Thủ tướng chỉ thị tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí
Theo Thủ tướng, khí thải từ xe cộ, hoạt động xây dựng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng và giao các bộ, ngành, địa phương khẩn trương có biện pháp xử lý.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ra chỉ thị về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Văn bản được ban hành sau khi các TP lớn như Hà Nội, TP.HCM ghi nhận mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng những ngày qua.
Tại chỉ thị này, Thủ tướng nhấn mạnh ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội và sức khỏe cộng đồng. Nguyên nhân chính từ bụi, khí thải của các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, hoạt động công nghiệp với lượng thải lớn và chưa được kiểm soát hiệu quả.
Trong khi đó, diện tích cây xanh, mặt nước trong phát triển đô thị chưa đạt yêu cầu; việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật, chương trình, nhiệm vụ về kiểm soát ô nhiễm không khí chưa đồng bộ, hiệu quả.
Phải quan trắc không khí trên cả nước
Từ nay đến giữa năm 2021, Thủ tướng yêu cầu các địa phương rà soát, đánh giá tình hình chấp hành pháp luật về kiểm soát bụi, khí thải tại các cơ sở công nghiệp, hoạt động giao thông, xây dựng, xem xét tạm đình chỉ, đình chỉ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm soát chặt chẽ về chất lượng không khí, kịp thời cảnh báo cho cộng đồng. Thủ tướng cũng giao cơ quan này tăng cường năng lực quan trắc đảm bảo đến năm 2025 phải kiểm soát, dự báo được diễn biến chất lượng không khí tại các đô thị, vùng miền trên phạm vi cả nước.
Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng ghi nhận những ngày qua ở Hà Nội, TP.HCM. Ảnh: Quỳnh Hải.
Bộ TN&MT rà soát, báo cáo Thủ tướng về việc thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ở Việt Nam, hoàn thành trong quý IV năm 2021.
Video đang HOT
Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát đối với các dự án, nhà máy có nguồn thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm, xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng năng lượng sạch và công nghệ thân thiện với môi trường.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định, biện pháp về kiểm soát bụi, khí thải trong hoạt động xây dựng; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch đô thị bảo đảm tỷ lệ cây xanh, mặt nước trong đô thị đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan.
Bộ Y tế nghiên cứu, đánh giá tác động, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm không khí đến bệnh tật, sức khỏe cộng đồng và đề xuất các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, trước hết tại các khu đô thị lớn, địa bàn tập trung nhiều nguồn thải.
Bộ Công an chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm pháp luật về môi trường gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
Hà Nội, TP.HCM thu hồi xe cũ nát
Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh, thành phố, các cơ quan báo chí đẩy mạnh thông tin về chất lượng không khí, các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm không khí, nguy cơ và tác hại tới sức khỏe con người.
Các đơn vị sử dụng thông tin về chất lượng không khí do các cơ quan có thẩm quyền cung cấp, xử lý nghiêm trường hợp thông tin sai lệch, gây hoang mang trong cộng đồng.
Nhận định Hà Nội, TP.HCM là các địa phương có nguy cơ cao, Thủ tướng yêu cầu UBND 2 TP này thực hiện nghiêm việc xây dựng và triển khai kế hoạch quản lý chất lượng không khí của địa phương theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng.
Hà Nội và TP.HCM xây dựng và triển khai mạng lưới quan trắc chất lượng không khí của địa phương, tăng cường số lượng trạm quan trắc tự động liên tục; cung cấp thông tin kịp thời về chất lượng không khí cho nhân dân.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu đẩy nhanh phát triển hệ thống giao thông công cộng, ưu tiên phương tiện sử dụng năng lượng sạch, không phát thải; thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường trong thành phố.
Hà Nội, TP.HCM duy trì thường xuyên hoạt động phun nước rửa đường tại các trục, tuyến đường giao thông chính của các đô thị, thành phố để hạn chế bụi phát tán, đặc biệt trong điều kiện thời tiết hanh khô, lặng gió. Thu gom triệt để rác, bụi bẩn trên các trục, tuyến, giải phân cách đường giao thông.
Không lẽ Hà Nội có thêm... 'mùa ô nhiễm'?
Nhiều ngày qua, ô nhiễm không khí nhiều nơi luôn ở mức xấu, kéo dài. Đặc biệt là tại Hà Nội khi mà đã có 11/41 ngày giá trị thông số bụi mịn PM2.5 trung bình 24 giờ vượt quá giới hạn. PV báo Đại Đoàn Kết đã trao đổi với TS Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam về vấn đề này.
TS Hoàng Dương Tùng. Ảnh: Quang Vinh.
PV: Thưa ông, ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn đang ở mức xấu. Nhiều người còn nói "Hà Nội có thêm một mùa nữa bên cạnh 4 mùa, đó là mùa ô nhiễm". Vì sao vậy, thưa ông?
TS Hoàng Dương Tùng: Tình trạng trong mùa đông có nhiều ngày ô nhiễm hơn so với các mùa khác đã diễn ra nhiều năm. Lý do là nguồn thải không giảm, thậm chí còn tăng, trong khi điều kiện thời tiết mùa đông có nhiều ngày lặng gió, sương mù nhiều, làm cho không khí không bay ra xa, khuếch tán lên cao. Cho nên bụi và ô nhiễm cứ loanh quanh ở tầm thấp của mặt đất. Buổi đêm khi nồng độ ô nhiễm không khí lên cao, một số ngày xảy ra "nghịch nhiệt", càng làm cho không khí, chất ô nhiễm đông đặc, tích tụ.
Tuy nhiên thời tiết chỉ là lý do, yếu tố tác động làm cho xấu thêm; còn nguyên nhân của ô nhiễm không khí là từ các nguồn thải như: Nguồn thải của sản xuất, khí thải của phương tiện giao thông. Đây là những cái nhiều năm nay chúng ta chưa kiểm soát được.
Còn tại miền Nam chất lượng không khí có khá hơn miền Bắc do điều kiện khí hậu thời tiết gió mạnh, nắng. Nhưng ở đâu đó cũng có một số ngày, một số nơi có ô nhiễm không khí.
Như TP HCM qua đo đạc quan trắc đã phát hiện một số nơi ô nhiễm. Nếu không cẩn thận chúng ta sẽ ô nhiễm như Bangkok, Thái Lan. Hiện Bangkok đang có các biện pháp để hạn chế giảm thiểu phương tiện xe cá nhân.
Thời gian qua chúng ta đã đưa ra các giải pháp để kiểm soát nguồn thải nhưng tại sao không giảm được tình trạng ô nhiễm không khí mà tình hình lại gia tăng trong những năm gần đây, thưa ông?
- Tại các thành phố lớn, nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là từ các phương tiện giao thông. Hiện số lượng ô tô, xe máy cá nhân ngày càng tăng, trung bình ở TP HCM tăng 10,15%/ năm. Tuy nhiên chúng ta chưa kiểm soát chất lượng khí thải của xe máy. Ô tô có niên hạn, thời hạn đăng kiểm, kiểm tra khí thải, không đạt tiêu chuẩn không được lưu hành, thế nhưng xe máy chạy bao nhiêu năm cũng được, thải nhiều cũng không sao. Nguồn thải không kiểm soát được, trong khi phương tiện cá nhân gia tăng càng làm cho mức độ ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn tăng lên.
Ở châu Âu, họ kiểm soát khí thải theo tiêu chuẩn khí thải Euro, vậy theo ông có lẽ chúng ta cũng cần giảm và siết chặt lại các phương tiện giao thông cá nhân?
- Ô tô hay xe máy đều có tiêu chuẩn Euro. Chúng ta bắt đầu thực hiện từ năm 2019 với các lộ trình để tăng mức thực hiện tiêu chuẩn Euro lên.
Ở châu Âu lộ trình này đã áp dụng từ lâu, ví dụ phải đạt tiêu chuẩn Euro 5, 6, còn Euro 4 là không cho sử dụng nữa. Như ở Đức phải đạt chuẩn Euro 5.
Chưa kể, còn thiết lập vùng phát thải thấp, tức là chỉ cho phương tiện đạt chuẩn Euro 6, ô tô chạy điện thân thiện với môi trường hoạt động. Một số nơi không cho xe sử dụng nhiên liệu diezen lưu hành. Nhiều nước cũng đặt ra lộ trình đến năm 2035 cấm hẳn xe chạy xăng.
Cùng với đó là tăng cường các hệ thống giao thông công cộng, dùng phương tiện giao thông giảm thiểu ô nhiễm. Tất cả các lộ trình được công bố để người dân biết và chuẩn bị thực hiện. Còn tại Việt Nam hiện vẫn chưa có lộ trình gì cả, mới chỉ có một số thành phố thử nghiệm kiểm soát khí thải xe máy.
Ô nhiễm không khí liên quan trực tiếp đến sức khỏe người dân. Hiến pháp cũng nêu rõ người dân được sống trong môi trường trong lành, vậy chúng ta cần các biện pháp nào để tăng cường xử lý vấn đề ô nhiễm không khí, thưa ông?
- Trong Hiến pháp đã hiến định người dân được quyền sống trong môi trường trong lành. Hiện nay ô nhiễm như thế đang ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Rõ ràng chính quyền các cấp cần có trách nhiệm trước vấn đề này.
Mấy năm qua chúng ta có triển khai một số biện pháp, có ban hành luật, các nghị định về kiểm soát nguồn thải, rồi Quyết định 985a của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; trong đó đã đưa ra một số chương trình hành động.
Tuy nhiên việc triển khai các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm không khí không mấy hiệu quả. Tôi nói ví dụ kiểm soát khí thải xe máy, Thủ tướng cũng đã có quyết định nhưng cho đến nay vẫn không thực hiện được. Thanh tra xử phạt nhưng vẫn cho tồn tại, việc thực thi pháp luật không nghiêm. Hay đốt rơm rạ, rác đã nói nhiều nhưng không kiểm soát dù chuyện đó đang diễn ra hàng ngày. Các làng nghề tua tủa xả ống khói, mọi người nhìn thấy cả nhưng tại sao nó vẫn cứ ngang nhiên? Tình trạng đó đòi hỏi chúng ta cần có biện pháp quyết liệt. Đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân.
Như mấy hôm nay, ô nhiễm không khí rất ghê nhưng không thấy cơ quan nhà nước có khuyến cáo, cảnh báo gì cho người dân để phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe. Đây là việc rất lạ. Họ không biết hay không tin vào những kết quả quan trắc? Ở một số nước, nếu ở tình trạng ô nhiễm không khí như mấy ngày qua tại nước ta thì một số trường đã cho học sinh nghỉ.
Ví dụ tại Bangkok (Thái Lan) khi mức độ báo động ở mức tím là họ đã đóng cửa các trường học để bảo vệ sức khỏe của học sinh-đối tượng nhạy cảm dễ bị tổn hại sức khỏe. Chúng ta thì cứ im ắng, thế mới lạ. Chính quyền phải có trách nhiệm với cuộc sống, sức khỏe người dân. Mang lại sự an toàn ấm no hạnh phúc cho người dân mới là điều quan trọng.
Trân trọng cảm ơn ông!
Đắk Nông: Phạt chủ lò sấy cà phê xả khói gây ô nhiễm môi trường UBND tỉnh Đắk Nông vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Lợi, chủ cơ sở thu mua nông sản Lợi Hoa (địa chỉ ở thôn Đắc Thủy, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil) với số tiền 52 triệu đồng về hành vi gây ô nhiễm không khí và vi phạm các quy định về bảo vệ...