Thủ tướng chỉ thị: Người dân tiêm đủ liều vắc xin được sản xuất, vận chuyển hàng
Bảo đảm hệ thống giao thông vận tải thông suốt tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc vận chuyển nông sản, vật tư đầu vào và tiêu thụ, xuất khẩu; hướng dẫn cho người lao động đã được tiêm đủ liều vắc xin để có lao động.
Người lao động tiêm đủ 2 mũi vắc xin được lao động sản xuất – Ảnh: NGUYÊN NINH
Đó là nội dung được nêu ra trong chỉ thị của Thủ tướng về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19 do Phó thủ tướng Lê Văn Thành ký ngày 21-9, nêu rõ đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp, lây lan nhanh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.
Nhiều mặt hàng nông sản bị tồn đọng với khối lượng lớn, giá giảm sâu; một số chuỗi sản xuất bị đứt gãy, ảnh hưởng đến nguồn cung trong thời gian tới, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, nên cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phục hồi sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản.
Trong đó, Bộ NN&PTNT tập trung giải pháp để không đứt gãy chuỗi sản xuất nông nghiệp, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sản xuất vụ tiếp theo, nhất là các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản ở các tỉnh thực hiện giãn cách xã hội, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt là các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán; tái cơ cấu nông nghiệp theo 3 trục sản phẩm (sản phẩm chủ lực quốc gia, đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP)…
Thúc đẩy mở cửa thị trường xuất khẩu nông sản chính ngạch sang Trung Quốc như sầu riêng, khoai lang, chanh leo, mãng cầu, bưởi, tổ yến, thủy sản; khẩn trương đàm phán thống nhất với cơ quan liên quan của Trung Quốc giảm tỉ lệ kiểm dịch động thực vật vào thị trường Trung Quốc.
Video đang HOT
Bộ Công thương hướng dẫn các địa phương đã kiểm soát dịch bệnh mở lại chợ truyền thống, chợ đầu mối, đảm bảo quy định phòng chống dịch. Trao đổi với phía Trung Quốc về việc mở thêm các cửa khẩu, thông quan cho xuất khẩu nông sản, đặc biệt là rau quả; khuyến khích xuất khẩu chính ngạch qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.
Đàm phán quản trị chất lượng để mở cửa thị trường nông sản xuất khẩu; chủ động cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, tăng cường kết nối tiêu thụ nông sản cho các địa phương; hỗ trợ thương nhân đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua kênh thương mại điện tử.
Chỉ thị cũng yêu cầu phải bảo đảm hệ thống giao thông vận tải thông suốt trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc vận chuyển nông sản, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.
Thống nhất lưu thông tại các địa phương, bãi bỏ các văn bản trái với quy định về lưu thông hàng hóa, tuyệt đối không để ách tắc, các địa phương không được ban hành các giấy phép con; xử lý tình trạng thiếu container rỗng và có giải pháp giảm giá cước vận tải phục vụ xuất khẩu và nhập khẩu.
Bộ Y tế kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với đặc thù của từng loại hình sản xuất khu vực nông nghiệp. Thống nhất các địa phương được sử dụng kết quả và thời gian có hiệu lực của hai phương pháp xét nghiệm COVID-19 (test nhanh và PCR).
Đồng thời, hướng dẫn cụ thể khi người dân đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin ở các tỉnh, thành phố để có lao động duy trì sản xuất, lưu thông và tiêu thụ hàng hóa nông sản.
Chỉ thị nêu rõ cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, tại các cửa khẩu làm thủ tục và thông quan nhanh chóng, đặc biệt là nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tập trung nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, chế biến, lưu thông, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản; triển khai chương trình tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm, hạ lãi suất cho vay, đơn giản hóa thủ tục vay vốn…
Đắk Lắk bảo đảm tiêu thụ nông sản gắn với phòng, chống dịch
Liên quan đến văn bản tạm dừng hoạt động kinh doanh, mua bán nông sản trên địa bàn huyện Krông Búk, Đắk Lắk khiến nông dân lo lắng, ngày 16/9, ông Hoàng Kiên Cường, Chủ tịch UBND huyện Krông Búk khẳng định: Việc tạm dừng hoạt động thu mua nông sản chỉ là tạm thời để triển khai công tác phòng, chống dịch và địa phương cũng vừa ban hành văn bản hỏa tốc cho phép các cơ sở kinh doanh mua bán nông sản trên địa bàn huyện hoạt động trở lại từ 6 giờ ngày 17/9.
Cơ sở thu mua nông sản trên địa bàn xã Cư Né, huyện Krông Búk tạm dừng thu mua và không xuất hàng trong ngày 16/9.
Trước đó, tối 15/9, huyện Krông Búk đã ban hành văn bản quyết định tạm dừng hoạt động kinh doanh, mua bán nông sản trên địa bàn huyện từ 6 giờ ngày 16/9 và tạm dừng việc cấp giấy cho người dân đi làm rẫy cho đến khi có thông báo mới.
Ngay sau khi văn bản được ban hành, nông dân và thương lái trên địa bàn huyện Krông Búk đều bày tỏ lo lắng khi vụ bơ, sầu riêng đang vào mùa thu hoạch rộ.
Bà Phan Thị Liên, xã Cư Né, huyện Krông Búk cho hay, bơ và sầu riêng là hai loại nông sản đem lại thu nhập chính cho người dân nên việc tạm dừng hoạt động thu mua đã gây ách tắc trong giao thương hàng hóa và thiệt hại cho người dân. Đặc biệt, trong ngày 16/9, nhiều nông dân chưa nắm được quy định đã thu hoạch nông sản và không thể bán được.
Với đặc thù quả chín không thể bảo quản dài ngày khiến người dân thiệt hại là rất lớn. Bà con mong muốn chính quyền địa phương có biện pháp cụ thể để vừa tạo điều kiện cho thương lái đến thu mua nông sản, vừa đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả.
Theo bà Trịnh Thị Điều, chủ cơ sở thu mua nông sản trên địa bàn xã Cư Né, huyện Krông Búk, hiện là thời điểm thu hoạch rộ bơ và sầu riêng trên địa bàn huyện, lượng nông sản được thu hoạch, đưa ra thị trường rất lớn. Do đó việc tạm dừng hoạt động thu mua nông sản gây rất nhiều khó khăn cho cả người dân và doanh nghiệp thu mua, vận chuyển nông sản.
Mặc dù trong ngày 16/9, cơ sở tạm dừng thu mua nhưng rất nhiều nông dân liên lạc với cơ sở để bán bơ và sầu riêng nên cần thiết phải thông thương trở lại và có quy định chặt chẽ đối với hoạt động thu mua nông sản để phòng, chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho người dân, bà Điều kiến nghị.
Chủ tịch UBND huyện Krông Búk Hoàng Kiên Cường cho biết, việc tạm dừng hoạt động thu mua nông sản trên địa bàn huyện phần nào gây khó khăn cho người dân và thương lái, nhưng quyết định này nhằm phục vụ truy vết, kiểm soát dịch bệnh COVID-19 sau khi ghi nhận các ca mắc mới liên quan đến hoạt động thu mua nông sản ở các địa phương lân cận.
Để thực hiện mục tiêu vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế và đảm bảo tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh, chính quyền địa phương đã quy định cụ thể hoạt động thu mua.
Theo đó, đối với các hộ nông dân có nông sản đến thời kỳ thu hoạch đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp, thương lái thì liên hệ với chính quyền cấp xã, Tổ COVID-19 thôn, buôn để cung cấp thông tin doanh nghiệp, thương lái.
Đối với nông dân chưa ký hợp đồng bao tiêu nông sản với doanh nghiệp, thương lái thì liên hệ với chính quyền xã, Tổ COVID-19 thôn, buôn để được hỗ trợ.
Đối với doanh nghiệp, thương lái thu mua liên hệ với UBND cấp xã để được hướng dẫn cấp giấy thông hành và trong quá trình thu mua phải tuân thủ quy định về phòng, chống dịch.
Huyện cũng giao UBND cấp xã tổ chức cấp giấy thông hành cho doanh nghiệp, thương lái thu mua nông sản với điều kiện có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên trong vòng 72 giờ kể từ khi lấy mẫu.
Lâm Đồng hỗ trợ 5.000 tấn nông sản giúp TP Hồ Chí Minh chống dịch Tỉnh Lâm Đồng triển khai kế hoạch mỗi ngày hỗ trợ 200 tấn rau, củ, quả cho nhân dân TP Hồ Chí Minh phòng, chống dịch COVID-19. Chuyển khoảng rau, củ, quả ủng hộ TP Hồ Chí Minh phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh tư liệu: Xuân Khu/TTXVN Với mục tiêu trong 25 ngày hỗ trợ 5.000 tấn rau xanh giúp đỡ nhân dân...