Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh bảo đảm an toàn thực phẩm
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) va phong chông ngô đôc thưc phâm trong tình hình mới.
Ảnh minh họa
Chỉ thị nêu rõ, công tác bảo đảm ATTP trong thời gian qua đã được cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội quan tâm nên đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều mô hình tiên tiến về bao đam ATTP đang đươc xây dựng và nhân rộng. Nhận thức về ATTP đa co chuyên biên rõ rệt. Ngộ độc thực phẩm cơ bản đươc kiểm soát, góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, công tác bao đam ATTP đang gặp nhiêu thach thưc như ô nhiêm thưc phâm, tồn dư hóa chất độc hại trong nông sản thực phẩm vẫn còn tồn tại; thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhập lậu, kém chất lượng vẫn lưu thông trên thị trường; ngô đôc thưc phâm tại khu công nghiệp, khu chê xuât, tại các bưa ăn đông ngươi và do độc tố tự nhiên vẫn diễn biến phức tạp; gian dối trong quảng cáo thực phẩm, nhất là thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng đang gây bức xúc dư luận xã hội.
Giám sát chất lượng nguồn nước trong sản xuất thực phẩm
Để đẩy mạnh công tác bảo đảm ATTP, phong chông ngô đôc thưc phâm trong tình hình mơi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế triển khai các biện pháp bảo đảm ATTP để quản lý hiệu quả đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm, phẩm mầu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; chỉ đạo triển khai và nhân rộng các mô hình bảo đảm ATTP trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố và các mô hình phòng chống ngộ độc thực phẩm.
Đồng thời Bộ Y tế phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức quản lý và giám sát chất lượng nguồn nước sạch sử dụng trong sản xuất thực phẩm, ăn uống, sinh hoạt, trước mắt tập trung kiểm soát tốt chất lượng đối với nguồn nước cung cấp ở các khu đô thị, các hệ thống cấp nước tập trung.
Hằng năm, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, các Bộ ngành liên quan và các địa phương tổ chức, triển khai “Tháng hành động vì an toan thưc phâm” từ ngày 15/4-15/5 để nâng cao trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp và huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia.
Triển khai mô hình điểm kiểm soát ATTP tại chợ, siêu thị
Video đang HOT
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản nông sản thực phẩm, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi bao đam chât lương, an toan thưc phâm. Quản lý chất lượng, an toàn các loại rau, củ, quả trên thị trường, đặc biệt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trên các sản phẩm này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm soát hiệu quả điêu kiên vê sinh, ATTP đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh nông, lâm sản và thuy san thực phẩm; bảo đảm an toàn trong giết mổ, vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm; chỉ đạo các địa phương quy hoạch các vùng sản xuất nông sản ATTP phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; xây dựng va phat triên nhân rông cac mô hình chăn nuôi, trồng trot, nuôi trông va khai thac nông lâm thủy sản an toàn, quản lý ATTP theo chuỗi.
Bộ Công Thương tăng cường triển khai các biện pháp ATTP để quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, bia, nươc giai khat và sữa chê biên; phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương kiểm soát ATTP đối với các làng nghề thực phẩm, bảo đảm vừa duy trì và phát triển nghề truyền thống, vừa bảo đảm ATTP cho người tiêu dùng; xây dựng, triển khai các mô hình điểm kiểm soát ATTP tại các chợ, siêu thị kinh doanh thực phẩm.
Bộ Tài chính triển khai các phương thức kiểm soát phù hợp tại cửa khẩu để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu thực phẩm nhưng đồng thời phải bảo đảm ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam.
Quản lý chặt chẽ nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế quản lý chặt chẽ nội dung quảng cáo đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, tập trung kiểm soát chặt chẽ việc xác nhận nội dung quảng cáo; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức thực hiện quảng cáo quá mức, sai sự thật và quảng cáo không theo nội dung đã được xác nhận.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, thông tin đăng tải đầy đủ về gương tốt về ATTP và phê phán các vi phạm pháp luật về ATTP.
Đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế kiểm soát hoạt động quảng cáo thực phẩm của các đơn vị phát hành quảng cáo theo đúng nội dung đã được phê duyệt, bảo đảm thông tin quảng cáo chính xác, trung thực, khách quan, tránh gây hoang mang trong dư luận và ảnh hưởng xấu trong xã hội.
Xây dựng hệ thống kiểm nghiệm ATTP theo hướng tập trung
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nâng cao hiêu qua công tac phôi hơp liên nganh bảo đảm ATTP giưa cac câp chinh quyên, cac Sơ, nganh chưc năng và các Ban Quan ly cac khu công nghiêp, khu chê xuât trên địa bàn quản lý; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục để chuyển đổi hành vi, tập quán lạc hậu, không bảo đảm ATTP; tăng cường thanh tra, kiểm tra ATTP đối với hoạt động chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, kinh doanh dịch vụ ăn uống va kinh doanh thức ăn đường phố.
Tổ chức, triển khai quy hoạch các vùng sản xuất nông sản ATTP phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương; có chính sách khuyên khich, hỗ trợ các cơ sơ chế biến suât ăn săn, bêp ăn tâp thê xây dựng tại chỗ trong các khu công nghiêp, khu chê xuât.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đầu tư để nâng cao năng lực cho các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Quan ly thi trương và các cơ quan quản lý về ATTP tại tuyến tỉnh; củng cố và nâng cao năng lực kiểm soát ATTP tại tuyến huyện và tuyến xã; phối hợp quy hoạch, xây dựng hệ thống kiểm nghiệm ATTP theo hướng tập trung, hiệu quả đáp ứng yêu cầu quản lý.
Phan Hiển
Theo_Báo Chính Phủ
Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ thăm hỏi lao động Việt Nam từ Libya về
Tốp lao động Việt Nam cuối trong nhóm 206 người rời Istanbul về Hà Nội chuyến bay chiều 1/8/2014
ảnh minh họa
Ngay sau khi nhận thông tin và đề nghị của ông Hasan Tunc, Giám đốc phát triển nguồn nhân lực của Công ty xây dựng TML Insaat A.S, Thổ Nhĩ Kỳ về việc di tản 206 lao động Việt Nam tại Libya về Việt Nam qua con đường Istanbul, Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đã nhanh chóng thành lập Nhóm công tác và lên kế hoạch hỗ trợ số lao động trên. Trưa 31/07/2014, Nhóm công tác này do Đại sứ Nguyễn Thế Cường dẫn đầu đã đến TP Istanbul.
Khi đến nơi ở tạm thời trước khi về nước của lao động Việt Nam- khách sạn 5 sao Ramada Plaza, Istanbul, các thành viên trong Đoàn công tác của Đại sứ quán vừa ngạc nhiên về sự thu xếp chu đáo của Công ty Thổ Nhĩ Kỳ vừa thực sự yên tâm về cách đối xử chu đáo của họ đối với người lao động.
Lúc Đoàn công tác đến là thời điểm công ty TML đang chuẩn bị xe đưa tiễn tiếp hai tốp lao động 47 người sân bay Quốc tế Artartuk , Istanbul. Hai tốp này sẽ đi hãng hàng không Singapore Airlines (13 người) và Korean Airway (34 người).
Vừa xuống xe, Đại sứ Nguyễn Thế Cường đã nhanh chóng tới chào anh em lao động và cám ơn ông Hasan Tunc. Ông Hasan Tunc cho biết về tình hình sơ tán lao động Việt Nam. Như thông tin đã đang tải trên báo chí, tình hình xung đột vũ trang tại Libya diễn biến theo chiều hướng phức tạp, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu các nhà thầu xây dựng Thổ Nhĩ Kỳ đang thực hiện các dự án tại Libya phải đưa số lao động nước ngoài tại những khu vực giao tranh về nước để đảm bảo an toàn. Là đối tác của công ty SONA và đang sử dụng 206 lao động Việt Nam, Lãnh đạo công ty quyết định sơ tán số lao động này về nước qua tuyến đường Istanbul.
Theo kế hoạch di chuyển của công ty: số công nhân trên về nước phải bảo đảm an toàn và phù hợp với lịch trình của một số hãng hàng không. Từ ngày 28/07 đến ngày 30/7/2014, công ty đã thu xếp về nước được 127 lao động về nước theo lịch di chuyển: 79 người về ngày 28/7; 23 người về ngày 29/7 và 25 người về ngày 30/7. Riêng trong ngày 31/7 đã thu xếp được 47 lao động về nước như đã đề cập ở trên. Số 32 lao động còn lại sẽ được tổ chức về nước vào ngày 01/8/2014 theo lịch bay: 20 lao động bay hãng Singapore và Qatar Airlines lúc 13:20 và 12 người bay chuyến 21:20 bằng Korean Airways.
Thấu hiểu sự lo lắng của lao động Việt Nam, ông Hasan cho Đại sứ Nguyễn Thế Cường biết: số tiền lương anh em lao động Việt Nam chưa được nhận, sẽ được công ty chuyển trả về công ty SONA trong tháng tới và mỗi lao động được 100 USD tiền tiêu vặt khi chờ đợi.
Thay mặt Đoàn công tác của Đại sứ quán, Đại sứ Nguyễn Thế Cường bày tỏ sự cám ơn chân thành về việc thu xếp sơ tán an toàn, bố trí chỗ ăn ở rất chu đáo cho lao động Việt Nam của Công ty TML Insaat A.S; nhờ ông Hasan chuyển lời cám ơn của Đại sứ tới Lãnh đạo công ty và hy vọng với sự hợp tác tốt với công ty SONA trong thời gian qua, công ty TML sẽ tiếp tục sử dụng lao động Việt Nam tại công trình của công ty ở Libya khi tình hình cho phép hoặc tuyển dụng họ cho các dự án hoặc công trình quốc tế của công ty ở các nước khác trong khu vực.
Ông Hasan bày tỏ chia sẻ với phát biểu của Đại sứ và hứa sẽ truyền đạt ý kiến của Đại sứ tới Lãnh đạo công ty.
Chiều tối 31/7/2014, Đại sứ Nguyễn Thế Cường và Đoàn công tác đã tổ chức gặp gỡ tốp lao động còn lại tại khách sạn. Ngoài việc động viên, thăm hỏi, tặng quà và chia sẻ với anh em lao động về sự trở về không mong muốn, Đại sứ Nguyễn Thế Cường đã kịp thời thông báo sự quan tâm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tình hình lao động Việt Nam tại Libya- giao Bộ LĐTBXH, Bộ Ngoại giao phối hợp chặt chẽ, theo dõi sát diễn biến tình hình; đồng thời chuẩn bị các phương án nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động Việt Nam.
Đại sứ cũng đã thông báo cho anh em lao động về chỉ đạo mới nhất của Bộ Ngoại giao đối với các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Libya và các địa bàn liên quan (Ai Cập, Algeria, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ) về tình hình và bảo đảm an toàn cho lao động ta tại Libya./.
Từ Thổ Nhĩ Kỳ
Dương Quý Nam, từ Thổ Nhĩ Kỳ
Theo_VOV
Hà Nội: Sẵn sàng ứng phó với bão số 2 Nhận định cơn báo số 2 nhiều khả năng ảnh hưởng đến Hà Nội, chiều 17/7, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Xuân Việt, kiêm Trưởng ban Chỉ huy phòng chống lụt bão (PCLB) thành phố Hà Nội đã chủ trì cuộc họp bàn biện pháp ứng phó. Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy PCLB thành phố, sau khi nhận...