam qua các năm.
Đánh giá kỹ hơn, có thể thấy với mức dự trữ ngoại hối của năm 2019 sẽ tương đương với 14 tháng nhập khẩu, cao hơn mức 3 tháng mà quy ước quốc tế quy định để bảo đảm an toàn trong việc chống đỡ với các cú sốc về cầu ngoại tệ. Đây là mức cao kỷ lục của Việt Nam bởi vì trong giai đoạn 2012-2017, tỷ lệ này vẫn chưa qua nổi mức 2,5 tháng nhập khẩu.
Lý giải cho thành tựu này, giới phân tích cho rằng đây là kết quả của lượng kiều hối chảy về Việt Nam dồi dào cũng như việc luôn duy trì được trạng thái thặng dư trong cán cân thương mại thời gian gần đây. Cụ thể, theo dự báo của Worldbank, lượng kiều hối đổ về Việt Nam năm 2019 có thể đạt 16,7 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm trước và bảo đảm được vị trí trong Top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới 3 năm gần nhất. Tương tự, liên tục trong 4 năm qua, cán cân thương mại của Việt Nam luôn thặng dư, riêng chỉ trong năm 2019 giá trị thặng dư lên đến 9,9 tỷ USD.
Ngoài ra, mặc dù ở một số thời điểm trong năm, tikgkgigỷ giá có sự gia tăng do ảnh hưởng của thương chiến Mỹ - Trung nhưng nhìn chung tỷ giá USD/VNĐ trong năm qua luôn ổn định, tỷ giá mua vào của các ngân hàng thương mại luôn đi ngang hoặc thấp hơn tỷ giá chính thức. Nhờ vậy, Ngân hàng Nhà nước đã mua được một lượng lớn ngoại tệ, góp phần gia tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia đạt mức kỷ lục nêu trên.
Theo Nhipcaudautu.vn
Đặt "cửa sáng" cho TTCK năm 2020 Nhận định về TTCK năm 2020 tại cuộc tọa đàm do Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán tổ chức ngày 26/12/2019, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, lãnh đạo ngành chứng khoán và nhiều thành viên thị trường chia sẻ cái nhìn lạc quan, khi đây là năm làm mới nền tảng pháp lý, nền tảng công nghệ...