Thủ tướng chỉ thị: Tăng cường điều hành, bình ổn giá cuối năm
Ngày 26-9, Thủ tướng đã chỉ thị các bộ, ngành, địa phương kiểm soát chặt chẽ các loại giá, phí của các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu như y tế, giáo dục, nước sinh hoạt, cước vận tải, sữa, thuốc chữa bệnh cho người, thuốc bảo vệ động, thực vật, phân bón,… và giá cả các loại hàng hóa là nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất.
Theo Chỉ thị số 25/CT-TTg, Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm, triệt để việc phòng, chống gian lận thương mại, chuyển giá, gian lận giá nhập khẩu và buôn lậu qua biên giới, nhất là các mặt hàng xăng dầu, thuốc lá, khoáng sản. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, quản lý tỷ giá, vàng… Chủ động xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tế theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, không để xảy ra mất cân đối cung cầu, găm hàng, tăng giá làm mất ổn định thị trường, giá cả hàng hóa và dịch vụ.
Giãn thời gian điều chỉnh giá cả
Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Y tế, Giáo dục và đào tạo và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo để giãn thời gian điều chỉnh giá một số hàng hóa và dịch vụ do Nhà nước định giá, kiểm soát như: Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh giá dịch vụ giáo dục (học phí) giá nước sạch sinh hoạt giá cước xe buýt được Nhà nước trợ giá.
Đồng thời phải xây dựng phương án, lộ trình điều chỉnh trên cơ sở đánh giá kỹ tác động của việc điều chỉnh giá đến sản xuất và đời sống nhân dân để hạn chế thấp nhất tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân, cũng như việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô việc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến trước khi thực hiện.
Kích thích tiêu dùng, giải quyết hàng tồn kho
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho người dân, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, tích cực tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh kích thích tiêu dùng để tăng sức mua, giải quyết hàng tồn kho phát triển thị trường trong nước, tuyên truyền sâu rộng và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, nhất là các loại hàng hóa không khuyến khích nhập khẩu…
Theo ANTD
Lạm phát tháng 9 rất bất thường'
Chỉ số giá tiêu dùng 2,2% là mức tăng lịch sử so với tháng 9 hằng năm, xô đổ mọi dự báo của các chuyên gia và cho thấy điều hành giá đang có vấn đề, theo chuyên gia Vũ Đình Ánh.
- Tổng cục Thống kê cho biết chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 2,2% so với tháng 8. Ông nhận định thế nào về con số này?
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh. Ảnh:NM
- Mức tăng trên 2% của tháng 9 là quá cao, xét cả về lịch sử lẫn bối cảnh hiện tại. Theo dõi số liệu từ năm 1995 đến nay, tôi thấy chưa có tháng 9 nào có mức tăng cao như năm nay. Như vậy có thể gọi đây là mức tăng lịch sử. Ngoài ra cũng cần thấy là trong 7 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 2,22%, riêng tháng 9 này đã tăng bằng cả 7 tháng cộng lại. Điều đó phần nào cho thấy xu hướng lạm phát cao đang có dấu hiệu quay trở lại.
- Nguyên nhân của sự bất thường này là gì thưa ông?
- Cuối tháng 8 không ai nghĩ CPI tháng 9 có thể tăng đến 2%. Nhưng thực tế đã vượt cả con số này. Điều đó cho thấy việc điều hành giá cũng như dự báo đang có vấn đề. Nói như vậy là bởi nhìn vào các yếu tố gây lạm phát cho tháng này, ngoại trừ việc năm học mới gây tăng giá giáo dục, hầu hết các nguyên nhân còn lại đều là do chủ quan, đặc biệt là chuyện tăng giá viện phí.
Tất nhiên, việc tăng giá nêu trên là kết quả của việc xây dựng chính sách suốt một thời gian dài, cơ quan quản lý cũng giao lại quyền quyết định cho Hội đồng nhân dân các tỉnh, theo một khung định sẵn... Nhưng việc lựa chọn thời điểm điều chỉnh vào đúng thời điểm có áp lực tăng giá (khai giảng năm học mới, áp dụng giá điện, nước mới) cũng cho thấy các nhà điều hành vẫn chưa chú ý nhiều tới nhu cầu chống "sốc" cho thị trường.
Người ta cũng chưa làm tốt việc dự báo khi không tính toán được tác động của việc điều chỉnh tới mức tăng giá chung của nền kinh tế. Chỉ cách đây vài tháng, khi lạm phát xuống thấp, nhiều ý kiến đã cho rằng lạm phát năm nay chỉ 7%. Thậm chí có người còn nói con số chỉ 5%. Bản thân chuyện dự báo đúng sai này không quá quan trọng, nhưng người ta sẽ dựa vào những dự báo đó để thiết kế chính sách. Do đó, khi thực tế vượt xa dự báo thế này, cần thiết phải xem lại.
- Sau những lo ngại về nguy cơ giảm phát cách đây vài tháng, ông nhận định thế nào về việc "thả" giá các mặt hàng, dịch vụ như vậy để "kích" CPI?
- Thực ra trong các quyết định điều hành, theo tôi có một phần hàm ý đó. Bởi cách đây không lâu, cũng đã có đại diện cơ quan chức năng cho rằng "nhân dịp" lạm phát đang thấp, có thể điều chỉnh mạnh giá xăng dầu. Tuy nhiên, chính việc CPI tháng 9 tăng tới 2,2% cho thấy nếu lựa chọn thời điểm tăng giá như vậy, họ đã sai lầm.
- Vậy việc chỉ số giá tăng mạnh trong tháng 9 sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay?
- Nếu đặt mục tiêu lạm phát một con số thì tôi cho rằng không ảnh hưởng lắm, hoàn toàn có thể đạt được. Nhưng nếu muốn lạm phát ở mức khoảng 7% thì rất khó bởi hiện đã 5,13% rồi. Ở kịch bản tốt, tôi cho rằng lạm phát có thể ở mức trên 8% nếu CPI 3 tháng cuối năm tăng khoảng 1% mỗi tháng. Tuy nhiên, nếu mức tăng khoảng 2% của tháng 9 lặp lại, con số có thể cao hơn.
Cần nhớ rằng vẫn còn một số tỉnh chưa tăng giá viện phí. Nếu các tỉnh này tăng, thậm chí tăng kịch trần thì có thể "dội" vào chỉ số giá những tháng sau. Cộng với giá lương thực thực phẩm, tuy chưa tăng trong những tháng qua nhưng có thể "đảo chiều" do nhu cầu tiêu dùng cuối năm cũng như những khó khăn về nguồn cung.
- Vậy theo ông, để kịch bản "xấu" không xảy ra, việc điều hành giá cả những tháng cuối năm cần được xử lý như thế nào?
- Tôi cho rằng việc cần làm nhất là soi lại các chính sách, bởi hiện tình hình đã khác. Với chính sách tiền tệ, vẫn cần nới lỏng một chút để doanh nghiệp tiếp cận vốn, tiếp tục xử lý lãi suất để họ "sống" được. Nhưng với chính sách tài khóa thì cần thắt chặt, kiên định mục tiêu kìm chế lạm phát.
Cách đây 2 tháng, cơ quan quản lý có cho biết còn khoảng 100.000 tỷ đồng vốn đầu tư từ ngân sách cho 5 tháng cuối năm, công với việc xin ứng trước 30.000 tỷ từ ngân sách 2013... Nhưng giờ tôi cho rằng nên rà soát lại, không phải dự án nào đề xuất ra cũng phải làm. Cùng với đó là chính sách quản lý giá cũng phải chặt chẽ hơn, tránh kiểu dồn dập như vừa qua nếu không muốn tài lập mức tăng CPI tới 2% như tháng 9. Khi đó, CPI cả năm có thể lên tới 9 - 10%.
Theo VNE
Hình ảnh xập xệ của phòng trọ sinh viên Trong khi kí túc xá (KTX) của ĐHQG còn trống nhiều chỗ ở với chất lượng tốt, thì một bộ phận không nhỏ sinh viên làng Đại học Thủ Đức vẫn phải ở trong những khu nhà trọ xuống cấp mà giá cả rất đắt đỏ. Nắm bắt được tâm lí muốn tìm một chỗ ở riêng tư của sinh viên, các chủ...