Thủ tướng Chính phủ và “đơn hàng” đặc biệt với ngành nông nghiệp
Tại sự kiện được xem như “ Hội nghị Diên Hồng” cho các doanh nghiệp (DN) nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã “đặt hàng” cho ngành nông nghiệp 10 năm tới phải đứng vào top 15 nước phát triển nhất thế giới, trong đó lĩnh vực chế biến nông sản đứng vào top 10 thế giới.
Cắt giảm 50% thủ tục trong lĩnh vực nông nghiệp
Hội nghị thúc đẩy DN đầu tư vào nông nghiệp diễn ra sáng nay (30.7) tại TP Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng đã thu hút sự quan tâm theo dõi của rất nhiều DN, đặc biệt là những đơn vị đã, đang và sẽ đầu tư vào lĩnh vực vốn được coi là nhiều rủi ro này.
Thủ tướng Chính phủ đặt hàng ngành nông nghiệp. Ảnh: VGP
Đây cũng chính là cơ hội “quý hơn vàng” để các DN bày tỏ với người đứng đầu Chính phủ những băn khoăn, vướng mắc; nêu kiến nghị, đề xuất để giải quyết thấu đáo những hạn chế, vướng mắc đang tồn tại hiện nay, vì vậy hội nghị “ nóng” hơn bao giờ hết.
Là một trong những tập đoàn kinh tế lớn, FLC đang dự định bước chân vào lĩnh vực nông nghiệp, tuy nhiên giống như nhiều DN khác, điều khiến lãnh đạo FLC “e dè” nhất là vấn đề quỹ đất làm nông nghiệp. Sau khi đi khảo sát tại 40 tỉnh, thành phố về quy hoạch vùng nông nghiệp, DN này bày tỏ, vấn đề quỹ đất có khó khăn trong giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, nhiều diện tích đất hiện nằm trong tay các nông, lâm trường nhưng các đơn vị này hoạt động không hiệu quả.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng thăm gian trưng bày một số sản phẩm nông sản chế biến tiêu biểu. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Nhất trí với ý kiến của đại diện Tập đoàn FLC, Thủ tướng cho rằng, còn nhiều đất đai nhưng không tổ chức sản xuất trong khi nhiều nhà đầu tư thiếu đất đai. “Tổng Giám đốc FLC vừa phát biểu đất nông, lâm trường còn rất nhiều nhưng tổ chức sản xuất hiệu quả như thế nào, đó là câu hỏi tại hội nghị này các cấp chính quyền cần tính toán lại”. Thủ tướng nêu rõ, đất đai là “cần câu chứ không phải con cá” “để chúng ta sản sinh ra năng lực sản xuất mới cho sự phát triển”.
Thủ tướng nhìn nhận, vẫn còn tồn tại, bất cập khi mà số lượng DN đầu tư vào nông nghiệp mới chiếm 8%, đa phần có quy mô nhỏ, siêu nhỏ. Năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp. Còn một số hiện tượng như phá rừng làm cây công nghiệp, mua đi bán lại dự án nông nghiệp. Khâu chế biến sâu còn nhiều vấn đề.
Từ đó, Thủ tướng đề nghị, Chính phủ và cộng đồng DN cần chung sức để đưa Việt Nam vươn lên vị trí hàng đầu thế giới về nông sản. “Tại hội nghị này, tôi đặt hàng cho ngành nông nghiệp trong 10 năm tới phải đứng vào top 15 các nước phát triển nhất thế giới, trong đó lĩnh vực chế biến nông sản đứng vào top 10 thế giới. Nông nghiệp Việt Nam là một trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới, là một trung tâm logistics của thương mại nông sản toàn cầu”.
Để hiện thực hóa tầm nhìn trên, Thủ tướng yêu cầu Bộ KH&ĐT khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 57 để các DN có cơ sở được thụ hưởng ngay các chính sách ưu đãi của Chính phủ. Đặc biệt, đẩy mạnh rà soát, điều chỉnh, giảm các thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp. Cắt giảm 50% thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Video đang HOT
Bộ Công Thương hoàn thiện sửa đổi Nghị định 159 về xuất khẩu gạo nhằm đơn giản hóa các điều kiện, thủ tục, tháo gỡ khó khăn cho DN trong xuất khẩu gạo với tinh thần chung là tạo mọi điều kiện cho thương mại, nhất là xuất nhập khẩu.
Thủ tướng thăm trang trại giống, khu sản xuất rau thủy canh của Công ty Phong Thúy. Ảnh: VGP
Chú ý nghiên cứu xây dựng 3 ngành chế biến đứng vào top 5 của thế giới: Rau củ quả, thủy hải sản và dược liệu, cùng một số sản phẩm thế mạnh khác như tôm, gạo…
Đề nghị tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, Thủ tướng cho rằng, Nhà nước trao quyền cho thị trường nhiều hơn. Chính phủ chỉ đóng vai trò kiến tạo, tức là tạo điều kiện và hỗ trợ chứ không phải làm thay vai trò thị trường.
Các tỉnh, sở, ngành phải làm người dân thấy sự khác biệt về hiệu quả giữa 2 mô hình nông nghiệp truyền thống và hiện đại. Từng công chức, viên chức phải thông hiểu trách nhiệm, nghĩa vụ của mình; nghiêm túc thực hiện theo tinh thần ủng hộ, bảo vệ DN làm ăn chân chính, nghiêm túc; hỗ trợ nhà đầu tư kinh doanh hiệu quả và thành công.
“Tất cả chúng ta nỗ lực, chung sức, đồng lòng cùng Chính phủ và người dân đưa các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam vươn ra biển lớn”, Thủ tướng bày tỏ.
Kiên quyết mạnh tay với “nông sản bẩn”
Trước đó, chiều 29.7 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm trang trại sản xuất giống, khu sản xuất rau thủy canh, khu sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn Vietgap và thăm khu sơ chế sau thu hoạch của Công ty Phong Thúy tại Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng.
Công ty có trang trại trồng các loại rau, quả diện tích 55ha, sản lượng 5.000 tấn/năm. Ngoài ra, công ty còn đang liên kết với 30 hộ dân để sản xuất nông sản với diện tích 75ha.
Thủ tướng nhấn mạnh, mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông sản an toàn là hướng đi quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: VGP
Nhờ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, từ khâu giống đến thu hoạch, nên công ty đã đạt doanh thu cao trên một đơn vị diện tích. Riêng mô hình sản xuất nông sản công nghệ cao trong nhà kính đã mang lại doanh thu từ 1-3 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp nhiều lần so với sản xuất truyền thống. Năm 2016, tổng doanh thu của Công ty đạt trên 120 tỷ đồng. 10% sản lượng nông sản sản xuất ra được xuất khẩu đi Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN. Với quy mô sản xuất như hiện nay, Công ty đang tạo thu nhập ổn định cho khoảng 300 lao động và các hộ liên kết.
Tuy nhiên, Thủ tướng vẫn có 2 việc băn khoăn là sử dụng nhiều túi nylon và chưa chế biến sâu.”Một cuộc điều tra cho thấy người Việt Nam ăn thiếu rau, củ quả và tỉ lệ ăn tinh bột còn rất cao. Người Việt Nam ăn rau ít hơn các nước khác trong khi nước mình có rất nhiều rau, củ, quả”.
Thủ tướng cho rằng, mọi người cần ăn nhiều rau hơn, nhiều chất xơ hơn để phòng chống bệnh tật và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đối với thị trường nội địa rất lớn, gần 100 triệu dân.
Thủ tướng cho rằng, thị trường tiêu thụ là vấn đề lớn khi tình trạng dư thừa bắt đầu xuất hiện; đồng thời yêu cầu lên án mạnh mẽ, xử lý nghiêm các hành vi bơm hóa chất, làm “nông sản bẩn”.
Đánh giá cao việc công ty đã đầu tư công nghệ cao để sản xuất nông sản an toàn, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, Thủ tướng đề nghị công ty tiếp tục phát huy kết quả đạt được, đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng thương hiệu và đẩy mạnh phát triển thị trường, qua đó, giúp người tiêu dùng trong nước biết đến thương hiệu nông sản Phong Thúy và được sử dụng nông sản an toàn, đồng thời góp phần thúc đẩy xuất khẩu rau củ quả an toàn thương hiệu Việt ra thị trường thế giới.
Theo Danviet
Bộ trưởng Nông nghiệp: "Ruộng đất manh mún gây cản trở ứng dụng công nghệ cao"
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, một trong những nguyên nhân khiến việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp hiện nay còn hạn chế là kinh tế hộ với ruộng đất manh mún gây lực cản cho việc ứng dụng công nghệ cao (cơ giới hóa, tự động hóa) trên quy mô lớn, vì vậy hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao,...
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong nông nghiệp đã được nhiều địa phương, doanh nghiệp triển khai thực hiện, nhất là từ sau khi Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ quyết liệt chỉ đạo các Bộ ngành vào cuộc hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch. Ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp đã được triển khai mạnh mẽ tại một số vùng, tỉnh mang lại hiệu quả kinh tế cao như rau hoa cao cấp, tôm, bò sữa, lợn, gà (tại Lâm Đồng, Kiên Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nghệ An...).
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trong lần đăng đàn trả lời chất vấn đầu tiên tại Quốc hội.
Tuy nhiên, theo ông Cường, đóng góp của khoa học và đổi mới công nghệ trong tăng trưởng nông nghiệp còn hạn chế; Năng suất lao động nông nghiệp còn thấp, chưa tương xứng với đòi hỏi của một nước mới nổi với thu nhập trung bình; Phat triên doanh nghiêp khơi nghiêp trong linh vưc KH&CN nông nghiệp trong nhưng năm qua con găp nhiêu kho khăn; Công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp - dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư và đổi mới công nghệ; Thiếu hạ tầng kết nối, hạ tầng thông tin trong nông nghiệp nông thôn; Khó tiếp cận vốn cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Những nguyên nhân gây cản trở ứng dụng CNC vào nông nghiệp
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã chỉ ra những nguyên nhân gây cản trở việc ứng dụng CNC vào nông nghiệp, đó là: Kinh tế hộ với ruộng đất manh mún đã gây lực cản cho việc ứng dụng CNC (cơ giới hóa, tự động hóa) trên quy mô lớn, vì vậy hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC chưa đồng bộ; Chưa có nhiều CNC trong nông nghiệp có thể áp dụng có hiệu quả cao tại Việt Nam.
Bên canh đó, trong tổ chức sản xuất, chưa có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp vào mối liên kết giữa nghiên cứu KH&CN và chuyển giao, ứng dụng. Liên kết giữa 3 nhà khoa học - Doanh nghiệp - Nông dân còn yếu và thiếu bền vững, số lượng doanh nghiệp trong nông nghiệp còn ít, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các hộ dân sản xuất kinh doanh nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch thiếu thông tin đầy đủ về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước và xuất khẩu. Công tác nghiên cứu, dự báo cung cầu thị trường còn bất cập, chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của nhiều doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp.
Công tác thông tin tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC đến doanh nghiệp còn hạn chế.
"Nhận thức của một số địa phương về khu và vùng nông nghiệp ứng dụng CNC còn chưa phù hợp theo quy định tại Luật Công nghệ cao và Luật Đất đai năm 2013. Một số địa phương chạy đua trong việc xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng CNC nhưng nguồn lực có hạn, trông chờ chủ yếu vào ngân sách Trung ương. Nhiều địa phương chưa chủ động trong công tác quy hoạch, bố trí đất sạch, xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh trên cơ sở khai thác lợi thế, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng và phát triển các khu đã quy hoạch" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.
Định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC tại Việt Nam
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng cần phải phát triển nguồn nhân lực như chú trọng nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật, quản trị; nâng cao chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề để cung ứng lực lượng lao động chất lượng cao.
Đầu tư công cho phát triển khoa học công nghệ nông nghiệp bằng cách ưu tiên hỗ trợ đầu tư hạ tầng trong các khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao, các cụm liên kết ngành kinh doanh nông nghiệp bằng các nguồn vốn, qua đó tăng cường các mối liên kết (hợp tác và cạnh tranh) và chuyển giao, ứng dụng công nghệ giữa doanh nghiệp và người sản xuất.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, chúng ta cần nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển thị trường khoa học công nghệ tại Việt Nam. Tập trung nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, thực thi các chính sách ưu đãi cho nhập khẩu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới. Đồng thời, tập trung đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng để nhanh chóng nâng cao năng lực công nghệ trong nước, trình độ thiết kế, chế tạo, ứng dụng công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp sẽ đem lại năng xuất cao.
Tạo vốn cho doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp bằng cách mở rộng các loại tài sản để các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được thế chấp vay vốn, điều chỉnh cơ chế định giá để sát với giá thực tế đối với các tài sản hình thành trên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC và các tài sản là sáng chế khoa học công nghệ đã được công nhận.
"Ngoài các giải pháp trên, chúng ta phải đổi mới quản lý nhà nước. Chúng ta tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai các dịch vụ hành chính công tại các cơ quan hành chính. Đẩy mạnh phát triển mô hình Chính phủ điện tử gắn với công tác cải cách hành chính; nâng cao tính hiệu quả, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Cuối cùng, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, cần phải phát triển các mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý và chính sách, các chuẩn mực, tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ về thành lập và vận hành hệ thống vườn ươm, các cơ chế chính sách tài trợ vốn và các ưu đãi khuyến khích tài chính và tạo cơ chế huy động vốn cho thành lập và hoạt động của vườn ươm.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Thủ tướng: Không để cò đất lộng hành ở 3 đặc khu Sáng 18.4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển các đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt (gọi tắt là đặc khu). Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp. Tại phiên họp, đại diện Văn phòng Chính phủ công bố quyết định thành lập...