Thủ tướng chủ trì tiệc chiêu đãi quốc tế mừng Quốc khánh
“Chúng tôi ý thức sâu sắc rằng, sự phát triển của đất nước gắn liền với hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại tiệc chiêu đãi quốc tế mừng Quốc khánh.
Tiệc chiêu đãi các Đại sứ, Đại biện, Trưởng Đại diện các tổ chức Quốc tế được tổ chức tại Hà Nội vào tối 28/8/2014 nhân kỷ niệm 69 năm Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, thế giới đang đứng trước những vận hội to lớn bởi những thành tựu kỳ diệu của khoa học và công nghệ. Xu thế tự do hóa kinh tế – thương mại – đầu tư phát triển mạnh mẽ. Nền kinh tế thế giới tuy còn khó khăn nhưng đã phục hồi rõ nét. Trong khi đó, tình hình chính trị – an ninh quốc tế có những diễn biến phức tạp, khó lường, đe dọa hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.
Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam ý thức sâu sắc rằng, sự phát triển của đất nước gắn liền với hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới. Đối thoại, hợp tác, tôn trọng lợi ích của nhau trên cơ sở cùng có lợi, tôn trọng luật pháp quốc tế và các chuẩn mực chung là nền tảng, phương cách căn bản và hiệu quả nhất để gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển cho tất cả các nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại tiệc chiêu đãi quốc tế.
Với tinh thần đó, Việt Nam luôn làm hết sức mình đóng góp tích cực và trách nhiệm vào các vấn đề an ninh, phát triển chung của khu vực và thế giới. Việt Nam quyết tâm cùng với các nước thành viên ASEAN khác đẩy nhanh tiến trình xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN, thúc đẩy hình thành cấu trúc khu vực do ASEAN giữ vai trò trung tâm, đề cao tôn trọng luật pháp quốc tế và xây dựng các chuẩn mực ứng xử chung ở khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, trong suốt 69 năm qua, kể từ ngày 2/9/1945, thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng, dũng cảm, kiên cường vượt khó khăn, gian khổ để gìn giữ nền độc lập, tự do của dân tộc, thống nhất Tổ quốc, xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; góp phần thúc đẩy hòa bình, hữu nghị, tiến bộ trong khu vực và trên thế giới.
Thủ tướng khẳng định, với sự hợp tác, đồng hành của các nước và các tổ chức quốc tế, Việt Nam ngày nay là đất nước có chính trị – xã hội ổn định vững chắc; nền kinh tế ngày càng phát triển; thể chế pháp luật và chính sách tiếp tục được hoàn thiện; chủ quyền quốc gia và môi trường hòa bình, ổn định được giữ vững; hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng, tạo ra những động lực mới cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Video đang HOT
Việt Nam đã bắt đầu tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, nỗ lực cùng các nước hoàn thành trọng trách tại một số cơ chế, tổ chức quan trọng như Hôi đông Nhân quyên Liên hơp quôc, Hội đồng Thống đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Ủy ban Di sản thế giới của Tổ chức UNESCO. Việt Nam cũng đang tích cực đàm phán 6 Hiệp định thương mại tự do mới với các đối tác quan trọng, làm cho tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, thực chất và hiệu quả.
Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi lời cảm ơn chân thành tới Chính phủ và nhân dân các nước, các đối tác và bạn bè quốc tế đã dành cho Việt Nam sự tin cậy, sẻ chia, ủng hộ quý báu và sự hợp tác có hiệu quả trong suốt thời gian qua. Thủ tướng nhấn mạnh vai trò cao cả và quan trọng của các vị Đại diện của các quốc gia, các tổ chức quốc tế như những nhịp cầu kết nối các đất nước, các tổ chức với Việt Nam; đồng thời mong muốn các vị Đại diện của các quốc gia, các tổ chức quốc tế tiếp tục phát huy hiệu quả vai trò và sứ mệnh đặc biệt của mình.
Thay mặt các vị Đại sứ, Đại biện, Trưởng Đại diện các Tổ chức quốc tế tại Việt Nam, phát biểu tại tiệc chiêu đãi, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Bolivar Venezuela Jorge Rondon Ucategui, Quyền Trưởng đoàn Ngoại giao đã chúc mừng Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhân dịp Quốc khánh, đồng thời chúc mừng những thành tựu Việt Nam đạt được trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đạt được nhiều tiến bộ trong thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ. Đại sứ Jorge Rondon Ucategui tin tưởng Việt Nam sẽ đạt được những bước tiến xa hơn sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của mình.
Thủ tướng tiếp Đại sứ Brazil
Chiều 28/8/2014, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đại sứ Brazil Vitoria Alice Cleaver tới chào nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng vai trò của Brazil ở khu vực và trên thế giới, mong muốn cùng Brazil tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác song phương trên các lĩnh vực, đồng thời tăng cường sự tin cậy, hiểu biết giữa 2 nước, hai dân tộc. Trên tinh thần này, Thủ tướng đề nghị hai bên tăng cường hợp tác tác kinh tế, thương mại, đầu tư, đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt cao hơn mức 3 tỷ USD hiện nay. Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tạo các điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Brazil hợp tác đầu tư, kinh doanh cùng có lợi tại Việt Nam. Đại sứ Vitoria Alice Cleaver cho biết, trong nhiệm kỳ 3 năm tại Việt Nam, bà đã được chứng kiến những bước phát triển hết sức mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác song phương, nhất là hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư. Cho rằng tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Brazil còn rất lớn, bà Vitoria Alice Cleaver đề xuất hai bên tiếp tục quan tâm thúc đẩy hơn nữa các thỏa thuận hợp tác, đồng thời xây dựng các chương trình hợp tác mới giữa 2 nước trên các lĩnh vực.
P.Thảo
Theo Dantri
"Đường bay vàng": Không chỉ là nối 1 đường thẳng từ Hà Nội đến TPHCM
Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thiết lập đường bay thẳng Hà Nội - TPHCM qua lãnh thổ Lào và Campuchia. Tuy nhiên, hãng hàng không được "chỉ định" bay kiểm tra là Vietnam Airlines còn nhiều băn khoăn về hiệu quả của đường bay này.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, thời gian trước đây, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan nên việc nghiên cứu mở đường bay thẳng giữa Hà Nội - TPHCM dọc kinh tuyến 1060 Đông chưa có tính khả thi. Bộ GTVT và Bộ Quốc phòng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và được người đứng đầu Chính phủ cho phép chấm dứt việc nghiên cứu đề xuất đường bay thẳng Hà Nội - TPHCM.
Đến nay, được sự ủng hộ của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân chủng Phòng không - Không quân, cùng với quá trình phát triển của khoa học công nghệ áp dụng trong ngành hàng không, đặc biệt là trong dẫn đường hàng không, việc thiết lập đường bay thẳng đã khả thi hơn.
Bộ GTVT chỉ ra yếu tố thuận lợi cho việc mở đường bay này liên quan đến kỹ thuật, trong đó công nghệ dẫn đường hiện nay đã cho phép thực hiện việc mở đường bay thẳng (chuyển sang dẫn đường theo tính năng, sử dụng vệ tinh toàn cầu) mà không phải đầu tư hàng loạt thiết bị dẫn đường trên mặt đất. Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam cũng đang phối hợp với các cơ sở cung cấp dịch vụ điều hành bay của Lào và Campuchia lập phương án xử lý giải quyết các điểm nút giao cắt với các đường hàng không khác, bảo đảm an toàn cho hoạt động bay.
Bộ GTVT quyết tâm với phương án thiết lập đường bay thẳng Hà Nội - TPHCM
Ở góc độ pháp lý, việc mở đường bay thẳng qua không phận Lào và Campuchia nhận được sự thống nhất của các Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Công an. Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và Hàng không dân dụng Lào, Campuchia và Văn phòng Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới (ICAO) tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thực hiện việc mở đường bay thẳng Hà Nội - TPHCM trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, an toàn hoạt động bay, hiệu quả kinh tế.
Bộ GTVT nhận định, việc mở đường bay thẳng giảm thời gian bay, tiết kiệm chi phí cho các hãng hàng không, giảm khối lượng khí thải, đồng thời giảm mật độ bay dân dụng trên trục Bắc-Nam trong vùng trời Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động bay quân sự, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng của đất nước.
Bộ này cũng cho biết sẽ chỉ đạo Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) triển khai việc bay kiểm tra, thống nhất với Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc mở đường bay thẳng trong thời gian sớm nhất.
"Đường bay vàng" nhưng không được ưu tiên?
Tại Hội thảo "Hàng không - Chắp cánh tăng trưởng kinh tế và kết nối Việt Nam với thế giới" diễn ra hôm qua (27/8), trao đổi với PV Dân trí về việc Việt Nam xúc tiến thiết lập đường hàng không nội địa trên không phận Lào và Campuchia, ông Tony Tyler - Tổng Giám đốc Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế (IATA) - nêu quan điểm, việc mở đường bay nội địa qua không phận quốc gia khác cũng có thể xảy ra.
"Một số quốc gia do vị trí địa lý nên muốn bay từ tỉnh này sang tỉnh khác vẫn phải bay qua không phận các nước. Về mặt kỹ thuật không phải là khó giải quyết, mà việc này cần dựa trên sự phù hợp với những quy định, hiệp định các quốc gia ký kết với nhau để mở không phận cho đi lại trên không" - ông Tony Tyler cho hay.
Trong khi đó, ông Phạm Ngọc Minh - Tổng Giám đốc Vietnam Airlines - cho rằng: Bất kỳ đường bay, hành lang bay nào được mở cũng cần được chứng minh việc tiết kiệm thời gian và chi phí so với đường bay hiện tại, vì vậy cần có đánh giá hết sức chi tiết về mặt kinh tế, kỹ thuật và tất cả các mặt, không chỉ đối với hoạt động của hãng hàng không mà cả với hành khách.
Ông Phạm Ngọc Minh - Tổng Giám đốc Vietnam Airlines
"Cho đến giờ này Vietnam Airlines chưa có bất cứ con số cụ thể nào để so sánh giữa đường bay hiện tại và đường bay thẳng qua không phận Lào và Campuchia. Đường bay không chỉ đơn giản là nối 1 đường kẻ thẳng từ Hà Nội đến TPHCM, tất cả tính toán như vậy chỉ nằm trên lý thuyết. Đường bay phải tính toán lúc máy bay cất cánh theo hành lang bay như thế nào và đi qua các điểm cụ thể, đặc biệt là các điểm tiếp cận. Khi thiết kế một đường bay thì phải có một hành lang bay với mực bay cụ thể mới tính toán được con số cụ thể về chi phí, thời gian bay để so sánh hiệu quả" - ông Phạm Ngọc Minh khẳng định.
Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cũng cho biết, nhà chức trách hàng không của Lào và Campuchia chưa coi đường bay thẳng mà Việt Nam đề nghị thiết lập là đường bay trục của họ. Nước bạn chưa có những tính toán để dành ưu tiên dành cho hoạt động khai thác bay của Việt Nam, vì thế đây cũng là vấn đề không thể không bàn tới.
"Với Việt Nam, đường bay Hà Nội - TPHCM là đường bay trục, là đường bay được ưu tiên nên máy bay đều khai thác ở mực bay trên 30.000 feet (khoảng trên dưới 10 km). Trong khi đó, nếu là đường bay không ưu tiên thì máy bay sẽ phải bay ở mực bay 2.900 feet trở xuống, ở mực bay này thì vận tốc bay chậm, nhiên liệu bay tốn hơn, các chuyến bay không thể bay nhanh để rút ngắn thời gian và bài toán hiệu quả kinh tế chưa chắc đạt được như kỳ vọng. Ngoài ra, chi phí quá cảnh qua Lào và Campuchia cũng là một vấn đề lớn. Tất cả đều phải tính toán chi tiết về kỹ thuật chứ không phải nhẩm tính là ra"- ông Phạm Ngọc Minh thông tin.
Liên quan đến hoạt động bay này, đại diện Hãng hàng không tư nhân VietJet Air cho rằng đây là việc của Nhà nước nên hãng chưa có nghiên cứu gì về đường bay thẳng Hà Nội - TPHCM qua không phận Lào và Campuchia. "Khi đường bay được thiết lập, nếu Nhà nước yêu cầu khai thác bay thì chúng tôi sẽ phải khai thác thôi" - đại diện VietJet Air nói.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
"Tàu khu trục Maddox Mỹ bị trúng quả ngư lôi của chúng tôi" Phân đội 3 được lệnh xuất kích, quyết đánh trận mở màn. Chúng tôi nín thở đếm từng phút đợi tin. Rồi mọi người ôm nhau khóc khi những chiếc tàu anh dũng rẽ sóng trở về. Những quả ngư lôi tự tay tôi lắp đặt đã lao thẳng vào tàu địch. Ông Lê Huy Đinh nguyên là chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn...