Thủ tướng cho “di” bể thử mô hình tàu thủy từ Hoà Lạc về Hải Phòng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý về nguyên tắc chuyển địa điểm thực hiện Dự án Phòng thí nghiệm trọng điểm – Bể thử mô hình tàu thủy từ Khu công nghệ cao Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến địa điểm mới tại xã Lâm Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Một phòng thí nghiệm với bể thử mô hình tàu thuỷ tại đại học Hàng hải.
Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các cơ quan liên quan có trách nhiệm hướng dẫn Trường Đại học Hàng hải Việt Nam thực hiện việc chuyển địa điểm nêu trên; UBND thành phố Hải Phòng có trách nhiệm điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và thực hiện việc giao đất để thực hiện Dự án theo quy định.
Bộ Giao thông vận tải rà soát, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án theo quy định. Trong quá trình thực hiện, Bộ Giao thông vận tải cần lưu ý xác định rõ các khoản chi phí của dự án đã thực hiện và chỉ phân bổ các chi phí đã đầu tư trực tiếp cho dự án vào tổng mức đầu tư dự án mới; phương án khai thác sử dụng sau đầu tư, chi phí liên quan đến việc duy tu vận hành và phương án xử lý các tài sản của dự án đã đầu tư tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc rà soát các tiêu chí, điều kiện để xem xét xếp loại dự án thuộc danh mục Phòng thí nghiệm trọng điểm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 213/TB-VPCP ngày 28/5/2014.
Video đang HOT
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí kế hoạch vốn hàng năm để tiếp tục triển khai thực hiện dự án theo quy định.
Về việc chuyển quyền sử dụng 25 ha đất của Dự án tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thực hiện thu hồi diện tích đất đã giao thực hiện Dự án tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc theo quy định sau khi thống nhất với Bộ Giao thông vận tải về phương án thu hồi chi phí đã đầu tư nhằm giảm bớt tổng mức đầu tư của dự án, tiết kiệm ngân sách nhà nước.
Dự án Bể thử mô hình tàu thủy thuộc Đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm cấp quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 7/9/2000.
Mục tiêu của dự án là xây dựng Phòng Thí nghiệm trọng điểm-Bể thử mô hình tàu thuỷ trở thành trung tâm nghiên cứu thuỷ khí động lực học tàu thuỷ quốc gia có quy mô lớn nhất khu vực, với các trang thiết bị thí nghiệm hiện đại, đồng bộ; đủ năng lực giải quyết mọi vấn đề khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực: Kỹ thuật tàu thuỷ, kỹ thuật biển, thuỷ khí động lực học và một số lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp khác; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tiến tới gia nhập và trở thành thành viên của Hiệp hội Bể thử Thế giới (ITTC).
P.Thảo
Theo Dantri
Đường dây nóng Việt Nam - Trung Quốc "xử" tranh chấp nghề cá trên biển
Quy chê thực hiện quy định sử dụng đường dây nóng Việt Nam - Trung Quốc về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển vừa được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành.
(Ảnh minh hoạ).
Quy chế này quy định nội dung, quy trình và trách nhiệm phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin và giải quyết các vụ việc theo Quy định sử dụng đường dây nóng giữa Việt Nam - Trung Quốc về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển.
Trong đó, nguyên tắc phối hợp là đảm bảo tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, ngành, địa phương liên quan.
Nội dung phối hợp là tiếp nhận, trao đổi, xử lý thông tin, đề xuất và thống nhất phương án xử lý vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển đối với các vụ việc về: Tranh chấp nghề cá trên biển; sự cố nghề cá trên biển; tránh nạn khẩn cấp; xử lý tàu cá và ngư dân; giải quyết các vụ việc theo phương án xử lý đã thống nhất.
Cơ quan đầu mối triển khai Quy định sử dụng đường dây nóng phía Việt Nam là Cục Kiểm ngư - Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Kiểm ngư).
Các cơ quan tiếp nhận thông tin gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Quan sát tàu cá, Trung tâm Thông tin Kiểm ngư, Cục Kiểm ngư thuộc Tổng cục Thủy sản), Bộ Quốc phòng (Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quân); Bộ Giao thông vận tải (Hệ thống Đài Thông tin Duyên hải Việt Nam thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam, Trung tâm phối hợp Tìm kiếm và Cứu nạn hàng hải Việt Nam); Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn: Trung tâm Quốc gia Điều hành tìm kiếm cứu nạn; UBND các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương (Hệ thống Trạm bờ thuộc Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền địa phương các cấp).
Cơ quan tiếp nhận thông tin có trách nhiệm gửi thông tin cho Cơ quan đầu mối không quá 1 giờ kể từ khi nhận được thông tin về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển.
Cục Kiểm ngư gửi thông tin cho cơ quan chủ trì xử lý trong thời gian không quá 30 phút kể từ khi nhận được thông tin.
Cơ quan chủ trì xử lý trong thời gian không quá: 1 giờ đối với trường hợp tránh nạn khẩn cấp; 2 giờ đối với sự cố nghề cá trên biển; 20 giờ đối với trường hợp tranh chấp nghề cá trên biển; 40 giờ đối với trường hợp bắt giữ, xử lý tàu cá và ngư dân kể từ khi nhận thông tin từ cơ quan đầu mối.
P.Thảo
Theo Dantri
Vận hành thử nghiệm kiểm tra "một cửa, một lần dừng" tại cửa khẩu Nhằm tạo thuận lợi trong việc kiểm tra hành khách và hàng hóa, phương tiện xuất nhập cảnh, chính phủ 2 nước Việt Nam - Lào đã thống nhất đưa vào vận hành thử nghiệm mô hình kiểm tra "một cửa, một lần dừng". Chiều 5/1, sau quá trình chuẩn bị, chính quyền 2 tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) và Savanakhet (Lào) đã...