Thủ tướng Chính phủ điện đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu
Chiều 29-7, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), trao đổi về triển khai Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và quan hệ hợp tác Việt Nam – EU trên các lĩnh vực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Nguồn: VGP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng có cuộc trao đổi với bà Ursula von der Leyen vào thời điểm đặc biệt quan trọng của quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam – EU khi Hiệp định EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1-8-2020, mở ra những cơ hội và triển vọng to lớn đưa quan hệ Việt Nam – EU lên tầm cao mới, đồng thời là sự kiện có ý nghĩa đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – EU (1990 – 2020).
Cùng ngày, từ Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Quốc hội New Zealand Trevor Mallard. Tại cuộc điện đàm, hai Chủ tịch Quốc hội thống nhất nhận định, quan hệ hợp tác Việt Nam và New Zealand đang phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực. Kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng hơn 3 lần trong thập kỷ qua.
Nguồn vốn ODA Chính phủ New Zealand hỗ trợ Việt Nam đã được sử dụng hiệu quả, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam…
Trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng tin cậy, hiệu quả, đặc biệt là khi Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc năm 2020-2021, còn New Zealand chuẩn bị tiếp nhận cương vị Chủ tịch Năm APEC 2021.
Đàm phán cấp cao Anh - EU về Brexit
Sau các vòng đàm phán về tương lai mối quan hệ giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) thời kỳ "hậu Brexit" không đạt tiến triển
Ngày 15-6, đích thân Thủ tướng Anh Boris Johnson "xuất tướng" đàm phán trực tiếp với các lãnh đạo EU với hy vọng phá vỡ thế bế tắc hiện nay. Đối tác đàm phán của Thủ tướng Johnson là Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassoli, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel.
Viễn cảnh Brexit không thỏa thuận ngày càng hiện hữu. Ảnh: Reuters
Cả Anh và EU đều muốn tạo ra bước tiến nhưng không bên nào chịu nhượng bộ. Bất đồng chủ yếu ở các vấn đề như: chia sẻ các ngư trường đánh cá, vai trò của Tòa án Công lý châu Âu (ECJ), việc tuân thủ các luật lệ và tiêu chuẩn của EU. Ngoài ra, hai bên còn bất đồng về các tiêu chuẩn môi trường, tài chính và xã hội.
Trong bối cảnh hạn chót đặt ra cho các cuộc đàm phán chỉ còn 6 tháng nữa (31-12-2020), viễn cảnh Brexit không thỏa thuận đang ngày càng hiện hữu. Brexit không thỏa thuận nhiều khả năng sẽ tạo cú sốc kinh tế không chỉ đối với nước Anh mà còn tác động tiêu cực đến EU và thương mại toàn cầu.
Rõ ràng bên nào cũng nhìn thấy những thiệt hại, nhưng việc nhượng bộ thế nào thì không bên nào chịu đề xuất trước. Vì thế, giới quan sát không kỳ vọng vào sự đột phá nào tại cuộc đàm phán lần này trừ khi Thủ tướng Anh có những quyết định bất ngờ làm thay đổi tình thế. Trong khi đó, phía EU để ngỏ khả năng gia hạn giai đoạn chuyển tiếp tạo thêm thời gian cho các cuộc đàm phán.
Các nước châu Âu hoan nghênh đề xuất quỹ phục hồi hậu COVID-19 của EC Ngày 27/5, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã ca ngợi đề xuất của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen, về việc lập quỹ phục hồi sau dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trị giá 750 tỷ euro là "một tín hiệu tuyệt vời từ Brussels". Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC), Bà Ursula Von Der...