Thủ tướng chỉ ra 7 nguyên nhân dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, từ bên ngoài, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc đến những sơ hở trong việc quản lý cách ly, địa phương phản ứng chậm trễ, lúng túng, bị động khi dịch xuất hiện.
Thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 nêu, tính từ 27/4, ngày phát sinh đợt dịch mới, đến 19/5, cả nước đã ghi nhận 1.539 ca mắc mới trong cộng đồng tại 28 tỉnh, thành. Đây là đợt dịch có diễn biến phức tạp, khó lường, do chủng mới của vi rút có độ nguy hiểm cao, lây lan nhanh và khó chữa trị.
Ổ dịch tại Bắc Giang đang “ nóng” nhất cả nước (ảnh minh họa).
Đặc biệt, đợt dịch này đã lây lan tại một số khu công nghiệp tập trung đông công nhân, nơi Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm đối phó. Dịch bệnh xảy ra trong thời điểm chuẩn bị và tiến hành bầu cử, trong bối cảnh dịch bệnh tại các nước trong khu vực vẫn tăng cao, nhất là tại Campuchia, Lào và đang tiếp tục diễn biến phức tạp, nhu cầu về nước của công dân Việt Nam ở nước ngoài, Việt kiều tăng cao, gây áp lực lớn.
Thủ tướng điểm lại những nguyên nhân dẫn đến đợt bùng phát dịch thứ 4 này, như nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài qua đường nhập cảnh; quản lý nhập cảnh, đấu tranh ngăn chặn nhập cảnh trái phép, quản lý cư trú, kiểm soát và xử lý cư trú trái phép chưa chặt chẽ, còn có sơ hở.
Bên cạnh đó, vẫn còn tư tưởng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với dịch bệnh của một số cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp (kể cả cơ quan, đơn vị của Nhà nước) và một bộ phận nhân dân.
Video đang HOT
Việc quản lý cách ly người nhập cảnh, theo dõi y tế sau cách ly thiếu chặt chẽ, sơ hở, chủ quan. Một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực hiện nghiêm đầy đủ yêu cầu 4 tại chỗ.
Nguyên nhân khác, một số địa phương, đơn vị chưa có dịch bệnh nên chưa có kinh nghiệm, còn chậm trễ, lúng túng, bị động ứng phó khi có dịch.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nhận định, một số quy định, quy chế quản lý nhà nước về phòng, chống dịch còn bất cập, hạn chế, chưa đồng bộ, chưa sát thực tế.
Nhìn lại công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch từ Trung ương đến địa phương, tại các cấp, các ngành, của các cấp ủy, chính quyền, Thủ tướng đánh giá vẫn còn có hiện tượng lơ là, chủ quan, thiếu trách nhiệm, cần kiểm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm, xử lý và nhanh chóng khắc phục.
Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị kiểm điểm, rút kinh nghiệm, khắc phục hiện tượng này. Quan điểm chống dịch tránh cả hai khuynh hướng là lơ là, chủ quan, mất cảnh giác khi không có dịch và hốt hoảng, mất bình tĩnh, thiếu bản lĩnh khi ứng phó dịch.
Thủ tướng lưu ý, kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngừa và tấn công dịch bệnh, lấy tấn công là chính, phòng là thường xuyên, cơ bản, quyết định.
Lãnh đạo Chính phủ phân tích, tấn công là “5K vắc xin”; xét nghiệm sàng lọc diện rộng. Các đơn vị tích cực huy động các nguồn lực để tăng năng lực xét nghiệm, bảo đảm nhanh, chính xác, hiệu quả; tiếp cận đa dạng nguồn vắc xin, nhận chuyển giao công nghệ, đầu tư nghiên cứu, sản xuất trong nước.
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, Bộ Y tế, các địa phương rà soát các biện pháp chống dịch tại các khu công nghiệp. Bộ Công Thương chuẩn bị phương án, kể cả cho tình huống xấu nhất, về cung ứng hàng hóa, vật tư y tế, nhất là hàng hóa thiết yếu cho nhân dân, đặc biệt tại vùng có dịch bệnh.
Khoảng 300 kiều bào hồi hương sẽ tham gia họp mặt mừng xuân Tân Sửu 2021 tại TP.HCM
UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch về tổ chức họp mặt kiều bào mừng Xuân Tân Sửu năm 2021 trên địa bàn TP.HCM.
Lời chúc Tết dành cho sếp dù nhỏ nhưng thể hiện tình cảm cũng như sự phải phép của cấp dưới đối với cấp trên, đồng thời cũng giúp cơ hội được sếp để ý, cân nhắc nhiều hơn. Cùng tham khảo những lời chúc Tết Tân Sửu 2021 dành cho sếp dưới đây nhé.
Do tác động của dịch COVID-19, dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, các hãng hàng không Việt Nam sẽ không khai thác các đường bay quốc tế như thường lệ mà thay vào tập trung khai thác các đường bay nội địa nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
Theo đó, buổi họp mặt kiều bào mừng Xuân, đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 do Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức, dự kiến sẽ diễn ra vào chiều tối 4/2 (nhằm ngày 23 tháng Chạp năm Canh Tý).
Buổi họp mặt thể hiện tình cảm, sự trân trọng và quan tâm sâu sắc của TP.HCM đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đây cũng là dịp để lãnh đạo TP.HCM thông tin đến kiều bào về những thành tựu của TP.HCM trên các lĩnh vực, giới thiệu định hướng phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM.
Buổi họp mặt mừng Xuân Tân Sửu dự kiến có sự tham dự của khoảng 300 kiều bào hồi hương, doanh nhân, chuyên gia, trí thức, văn nghệ sĩ kiều bào tiêu biểu hoạt động tại TP.HCM cùng bà con kiều bào về đón tết tại TP.HCM.
Chương trình họp mặt kiều bào mừng Xuân Tân Sửu 2021 còn có các hoạt động đáng chú ý như: triển lãm về các hoạt động, những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội; sự đồng hành của kiều bào trong việc phát triển của thành phố; hình ảnh biển, đảo Việt Nam và nhân dân TP.HCM hướng về biển đảo...
Trước thềm họp mặt, các đại biểu sẽ dâng hương Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; tham quan tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Các kiều bào cũng tham quan toàn cảnh TP.HCM bằng xe buýt 2 tầng qua 24 tuyến đường với 30 địa điểm của TP.HCM như: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Thảo Cầm Viên, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, khu phố đi bộ Bùi Viện, chợ Bến Thành, tòa nhà Bitexco, buýt đường sông, Nhà hát TP.HCM, Dinh Độc lập, Bến xe miền Đông mới...
Trong sáng 4/2, các kiều bào tham dự tọa đàm Kiều bào TP.HCM - chào xuân 2021 tại Đài Truyền hình TP.HCM. Chiều 4/2 là chương trình Lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ kiều bào có hiến kế phát triển chính quyền đô thị tại TP.HCM.
Chương trình họp mặt kiều bào TP.HCM năm 2020. Ảnh: VOV
Họp mặt kiều bào mừng xuân, đón Tết Nguyên Đán là một hoạt động văn hóa truyền thống hằng năm của TP.HCM. Qua đó, thể hiện tình cảm, sự trân trọng và quan tâm của lãnh đạo Thành phố đối với cộng đồng kiều bào đang sinh sống, làm việc tại thành phố, cùng đa số kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài về thăm quê hương, đón Tết cổ truyền của dân tộc.
Đây là dịp để lãnh đạo Thành phố thông tin đến kiều bào về những thành tựu trên các lĩnh vực, đồng thời ghi nhận và tuyên dương những tập thể và cá nhân kiều bào có những đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của Thành phố và cả nước.
Thông qua buổi họp mặt thân mật, Lãnh đạo Thành phố trên tinh thần hết sức cầu thị lắng nghe và trao đổi những tâm tư, nguyện vọng, hiến kế của kiều bào để xây dựng TP.HCM có cuộc sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Trong Tết Canh Tý năm 2020 đã có 900 kiều bào trên 25 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới (như: Anh, Mỹ, Australia, Canada, Pháp, Đức, Bỉ, Nga, Thụy sĩ, Hà Lan, Ba Lan, Newzealand, Slovakia, Ý, Na Uy, HongKong, Philippines, Singapore, Thái Lan, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đan Mạch).
Thêm nhiều ngân hàng báo lãi ngàn tỉ đồng Nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục lãi đậm trong năm 2020, bất chấp tác động của dịch Covid-19. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2020, với mức tăng trưởng huy động vốn và cho vay đều khá cao so với mặt bằng chung. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm...