Thủ tướng chỉ đạo triển khai ngay phương án ứng phó thiên tai
Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, nhất là các tỉnh đang bị nhiều thiệt hại tập trung khắc phục hậu quả bão, lũ, triển khai ngay phương án ứng phó với thiên tai trên địa bàn.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có công điện số 931/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và chủ động ứng phó mưa lũ. Nội dung công điện như sau:
Do ảnh hưởng các đợt áp thấp và đặc biệt ảnh hưởng của bão số 3, những ngày qua tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ đã có mưa to đến rất to, gây ngập úng tại nhiều địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình, Nam Định, Hòa Bình, Yên Bái; riêng tại các tỉnh Thanh Hóa, Yên Bái đã xảy ra lũ lớn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại nghiêm trọng, làm 21 người chết và mất tích.
Trong những ngày tới, mưa lũ còn diễn biến rất phức tạp, nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt trên diện rộng, nhất là tại thành phố Yên Bái. Đồng thời trên biển Đông đang có nguy cơ xuất hiện các hình thế thời tiết nguy hiểm (áp thấp nhiệt đới, bão).
Mưa lũ đang gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Để tập trung khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ, chủ động ứng phó với mưa lũ thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan liên quan, địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và tập trung một số nhiệm vụ sau:
1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, nhất là các tỉnh đang bị nhiều thiệt hại trong đợt mưa lũ này như Thanh Hóa và Yên Bái tập trung khắc phục hậu quả, đồng thời triển khai ứng phó mưa lũ:
Triển khai ngay phương án ứng phó với thiên tai trên địa bàn; phân công các đồng chí lãnh đạo Uỷ ban nhân dân, thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh trực tiếp xuống địa bàn trọng điểm chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão, lũ.
Video đang HOT
Huy động lực lượng, phương tiện tập trung tìm kiếm những người còn mất tích.
Tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, nhất là những hộ có người chết, mất tích, bị thương, gia đình chính sách.
Bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà cửa hoặc phải di dời; tổ chức cứu trợ khẩn cấp lương thực, nhu yếu phẩm, đảm bảo không để người dân bị đói.
Rà soát các khu vực dân cư nguy hiểm có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, chủ động sơ tán khẩn cấp dân cư ra khỏi để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.
Bố trí lực lượng kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn giao thông tại các khu vực bị sạt lở, ngầm tràn, khu vực ngập sâu để đảm bảo an toàn, không để người dân vớt củi khi mưa lũ, tránh xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người.
Huy động lực lượng hỗ trợ nhân dân sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp vệ sinh môi trường ngay sau bão, lũ. Khôi phục cơ sở hạ tầng bị hư hỏng, đặc biệt là các trạm y tế, bệnh viện, trường học, công trình giao thông, thủy lợi, điện để bảo đảm điều kiện sinh hoạt cho người dân.
2. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ và các hình thế thời tiết nguy hiểm để chỉ đạo các biện pháp cụ thể, ứng phó kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại, trước hết tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
3. Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các Quân khu, các lực lượng đóng chân trên địa bàn triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn đối với những người còn mất tích và hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ theo đề nghị của địa phương.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa thủy lợi, đê điều, bảo vệ và khôi phục sản xuất nông nghiệp, sớm ổn định sản xuất, đời sống nhân dân sau khi lũ rút.
5. Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chủ các hồ thuỷ điện chủ động vận hành an toàn các hồ đập thuỷ điện, đảm bảo đúng quy trình; khôi phục hệ thống điện sau bão, lũ, đảm bảo cấp điện cho sản xuất, sinh hoạt, nhất là điện phục vụ các trạm bơm tiêu úng; chỉ đạo Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam và các cơ quan liên quan kiểm tra, chủ động triển khai phương án bảo đảm an toàn hầm lò, các khu vực bãi thải của ngành than.
6. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo kiểm tra, khắc phục nhanh các sự cố sạt lở, đảm bảo thông tuyến nhanh nhất và an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ, hỗ trợ địa phương kịp thời khắc phục sự cố trên các trục giao thông chính.
7. Bộ Y tế chỉ đạo lực lượng y tế cơ sở bảo đảm cơ số thuốc dự phòng, tổ chức khám chữa bệnh và tập trung cứu chữa miễn phí đối với những người bị thương; hỗ trợ, hướng dẫn nhân dân bảo đảm vệ sinh môi trường sau khi lũ rút, khôi phục cơ sở khám chữa bệnh.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ và các hình thế thời tiết nguy hiểm, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời để nhân dân biết chủ động phòng, tránh.
9. Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tăng thời lượng phát sóng; đưa tin kịp thời về công tác chỉ đạo, ứng phó; thường xuyên cập nhật, thông báo diễn biến mưa lũ để các Bộ, ngành, địa phương và nhân dân biết, chủ động phòng tránh .
10. Các Bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn các địa phương triển khai ngay các phương án đối phó với mưa lũ; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, hỗ trợ địa phương khi có yêu cầu.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Quảng Ninh tạm ngừng cấp phép tàu đi lại trên vịnh Hạ Long
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra công điện khẩn về việc tạm ngừng cấp phép tàu đi lại trên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, yêu cầu các tàu du lịch chở khách tham quan trả khách trở về bờ trước 15h ngày 17.7, chủ động tìm nơi tránh trú bão an toàn.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng nay (17.7), sau khi đi vào phía Bắc biển Đông, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 3 năm 2018 (tên quốc tế là Sơn Tinh).
Sau khi áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, vào 7h, vị trí tâm bão Sơn Tinh ở vào khoảng 19,4 độ Vĩ Bắc, 118,5 độ Kinh Đông, cách đảo Ludong (Philippines) khoảng 250km về phía Tây Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Dự báo trong 24h tới, bão di chuyển rất nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 35km. Đến 7h ngày 18.7, vị trí tâm bão ở khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, ngay phía Tây Bắc đảo Hải Nam, cách bờ biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh khoảng 350 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 100 km tính từ vùng tâm bão.
Vị trí và dự báo đường đi của bão số 3
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra công điện khẩn về việc tạm ngừng cấp phép tàu đi lại trên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, yêu cầu các tàu du lịch chở khách tham quan trả khách trở về bờ trước 15h ngày 17.7, chủ động tìm nơi tránh trú bão an toàn.
Cũng theo thông tin từ huyện Cô Tô, lúc 12h15 ngày 16.7, tàu Thành Công do ông Lê Đức Lập làm chủ trên hành trình về bờ tránh gió đã phát hiện anh Đinh văn Tài (sinh năm 1983, trú tại Lập Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng) là thuyền viên của tàu HP - 951TS đang ôm một can nhựa loại 20 lít trôi dạt trên biển. Hiện anh Tài đang được chăm sóc trên tàu của ông Tài nên đã dần ổn định sức khỏe và tinh thần.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại, đã có 5/7 thuyền viên được cứu sống. Trao đổi với Dân Việt, ông Bùi Đức Mân Phó Chủ tịch HĐND huyện Cô Tô cho biết: "Công tác tìm kiếm 2 thuyền viên mất tích vẫn được triển khai, huyện đã khẩn trương điều động thêm nhân lực và tàu thuyền tìm kiếm những ngư dân còn lại. Tuy nhiên, thời tiết trên biển hiện đang rất xấu, gió giật cấp 7, cấp 8 làm lực lượng và phương tiện cứu nạn rất khó tiếp cận".
Trước đó, như Dân Việt đã đưa tin, một vụ tai nạn xảy ra vào rạng sáng 15.7, tại khu vực Hạ Mai (cách đảo Cô Tô khoảng 20 hải lý). Tàu cá của 7 ngư dân của huyện Thủy Nguyên,TP. Hải Phòng đang neo đậu tránh giông lốc thì bị một tàu vận tải đâm vào và bị chìm. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do thời tiết xấu dẫn đến các tàu không xác định được phương hướng.
Do ảnh hưởng bão số 3, ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa dông mạnh, gió bão mạnh dần lên cấp 8, giật cấp 10, biển động mạnh. Ở vịnh Bắc Bộ từ gần sáng và ngày mai (18.7) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 4-6 m, biển động mạnh.Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 17,5 đến 21,5 độ Vĩ Bắc, phía Đông kinh tuyến 107,0 độ Kinh Đông. Dự báo trong 24h đến 48h tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25-30km, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh ven biển Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.Đến 7h ngày 19.7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 104,2 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km.giờ), giật cấp 7. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 50km tính từ vùng tâm áp thấp nhiệt đới. Dự báo trong 48 đến 60 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng Tây, suy yếu và tan dần.
Theo Danviet
Công điện khẩn: Kêu gọi tàu thuyền trú bão, sẵn sàng di dân khỏi nơi nguy hiểm Bão số 3 hiện đang cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 550km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10, bão di chuyển rất nhanh theo hướng Tây Tây Bắc. Theo bản tin mới nhất lúc 14 giờ 30 hôm nay (17/7) của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia,...