Thủ tướng chủ trì hội nghị về công tác phòng, chống thiên tai
Tính đến hết tháng 4, thiên tai đã làm 11 người chết và mất tích, gây thiệt hại kinh tế hơn 3.100 tỉ đồng.
Chiều nay, 15-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến đến cấp huyện của 63 tỉnh, TP.
Báo cáo tại hội nghị cho biết năm 2019, thiên tai không diễn ra dồn dập và khốc liệt nhưng mang nhiều yếu tố dị đoan, dị thường trên khắp cả nước. Hậu quả đã có 133 người chết và mất tích; về kinh tế cũng thiệt hại hơn 7.000 tỉ đồng. So với năm 2018 thiệt hại gần 20.000 tỉ đồng thì con số này đã giảm đi đáng kể.
Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc chủ trì hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020. Ảnh: VGP
Tuy nhiên, sang đến năm 2020, thiên tai tiếp tục diễn biến cực đoan, bất thường. Đến nay, cả nước đã xảy ra bảy đợt giông lốc và mưa đá diện rộng. Đặc biệt, nhiệt độ ngày 24-4 tại Hà Nội xuống 16,5 độ, thấp nhất trong vòng 50 năm trở lại đây. Hạn hán và xâm nhập mặn tại ĐBSCL diễn ra khốc liệt… Tính đến hết tháng 4, thiên tai đã làm 11 người chết và mất tích. Về kinh tế cũng gây thiệt hại hơn 3.100 tỉ đồng.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, từ nay đến cuối năm 2020 sẽ có khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Trong đó khoảng 5-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đất liền.
Do đó, hội nghị lần này sẽ đánh giá toàn diện công tác phòng, chống thiên tai năm 2019, từ những vấn đề còn tồn tại sẽ rút kinh nghiệm từ thực tế trong công tác chỉ đạo, điều hành thời gian qua. Đồng thời, hội nghị cũng sẽ đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng, chống thiên tai năm 2020.
Bình Thuận công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán cấp độ 2
Ngày 7/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký quyết định Công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán cấp độ 2 trên địa bàn tỉnh.
Gần 6 tháng qua, tỉnh Bình Thuận hầu như không có mưa, nắng nóng kéo dài đã khiến gần 15.000ha đất sản xuất nông nghiệp buộc phải cắt giảm, trên 25.000 hộ dân với gần 93.000 khẩu bị thiếu nước sinh hoạt. Các hồ chứa nước thủy lợi quan trọng như: Sông Móng, Tà Mon, Đá Bạc... đang dần trơ đáy, chỉ còn ít nước thấp hơn mực nước chết.
Nhiều hồ nước trơ đáy. (Ảnh minh họa)
Trước tình hình trên, UBND tỉnh Bình Thuận đã phải Công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán cấp độ 2, đồng thời yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, khẩn trương triển khai ngay các dự án, công trình để kịp thời cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân bị thiếu nước, đồng thời theo dõi chặt chẽ tình hình điều tiết nước từ các hồ chứa để bổ sung nguồn nước phòng, chống hạn hán cho vùng hạ du phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Bộ Công Thương đề xuất cho xuất khẩu gạo trở lại Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo trong thời gian tới, nhưng kiểm soát chặt số lượng xuất khẩu theo từng tháng, trước mắt là tháng 4 và tháng 5. Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng kết quả rà soát, đánh giá về tình hình sản xuất, tồn kho gạo trong nước,...