Thủ tướng chỉ đạo nhiều bộ vào cuộc kiểm tra sạt lở ở ĐBSCL
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nhiều bộ vào cuộc kiểm tra tình hình sạt lở ở các địa phương ĐBSCL và đề xuất các giải pháp kỹ thuật xử lý trong thời gian tới.
Chiều nay (8.5), thông tin từ Bộ NNPTNT cho biết, bắt đầu từ ngày mai (9.5), Bộ NNPTNT sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổ chức đoàn công tác kiểm tra thực tế tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển khu vực ĐBSCL và đề xuất giải pháp kỹ thuật xử lý. Thời gian kiểm tra sẽ kéo dài đến hết ngày 12.5.
Sạt lở nghiêm trọng ở An Giang. Ảnh: Huỳnh Xây
Việc kiểm tra trên được thực hiện theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Những địa phương ở ĐSBCL sẽ được tổ chức kiểm tra là Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang và Đồng Tháp.
Theo Bộ NNPTNT, tại các địa phương nói trên, đoàn công tác thực hiện kiểm tra thực địa tại các khu vực sạt lở trọng điểm, làm việc với lãnh đạo và sở ngành của tỉnh để tính toán, bàn và đề xuất giải pháp xử lý sạt lở tại địa phương nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.
Video đang HOT
Theo phóng viên tìm hiểu, hiện nay, ĐBSCL có 265 điểm sạt lở với tổng chiều dài lên đến 450 km. Trung bình mỗi năm tình trạng này lấy đi 500 ha đất.
Mới đây, tại ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đã xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng, làm hàng chục căn nhà bị nhấn chìm xuống lòng sông và hơn 100 căn nhà khác bị ảnh hưởng, tổng thiệt hại gần 90 tỷ đồng.
Không riêng gì An Giang, các địa phương khác trong vùng cũng liên tiếp xuất hiện tình trạng sạt lở bờ sông. Để khắc phục tình trạng trên, các địa phương đã chủ động kiến nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ kịp thời.
Theo Danviet
"Hà bá" lại "nuốt" nhà, đường tại An Giang và Hậu Giang
Ông Nguyễn Văn Tâm, phó chủ tịch UBND xã Hòa An, huyện Chợ Mới, An Giang cho biết vừa xảy ra vụ sạt lở bờ sông làm một nhà dân đổ xuống sông Hậu.
Lát sau ngôi nhà ông Quới đã từ từ chìm xuống sông - Ảnh: BỬU ĐẤU
Trước đó, khoảng 9h sáng 5-5, tại khu vực đuôi cồn An Thạnh thuộc tổ 21, ấp An Thạnh, xã Hòa An đã xảy ra sạt lở một đoạn dài gần 30m, sâu hơn 10m làm nhà bán cà phê của ông Trần Quới Thiên chìm xuống sông, thiệt hại khoảng 70 triệu đồng.
Theo ông Tâm, trước đó ông Quới đang tiến hành đổ bê tông xung quanh nhà và bơm cát vào để láng xi măng khu vực quán cà phê để buôn bán thì xảy ra sạt lở làm cả nhà rơi xuống sông.
"Khu vực này gần nhà máy xay xát và có nhiều ghe tàu qua lại nên dễ gây ra sạt lở. Cũng may là toàn bộ tài sản và bàn ghế bán quán của ông đã được lực lượng công an, quân sự xã di chuyển ra khỏi nhà vào trước đó nên cũng không thiệt hại nặng" - ông Tâm nói
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trương Trung Lập, chủ tịch UBND huyện Chợ Mới cho biết, đến nay toàn huyện đã xảy ra sạt lở tại 3 xã: Mỹ Hội Đông, Kiến Thành và Hòa An. Khu vực sạt lở tại xã Hòa An nằm trong phạm vi cảnh báo có nguy cơ sạt lở cao, nên ngay từ đầu năm chính quyền địa phương đã thông báo cho người dân, nên bà con đã di dời tài sản ra khỏi khu vực.
Còn tại Hậu Giang, khoảng 9h sáng 5-5, sông Ba Láng thuộc ấp Thạnh Lợi, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A cũng xảy ra vụ sạt lở đoạn lộ rộng 3,5m, dài khoảng 50m. Vụ sạt lở đã làm cây cối và hàng rào trước nhà dân đã đổ sụp xuống sông. 1 trụ điện trung thế cũng bị ngã làm mất điện khu vực này.
Được biết, đoạn lộ này vừa mới hoàn thành việc gia cố đá cặp bờ sông để chống sạt lỡ.
Vụ sạt lở đã làm ảnh hưởng đến 2 hộ dân, thiệt hại ban đầu khoảng vài trăm triệu đồng.
Hiện tại, chính quyền địa đã rào chắn hai đầu lộ, mở tạm đường khác để nhân dân đi lại.
Hiện trường vụ sạt lở tại kênh Ba Láng (Hậu Giang) - Ảnh: HẠNH NGUYỄN
(Theo Tuổi Trẻ)
An Giang xuất hiện điểm sạt lở báo động cách Vàm Nao 10 km Vết nứt dọc bờ sông kéo dài hơn 200 m, cách điểm sạt lở sông Vàm Nao 10 km, đe doạ cắt đứt tuyến giao thông huyết mạch của hơn 18.000 dân. Tuyến đường liên xã Kiến Thành - Kiến An cặp sông Ông Chưởng ở huyện Chợ Mới xuất hiện vết nứt kéo dài hơn 200 m, có nguy cơ sạt lở...