Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế
Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 1156/CĐ-TTg về cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế
Công điện Thủ tướng Chính phủ gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nêu rõ:
Thực hiện Nghị quyết số 156/NQ-CP ngày 6/12/2022 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2022, đồng thời, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, cung cấp vốn tín dụng kịp thời, đúng mục tiêu, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi nhanh, phát triển kinh tế – xã hội bền vững và hoạt động ngân hàng đúng hướng, an toàn, lành mạnh, bền vững, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các biện pháp kịp thời, hiệu quả, chỉ đạo các ngân hàng thương mại.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất từ nguồn ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; chủ động đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện chương trình.
Video đang HOT
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát, tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính, các khoản chi không cần thiết để có dư địa chủ động giảm lãi suất cho vay, chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ người dân, doanh nghiệp cùng vượt qua khó khăn, thách thức, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế – xã hội và góp phần xây dựng hệ thống ngân hàng hoạt động công khai, minh bạch, an toàn, lành mạnh, bền vững; tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu; xây dựng khu công nghiệp, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân), nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, an ninh tài chính tiền tệ quốc gia…
Quốc hội yêu cầu cơ cấu lại toàn diện thị trường chứng khoán để an toàn, lành mạnh
Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các cơ quan liên quan tổ chức cơ cấu lại toàn diện thị trường vốn, thị trường chứng khoán, bảo đảm thị trường chứng khoán phát triển ổn định, lành mạnh, an toàn, bền vững.
Các ĐBQH biểu quyết thông qua Nghị quyết
Chiều 16-6, với 478/480 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV.
Theo Nghị quyết này, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tập trung thực hiện những giải pháp, cam kết, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được chất vấn.
Cụ thể, đối với lĩnh vực giao thông vận tải, Nghị quyết yêu cầu đẩy nhanh việc phê duyệt và triển khai các dự án giao thông theo đúng yêu cầu trong các nghị quyết của Quốc hội để giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia, dự án kết nối vùng.
"Nâng cao hiệu lực, hiệu quả, siết chặt kỷ cương trách nhiệm trong công tác quản lý và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu trong từng khâu, từng công việc, từng vị trí tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng, tiêu cực để chủ động phòng ngừa; tăng cường thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất các dự án trọng điểm trong quá trình triển khai" - Nghị quyết nêu rõ.
Quốc hội yêu cầu rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về hình thức thu phí không dừng cho phù hợp với thực tiễn; nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát chặt chẽ doanh thu, thu phí của các dự án BOT, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định.
Trong năm 2022, giải quyết dứt điểm những vướng mắc, bất cập về trạm thu phí, dự án BOT, hoàn thành triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng và hệ thống kiểm soát doanh thu, thu phí đối với các trạm thu phí cho các dự án BOT trên cả nước.
Về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quốc hội nhấn mạnh việc tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; lấy người nông dân là chủ thể và trung tâm.
Đối với lĩnh vực tài chính, Quốc hội yêu cầu khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản để thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; sớm phê duyệt và triển khai đề án huy động nguồn lực cho Chương trình.
Bên cạnh đó cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung các quy định về mua sắm tập trung, đấu thầu mua sắm công, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy định của pháp luật trong mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Nghị quyết cũng nhấn mạnh việc tổ chức cơ cấu lại toàn diện thị trường vốn, thị trường chứng khoán theo Đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, bảo đảm thị trường chứng khoán phát triển ổn định, lành mạnh, an toàn, bền vững, thực sự là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế...
Về lĩnh vực ngân hàng, Quốc hội yêu cầu điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng kịp thời với diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế.
Khơi thông nguồn vốn, rã băng thị trường bất động sản là vực dậy cả trăm ngành nghề liên quan Bất động sản đóng góp tới 11% GDP và có sức ảnh hưởng chi phối đến hàng trăm ngành nghề. Khơi thông nguồn vốn bất động sản cũng là vực dậy 40 ngành nghề liên quan trực tiếp và hàng trăm ngành nghề liên đới. Theo đánh giá của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), thời điểm 3 tháng cuối...