Thủ tướng chỉ thị tổ chức toàn dân bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có Chỉ thị về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. Thủ tướng lưu ý việc dành ngân sách hàng năm cho hoạt động của quần chúng bảo vệ chủ quyền.
Để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới, bờ biển chủ trì, phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng), Bộ Công an tổ chức phong trào cho các tập thể, hộ gia đình và cá nhân đăng ký tham gia tự quản bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh trật tự trên các tuyến biên giới.
Thủ tướng lưu ý hàng năm, bố trí một phần ngân sách địa phương để đảm bảo cho các hoạt động của phong trào quần chúng tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Thủ tướng cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành có biên giới, bờ biển định kỳ 2 năm một lần mở đợt tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ nòng cốt của phong trào và tổ chức các hoạt động trao đổi, học hỏi kinh nghiệm; định kỳ 5 năm một lần tổ chức sơ kết cấp tỉnh; hàng năm vào “Ngày Biên phòng toàn dân” 3/3, tiến hành sơ kết phong trào ở cấp xã.
Thủ tướng nhấn mạnh các biện pháp bảo vệ, khuyến khích ngư dân vươn khơi, bám biển để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
UBND các tỉnh, thành phố khác phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh biên giới quan tâm đầu tư, hỗ trợ các chương trình, dự án nhằm phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân khu vực biên giới; tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả hướng về đồng bào, chiến sỹ nơi biên giới.
Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố có biên giới hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai cho tập thể, hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Nghiên cứu, hoàn thiện nội dung, phương pháp xây dựng phong trào, các mô hình tập thể, hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia để thực hiện thống nhất trong toàn quốc. Định kỳ 10 năm, tham mưu cho Chính phủ tổ chức tổng kết việc triển khai cho tập thể, hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trên phạm vi toàn quốc.
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố có biên giới tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ nòng cốt của phong trào và tiến hành các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm; chỉ đạo Bộ đội Biên phòng làm nòng cốt trong việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức, quản lý tập thể, hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Đồng thời, chỉ đạo Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát Biển, Hải quân phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện cho ngư dân đánh cá xa bờ, hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn để bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Nâng cao nhận thức về âm mưu xâm phạm của thế lực thù địch
Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng) khảo sát, rà soát lại quy hoạch bố trí dân cư các xã biên giới để triển khai tổ chức thực hiện góp phần xây dựng Nông thôn mới, đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới.
Bộ Thông tin và Truyền thông được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch, chương trình định kỳ và dài hạn để phổ biến, giáo dục nhận thức cho nhân dân về chủ quyền biên giới đất liền, biển đảo trên các báo, đài Trung ương, địa phương, cũng như trên các kênh truyền hình đối ngoại và dành cho kiều bào ta ở nước ngoài.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng và đưa vào chương trình giảng dạy nội dung bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia cho học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
Video đang HOT
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội tăng cường công tác tuyên tuyền, vận động các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân các vùng biên giới, hải đảo nâng cao ý thức, trách nhiệm, tham gia các hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc; tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân với địa phương các nước có chung đường biên giới; ghi nhận, biểu dương, khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể có thành tích nổi bật trong thực hiện phong trào.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và các loại tội phạm; nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
P.Thảo
Theo Dantri
Ông Nguyễn Bá Thanh về Việt Nam để nghỉ dưỡng, nâng cao thể trạng
Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương thông tin chính thức về tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh. Trưởng Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe Trung ương khẳng định, ông Thanh về Việt Nam để nâng cao thể trạng sau đó sẽ có phác đồ điều trị tiếp theo.
TS.Nguyễn Quốc Triệu (giữa), Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Nguyễn Thế Kỷ (trái) và GS.TS Phạm Gia Khải cung cấp thông tin về sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh.
Bệnh nhân có quyền giữ bí mật về bệnh tật
Ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, thông tin: "Ông Nguyễn Bá Thanh bị ốm, được Đảng, Nhà nước quan tâm chữa chạy trong nước và ngoài nước. Người dân cũng rất quan tâm tới vấn đề này. Thông tin về sức khỏe ông Thanh chúng tôi đã báo cáo lên cấp trên, nhưng theo Luật Khám chữa bệnh, bệnh nhân có quyền giữ bí mật về bệnh tật nên phải có sự cân nhắc. Đặc biệt ông Thanh là cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước. Đó vừa là luật vừa là tâm lý, mong mọi người thông cảm".
Ông Triệu khẳng định đây không phải là cuộc họp báo mà chỉ là thông tin đầy đủ về các vấn đề mà dư luận quan tâm những ngày qua; đảm bảo quyền được thông tin của người dân và cân đối với pháp luật hiện hành về quyền khám, chữa bệnh. "Thông tin sẽ trong phạm vi cho phép, đúng pháp luật. Sinh-lão-bệnh-tử ai cũng phải trải qua. Nói tới bệnh tật là chuyện không ai muốn, nói câu chuyện hôm nay là điều không may mắn với người đồng nghiệp, anh em của chúng ta"- ông Triệu chia sẻ.
"Có người dân nhắn cho tôi là hàng triệu người dân đang chờ thông tin, bác xem thế nào"- ông Triệu nói.
"Bác bỏ hoàn toàn thông tin sai lệch về việc ông Thanh bị đầu độc"
GS-BS Trần Huy Dụng, Phó Trưởng ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, cho biết, ông Thanh bị bệnh tháng 5/2014 và được điều trị tại Bệnh viện 108. Bước đầu xác định bị rối loạn sinh tủy và được đưa sang Mỹ từ trung tuần tháng 8/2014 tới nay. Được điều trị hóa chất 3 đợt để tiến tới ghép tủy, nhưng đến nay chưa đạt chuyên môn nên thống nhất không điều trị hóa chất nữa mà đưa về Việt Nam để điều trị cho ổn định.
"Gần đây người dân quan tâm nhưng theo Luật Khám chữa bệnh thì trách nhiệm của thầy thuốc là giữ bí mật thông tin về người bệnh nên hôm nay chỉ cung cấp thông tin chúng tôi nắm được. Chúng tôi bác bỏ hoàn toàn thông tin sai lệch về việc ông Thanh bị đầu độc. Theo kế hoạch ông Thanh sẽ về Việt Nam trong vài ngày gần đây, việc di chuyển từ Mỹ về Việt Nam do các Giáo sư Mỹ đảm bảo. Tại Việt Nam, Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương sẽ phối hợp với Đà Nẵng và các giáo sư đầu ngành để chăm sóc cho ông Thanh" - Ông Phạm Gia Khải - Chủ tịch Hội đồng Chuyên môn về sức khỏe khu vực phía Bắc của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, cho biết.
PV Dân trí đặt câu hỏi về khả năng hồi phục của ông Thanh
Các nhà báo đặt câu hỏi: Ông Nguyễn Bá Thanh có sức khỏe tốt, lại là cán bộ cấp cao được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe rất nghiêm ngặt, tại sao tới tháng 5/2014 mới phát hiện bệnh tật? Hiện nay có ý kiến cho rằng sức khỏe của ông Thanh khó có khả năng hồi phục, ý kiến của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương như thế nào?
GS Phạm Gia Khải trả lời: "Tôi vẫn dự các buổi giao ban của các tổ, trong đó có tổ của bác sĩ phục trách sức khỏe của ông Thanh. Bác sĩ báo cáo đầy đủ, từ tháng 5/2014 có bất thường về xét nghiệm chứ không phải sức khỏe. Bác sĩ báo cáo là có sự bất thường, thấy một số thành phần của máu, hồng cầu và tiểu cầu xuống, bạch cầu không rõ ràng lên hay xuống. Chúng tôi yêu cầu làm xét nghiệm ngay. Ông Thanh năng nổ, hay đi nên bác sĩ tiếp cận không dễ dàng, không phải muốn là được ngay. Nên cuối tháng 5/2014 thì đồng chí Thanh mới đồng ý".
GS Bạch Quốc Khánh (Viện Huyết học truyền máu Trung ương) cho biết, vào cuối tháng 5/2014, ông Thanh giảm hồng cầu, tiểu cầu, thiếu máu nên đã nhập viện, được các giáo sư của Ban xác định hội chứng rối loạn sinh tủy. Hội chứng rối loạn sinh tủy có rất nhiều bệnh, mỗi bệnh là một giai đoạn của hội chứng đó. Tùy từng bệnh có tiến triển khác nhau, đi từ mức độ nhẹ tới nặng, từ mức độ lâu tới nhanh. Có trường hợp bệnh nhân thiếu máu dai dẳng có thể kéo dài cả tới 10 năm. Cũng có trường hợp chỉ vài tháng đã tiến triển nhanh bắt buộc phải điều trị hóa chất.
Đối với ông Nguyễn Bá Thanh là một thể của rối loạn sinh tủy nhưng rất không may mắn lại chuyển biến nhanh nên bên Mỹ đã phải quyết định điều trị hóa chất, tiến tới ghép tủy.
Ông Nguyễn Quốc Triệu giãi bày, bệnh án của ông Nguyễn Bá Thanh, Ban không được xem, không nhìn thấy trực tiếp. Mọi thông tin về sức khỏe ông Thanh hoàn toàn từ gia đình và cán bộ có trách nhiệm ở Ban từ Mỹ thông tin về.
GS-BS Trần Huy Dụng tiếp lời: "Tôi có người nhà bị bệnh ung thư, đã điều trị thì tóc phải rụng. Cái đó không liên quan gì tới việc điều trị này cả. Chúng tôi phải xem bệnh nhân, hội chẩn đã rồi mới biết điều trị như thế nào, trong bao lâu. Chữa một con người không phải như một cái máy nên phản ứng của con người với tác nhân khác nhau lắm".
Về những thông tin liên tục xuất hiện trên mạng internet mấy ngày nay, ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - nói: Mạng xã hội đầy rẫy thông tin nên phải có sàng lọc, không thể tin nào cũng nghe theo.
Ông Nguyễn Thế Kỷ nhận xét, thông tin trên mạng có đầy rẫy, người đọc cần có sự chọn lọc khi đọc tin, tránh nghe theo những thông tin xuyên tạc.
"Nếu ghép được tủy sẽ có hi vọng đẩy lui được bệnh"
Ông Triệu nói: "Gia đình ông Thanh đề nghị và chúng tôi báo cáo cấp trên và được đồng ý, về Đà Nẵng điều trị cho gần nhà, nhưng các giáo sư đầu ngành sẽ vào Đà Nẵng hội chẩn và điều trị hàng ngày, chủ yếu là can thiệp, dùng thuốc nào. Tuy điều trị ở Đà Nẵng nhưng chất lượng thuốc men là ở Trung ương".
"Các giáo sư nói muốn ghép tủy phải điều trị hóa trị. Hóa trị chưa đạt thì phải ngừng để nâng cao thể trạng. Về Việt Nam để nâng cao thể trạng thì mới có phác đồ tiếp theo. Bên Mỹ sẽ giúp mình để tiếp tục có những phác đồ tiếp theo"- ông Triệu nói.
Phóng viên Dân trí đặt câu hỏi: Xin lãnh đạo Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương - đặc biệt là ông Nguyễn Quốc Triệu thường xuyên trực tiếp trao đổi thông tin với bên Mỹ - cho biết khả năng hồi phục của ông Nguyễn Bá Thanh khi được đưa về Việt Nam?
Ông Triệu nói: Tiềm năng của con người rất khó lường. Cách đây 10 năm có đồng chí chủ chốt cũng bị ung thư, có ý kiến nên về nghỉ ngơi, nhưng hôm nay sức khỏe tốt hơn hôm qua và sau đó lại thăng tiến, nên không thể nói trước được điều gì. Tiên lượng thì phải chờ bệnh nhân về rồi khám, xét nghiệm thì mới tiên lượng được.
Ông Bạch Quốc Khánh cho biết, rối loạn sinh tủy, y học thế giới cũng chưa xác định được nguyên nhân và chưa tìm ra được cách để điều trị đặc hiệu nên chỉ điều trị chung chung như phác đồ phía Mỹ đang tiến hành. Nếu tiến triển thuận lợi, bệnh nhân sẽ được ghép tế bào gốc máu ngoại vi.
Vậy nên trường hợp ông Thanh, một trong những bệnh nằm trong hội chứng rối loạn sinh tủy cũng không thể nói được là nguyên nhân vì đâu. Ông Khánh khẳng định lãnh đạo Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương đã bác bỏ thông tin về việc ông Thanh bị đầu độc vì không thể xác định việc này.
"Có một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh bệnh này nhưng nguồn nguy cơ có rất nhiều từ môi trường, thức ăn, hóa chất sinh phẩm mỗi người tiếp xúc dùng hàng ngày. Đó đều có thể là yếu tố nguy cơ làm bệnh phát triển. Viện của chúng tôi có riêng một tầng dành cho bệnh nhân rối loạn sinh tủy. Ở khoa đó có 130-140 bệnh nhân nằm điều trị, không dưới 60 bệnh nhân bị hội chứng rối loạn sinh tủy với tất cả cấp độ" - ông Khánh nói.
Cụ thể về trường hợp của Trưởng Ban Nội chính Trung ương, ông Bạch Quốc Khánh cho biết, ông Thanh đã 3 lần điều trị hóa chất. Khi về nước, Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe có thể sẽ đề nghị làm lại xét nghiệm về tủy để xây dựng kế hoạch điều trị trong tương lai. Chưa thể nói trước quá trình điều trị sẽ kéo dài trong bao lâu, việc đó còn tùy khả năng đáp ứng của mỗi bệnh nhân.
Đáp lại câu hỏi của PV Dân trí về khả năng phục hồi của các bệnh nhân mắc bệnh tương tự như ông Thanh đang điều trị tại Viện huyết học và truyền máu Trung ương, ông Bạch Quốc Khánh đáp: "Nếu ghép được tủy thì có hi vọng đẩy lui được căn bệnh".
"Đẩy lui" - khái niệm được sử dụng - theo ông Khánh là đẩy lui hoàn toàn hoặc một phần bệnh trạng. Nếu sau điều trị, người bệnh không có các dấu hiệu bệnh trạng thì có thể xác định bệnh được đẩy lui hoàn toàn, thời gian càng lâu thì chất lượng cuộc sống của người bệnh sau đó càng được đảm bảo. "Có những trường hợp bệnh được trị liệu triệt để nhưng 25 năm sau lại tái phát" - ông Khánh nói.
Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe Trung ương thông tin chính thức về tình hình sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh.
Cuối buổi thông tin, ông Nguyễn Quốc Triệu chia sẻ: Việc điều trị của ông Nguyễn Bá Thanh ở Việt Nam sẽ có sự hỗ trợ tốt nhất của các giáo sư, chuyên gia của Mỹ.
Về vấn đề sức khỏe của ông Thanh, ông Nguyễn Thế Kỷ mong muốn báo chí thông tin một cách trung thực, đúng mực, tránh những thông tin xuyên tạc, không chính xác trên các mạng xã hội. "Khi ông Nguyễn Bá Thanh về Việt Nam, các nhà báo, người dân cũng không nên kéo tới bệnh viện nơi đồng chí ấy điều trị sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của đồng chí Nguyễn Bá Thanh và người thân trong gia đình" - ông Kỷ kết luận buổi thông tin.
Tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh đang rất được người dân quan tâm trong những ngày qua.
13 giờ 30 phút hôm nay (7/1), Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương tổ chức thông tin chính thức về những vấn đề liên quan đến tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh - Trưởng Ban Nội chính Trung ương - mà dư luận đang rất quan tâm trong những ngày qua.
Trao đổi riêng với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, cho biết, đến thời điểm này chưa ấn định thời gian ông Nguyễn Bá Thanh rời Mỹ về Việt Nam.
Khẳng định sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh đang ổn định, ông Nguyễn Quốc Triệu nói: "Ông Thanh sẽ được nghỉ ngơi, điều trị ở Việt Nam một thời gian, nếu sức khỏe ổn định thì có thể sẽ quay lại Mỹ để tiến hành ghép tủy".
Thế Kha - Tiến Nguyên
Theo Dantri
Vùng 4 Hải quân tổ chức lễ tiễn quân ra Trường Sa Chiều 5-1, tại Cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, Lữ đoàn 146, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ tiễn quân ra làm nhiệm vụ tại huyện đảo Trường Sa. Đến dự lễ tiễn có các đồng chí Trần Sơn Hải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; Chuẩn Đô đốc Phạm Thanh Hóa,...