Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra DN
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị số 20/CT-TTg yêu cầu chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.
Chỉ thị nêu rõ, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016-2020, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình hành động của Chính phủ. Theo tinh thần đó, các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực thực hiện với nhiều biện pháp cụ thể, đặc biệt là đổi mới công tác xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra; khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp, giảm thiểu phiền hà cho doanh nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị đối thoại với doanh nghiệp sáng nay. Ảnh: VGP (VietNamNet)
Tuy nhiên, qua theo dõi tình hình và phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp thấy rằng, hoạt động thanh tra nói chung và hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành nói riêng vẫn tồn tại những hạn chế, còn những vụ việc gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp; sự phối hợp giữa các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra chưa chặt chẽ; thời gian thanh tra kéo dài; nội dung tranh tra chưa rõ ràng, có khi vượt ra ngoài thẩm quyền quản lý; chậm ban hành kết luận thanh tra, chưa làm rõ được dấu hiệu vi phạm, kiến nghị xử lý chưa cụ thể…
Thực trạng nêu trên có nhiều nguyên nhân, trong đó nổi lên là sự phân công giữa các bộ, ngành ở Trung ương và sự phân cấp, ủy quyền giữa các Bộ, ngành ở Trung ương và chính quyền địa phương chưa rõ ràng. Nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại nói trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc quán triệt và chỉ đạo chặt chẽ công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao theo đúng quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23/4/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra và đặc biệt là Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
Không để xảy ra tình trạng kiểm tra quá 1 lần/năm
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung chỉ đạo khi xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp; trường hợp kế hoạch thanh tra trùng lặp, chồng chéo với hoạt động kiểm toán nhà nước thì chủ động phối hợp, trao đổi với Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ để thống nhất phương án xử lý theo quy định hiện hành, đảm bảo sự kế thừa kết quả thanh tra, kiểm toán, không làm cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Cần tiến hành rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt theo tinh thần trên.
Đồng thời chỉ đạo tiến hành các cuộc thanh tra theo đúng định hướng, kế hoạch thanh tra đã phê duyệt; nội dung thanh tra phải giới hạn trong phạm vi quản lý nhà nước được giao; chủ động kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch thanh tra khi cần thiết theo hướng không làm tăng số cuộc thanh tra; ban hành kết luận thanh tra phải đúng thời hạn theo quy định.
Video đang HOT
Trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chỉ ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng; kết luận thanh tra, kiểm tra phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm. Người ra quyết định thanh tra, kiểm tra; trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra; công chức thanh tra chuyên ngành phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kết luận, làm rõ nguyên nhân, mức độ vi phạm và việc xử lý đối với cá nhân, tổ chức có liên quan theo các dấu hiệu đã được xác định là căn cứ để ra quyết định thanh tra, kiểm tra đột xuất. Không mở rộng phạm vi thanh tra, kiểm tra vượt quá nội dung của quyết định thanh tra, kiểm tra đột xuất.
Trường hợp phát hiện thấy nội dung, phạm vi thanh tra có chồng chéo, trùng lặp với cơ quan thực hiện chức năng thanh tra khác hoặc Kiểm toán nhà nước, Thủ trưởng cơ quan tiến hành thanh tra phải báo cáo ngay với Thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp, cơ quan thanh tra cấp trên và cơ quan, đơn vị có liên quan để có giải pháp phù hợp tránh chồng chéo, trùng lặp và đảm bảo tính kế thừa trong hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị.
Xử lý đơn vị, cá nhân để xảy ra tình trạng trùng lặp, chồng chéo
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tăng cường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý nhà nước của mình; kịp thời phát hiện, xử lý chồng chéo, trùng lặp theo thẩm quyền về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra, kiểm tra; xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân để xảy ra tình trạng trùng lặp, chồng chéo.
Tổng Thanh tra Chính phủ phải tăng cường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm kịp thời phát hiện, xử lý chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra theo thẩm quyền; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân để xảy ra tình trạng trùng lặp, chồng chéo.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra và các cá nhân có liên quan để xảy ra tình trạng chồng chéo, trùng lặp; quyết định thanh tra, kiểm tra thiếu căn cứ, không ban hành được kết luận thanh tra, kiểm tra theo các dấu hiệu vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này, thường xuyên thông báo và định kỳ hàng quý báo cáo kết quả về Thanh tra Chính phủ.
Theo Danviet
Chính phủ chỉ đạo một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, ổn định phát triển chăn nuôi.
Một số giải pháp ổn định phát triển chăn nuôi
Ngành chăn nuôi của nước ta trong những năm qua đã phát triển nhanh, đáp ứng đủ nhu cầu sản phẩm thịt trong nước và từng bước vươn ra xuất khẩu với sản phẩm đa dạng hơn, chất lượng ngày càng cao, giá thành ngày càng hạ; ngành chăn nuôi đã có đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Thu tương Chinh phu Nguyên Xuân Phuc.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2016 đến nay, ngành chăn nuôi lợn phát triển quá nóng dẫn đến cung vượt cầu quá lớn, giá thịt lợn giảm sâu đã ảnh hưởng trực tiếp đến người chăn nuôi, nhất là các hộ nông dân nghèo, các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Để tháo gỡ những khó khăn cho ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn, giúp người chăn nuôi giảm bớt khó khăn, ổn định phát triển, để sản phẩm chăn nuôi đủ sức cạnh tranh cả ở thị trường trong nước và quốc tế, cả về chất lượng, an toàn thực phẩm và giá cả yêu cầu phải có các giải pháp cả trước mắt và lâu dài.
Đẩy nhanh các biện pháp đàm phán tìm thị trường xuất khẩu
Về giải pháp giảm nguồn cung, mở rộng thị trường tiêu thụ, tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, các địa phương tuyên truyền, làm việc cụ thể với các doanh nghiệp chế biến, các hộ tiêu thụ lớn về thịt (các khu công nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang) để đẩy mạnh tiêu thụ, sử dụng sản phẩm thịt trong nước nhằm chia sẻ bớt khó khăn với người chăn nuôi.
Bên cạnh đó, phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương tăng cường chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh áp dụng các giải pháp về công nghệ, quản lý phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, giá bán các sản phẩm đầu vào của ngành chăn nuôi, nhất là thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Đồng thời, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao đẩy nhanh các biện pháp đàm phán tìm thị trường xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, nhất là sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn.
Tăng cường thu mua giết mổ cấp đông thịt lợn
Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Công Thương chủ trì hướng dẫn UBND các tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện tối đa cho việc xuất khẩu thịt lợn. Chỉ cho phép tái xuất thịt lợn và phụ phẩm thịt lợn đông lạnh sau khi đã xuất khẩu các lô hàng lợn, thịt lợn trong nước đang chờ thông quan tại các cửa khẩu trên địa bàn.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường và lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát tạm nhập tái xuất thịt lợn và phụ phẩm thịt lợn, bảo đảm quản lý chặt chẽ không xảy ra buôn lậu gian lận thương mại.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương chỉ đạo Sở Công Thương làm việc với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, giết mổ có năng lực dự trữ, chế biến tăng cường thu mua giết mổ cấp đông thịt lợn trong các tháng mùa hè sắp tới; rà soát chi phí trong các khâu nhằm giảm chi phí trung gian, giảm sự chênh lệch giữa giá thu mua và giá bán lẻ; tổ chức chương trình kết nối giữa doanh nghiệp và vùng sản xuất, tăng cường thu mua chế biến cấp đông; kêu gọi các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường ký kết các hợp đồng tiêu thụ lợn thịt với các trang trại chăn nuôi để tạo nguồn cung ổn định phục vụ công tác bình ổn và bảo đảm thu mua lợn thịt cho người chăn nuôi với giá cả hợp lý.
Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng xem xét giãn nợ, miễn giảm lãi đối với các khoản vốn đã vay; tiếp tục cho vay mới đối với những hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay cho phát triển chăn nuôi và sản xuất.
Giảm quy mô đàn lợn, nhất là đàn lợn nái
Về giải pháp lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, các địa phương tiếp tục có các giải pháp tổng thể, lâu dài để hướng dẫn các địa phương phát triển chăn nuôi có hiệu quả, bền vững.
Trong đó, xây dựng, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện phát triển chăn nuôi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm; tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành và chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi để tăng sức mua trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; rà soát điều chỉnh hạn chế mở mới các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp; giảm quy mô đàn lợn, nhất là đàn lợn nái, điều chỉnh lại cơ cấu chất lượng đàn giống, phương thức chăn nuôi phù hợp với từng phân khúc thị trường; tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo các chuỗi liên kết từ cung cấp đầu vào cho sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, lấy doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại làm động lực nhằm kiểm soát tốt chất lượng, an toàn thực phẩm và điều tiết cung cầu thị trường các sản phẩm chăn nuôi.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành chức năng có giải pháp tháo gỡ khó khăn để tiếp tục ổn định phát triển chăn nuôi trên địa bàn.
Theo Danviet
Thủ tướng chỉ đạo Trà Vinh mở rộng liên kết 4 nhà thành 5 nhà Để Trà Vinh trở thành tỉnh khá giả, tỉnh kiểu mẫu của ĐBSCL, một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là phải mở rộng liên kết 4 nhà thành 5 nhà. Tối 23.4, tỉnh Trà Vinh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh (5.1992 - 5.2017). Đến dự có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn...