Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo duy trì 90 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã ký công văn gửi Bộ Quốc phòng cho biết ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với Đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng giai đoạn 2013 – 2015.
Theo công văn này, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo duy trì 90 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng, gồm Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cùng 17 tổng công ty và 72 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu duy trì 69 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là công ty con của các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty mẹ – công ty con thuộc Bộ Quốc phòng, trong đó có 3 doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Viettel là Công ty TNHH một thành viên Nhà máy Thông tin M1; Công ty TNHH một thành viên Nhà máy Thông tin M3 và Công ty TNHH một thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo duy trì 90 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng
Video đang HOT
Bên cạnh đó, cùng với việc yêu cầu giải thể Công ty 7/5 – Quân khu 7, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Quốc phòng thực hiện cổ phần hóa công ty mẹ – Tổng công ty 36 và Công ty TNHH một thành viên Trường An; thực hiện thoái vốn nhà nước tại 9 doanh nghiệp cổ phần gồm: Công ty Phú Tài, Công ty Hương Giang, Công ty NPK, Công ty An Bình, Công ty Thanh Bình HCM, Công ty Thanh Bình HN, Công ty Misoft, Công ty Hà Đô và Công ty Đông Đô.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý tổ chức lại công ty TNHH một thành viên đồng thời cổ phần hóa đối với 5 đơn vị phụ thuộc Tổng công ty Thành An, đó là các Công ty Thành An 141, Thành An 116, Thành An 119, Công ty Đầu tư kinh doanh bất động sản Thành An 171 và Công ty Tư vấn khảo sát thiết kế Thành An 191.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm sắp xếp các doanh nghiệp nêu trên theo quy định của pháp luật; bổ sung vốn chủ sở hữu đối với các tổng công ty nhà nước trực thuộc bảo đảm đúng quy định hiện hành.
Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Quốc phòng căn cứ quy định hiện hành, tiếp tục rà soát xây dựng phương án sắp xếp các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động lưỡng dụng, các công ty TNHH một thành viên là công ty con của các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty mẹ – công ty con, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời quyết định tỷ lệ phần vốn nhà nước cần nắm giữ tại các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng còn được giao nhiệm vụ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đề án hình thành các Tổng công ty 16, Ba Son, Sông Thu, Hồng Hà; và đề án chuyển các công ty TNHH một thành viên Tây Nam, Duyên Hải sang hoạt động theo hình thức công ty mẹ – công ty con; đề án tổ chức lại các đơn vị phụ thuộc của Tổng công ty Thành An thành Công ty TNHH một thành viên.
Theo Doanh nhân sài gòn
Giảm lương, hay công chức "cắp ô"
Để đảm bảo cân đối thu chi ngân sách năm 2014, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đề xuất nhiều giải pháp và đề nghị Chính phủ cho cơ chế điều hành đặc biệt. Trong đó, có cả đề xuất giảm lương cơ bản của người lao động đang hưởng lương từ ngân sách 100.000 đồng từ tháng 1-2014 trở lại mức 1.050.000 đồng từ tháng 1-2014 bằng mức trước tháng 5-2013. Đề xuất giảm lương cơ bản ngay lập tức nhận được sự phản đối của nhiều thành viên Chính phủ. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nói thẳng rằng lương mới tăng được 2 tháng mà đã giảm thì phản cảm lắm!
Không chỉ là phản cảm mà còn "đi ngược chiều" khi Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI có nêu lộ trình tăng lương tối thiểu đến năm 2015 phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và điều 91 Bộ luật Lao động cũng khẳng định mức lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Theo khảo sát của Viện Công nhân - Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì hầu như toàn bộ tiền lương, thu nhập của người lao động chi hết cho cuộc sống thiết yếu, không còn tích lũy. Từ kết quả khảo sát trên, một dự báo mức sống tối thiểu năm 2014 của 1 người lao động nuôi 1 người tại vùng I sẽ phải là: 4,113 triệu đồng/tháng!
Vẫn biết sức ép mỗi lần tăng lương rất lớn. Nếu là lương của doanh nghiệp, tăng quá cao sẽ mất sức cạnh tranh, nhà đầu tư nước ngoài băn khoăn. Còn khu vực lương dùng ngân sách nếu tăng cao thì ngân sách phải cố đáp ứng. Nhưng trong lúc đời sống khó khăn hiện nay, giá cả tăng lên, lương không tăng lên được thì không thể đặt ra vấn đề giảm lương. Những người lao động có thu nhập thấp, ngoài mức lương cơ bản, họ không có thêm thu nhập gì. Do đó, 100.000 đồng sẽ là mức giảm đáng kể, gây ảnh hưởng đến tâm lý xã hội. Và việc giảm lương chính là giảm thu nhập của người dân dẫn đến sức tiêu thụ giảm. Đây chính là nguyên nhân doanh nghiệp đã yếu do sức mua chậm, hàng tồn kho lớn, sẽ càng yếu hơn. Không giải quyết được vấn đề giải phóng hàng tồn kho, là đi ngược lại với các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế; ngân sách sẽ hụt thu.
Hiện vẫn còn một số bộ phận công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về làm việc không hiệu quả trong khi bộ máy hành chính lại quá cồng kềnh. Cắt giảm biên chế hành chính bộ máy cồng kềnh, lương nhiều nhưng làm việc không hiệu quả hiện nay là việc cần làm. Có công việc mà số biên chế chỉ cần 1/2 vẫn hoàn thành, nếu giảm đi 1/2 mà tăng lương cho người lao động thực sự lên 1,5 lần thì chắc chắn sẽ ổn hơn rất nhiều.
Về đề xuất của Bộ Tài chính, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định không được giảm lương vì trong 3 năm qua, lương tối thiểu tăng khoảng 35% nhưng giá cả hàng hóa, dịch vụ cũng đã tăng bằng con số này. Đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn, nếu còn giảm lương thì càng thêm khó khăn.
THIÊN THANH
Theo ANTD
Bộ Tài chính đề xuất giảm lương "phản cảm lắm" Đề xuất giảm lương cơ bản 100.000 đồng từ tháng 1-2014 của Bộ Tài chính ngay lập tức nhận được sự không đồng ý của nhiều thành viên Chính phủ và Thủ tướng. Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nói thẳng lương mới tăng được 7 tháng mà đã giảm thì phản cảm lắm. Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9-2013. Ảnh:...