Thủ tướng chỉ đạo “không cát cứ giao thông trên toàn quốc”
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc lưu thông phải thống nhất trên toàn quốc. Các địa phương tuân thủ theo điều tiết chung, không ban hành giấy phép con, không cát cứ, không chia cắt.
Đề nghị mở lại giao thông liên tỉnh
Ngày 9/10, phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đề nghị các địa phương bám sát chủ trương chuyển hướng chiến lược đã được thống nhất là từ “zero Covid” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Ông Thể đề nghị các địa phương phối hợp với các bộ để mở lại giao thông liên tỉnh, không để giao thông vận tải là điểm nghẽn, không “ngăn sông cấm chợ” để mở cửa nền kinh tế, phục hồi và thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, các ý kiến cơ bản thống nhất với báo cáo của Bộ Y tế, đánh giá tình hình dịch bệnh trong 2 tuần qua đã từng bước được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Các ổ dịch lớn như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, một số tỉnh bùng phát dịch như Kiên Giang đã từng bước kiểm soát rất tốt.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận cuộc họp (Ảnh: Nhật Bắc).
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Do vậy, Thủ tướng yêu cầu tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương, lãnh đạo các cấp tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất bình tĩnh; phải tỉnh táo, sáng suốt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch có hiệu quả.
Thủ tướng nêu rõ một số vấn đề nổi lên trong hai tuần qua. Đó là việc người dân trở về quê và từ quê quay trở lại thành phố; vận tải, lưu thông hàng hóa còn ách tắc; ứng dụng công nghệ còn trục trặc. Việc chăm lo đời sống nhân dân vẫn còn sót lọt một số đối tượng.
Cả nước cũng đang bắt đầu phục hồi sản xuất kinh doanh.
Hàng chục ngàn người cùng lúc về quê, không cơ sở nào đáp ứng được
Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải nắm chắc tình hình, chia sẻ, phối hợp tổ chức thật tốt việc đưa đón người về quê và từ quê trở lại, bảo đảm kiểm soát dịch bệnh và an toàn, an ninh cho nhân dân. “Vừa qua, công tác này có một số trục trặc nhưng các địa phương đã rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn”, Thủ tướng yêu cầu.
Theo Thủ tướng, nếu hàng chục nghìn người dân cùng lúc trở về quê thì không cơ sở cách ly tập trung nào đáp ứng được, do đó cần nghiên cứu, học tập kinh nghiệm tốt của Tiền Giang, An Giang trong việc đưa người dân về cách ly tại cơ sở.
Video đang HOT
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành quyết liệt chỉ đạo để việc lưu thông và giao thông vận tải thực hiện thống nhất trên toàn quốc, cả hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ. Các địa phương theo điều tiết chung, không ban hành giấy phép con, không cát cứ, không chia cắt.
“Thận trọng, không chủ quan nhưng phải làm, có bước đi, có lộ trình, trước hết thí điểm 1 tuần, sau đó sơ kết, việc gì tốt thì tiếp tục làm, không tốt thì dừng”, Thủ tướng nêu rõ.
Bộ GTVT tham khảo ý kiến các địa phương nhưng người quyết định phải là Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và Bộ GTVT, đồng thời tăng cường kiểm tra, không để mỗi địa phương làm một kiểu.
Thủ tướng yêu cầu đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo đảm an sinh xã hội, không để sót, để lọt các đối tượng được hưởng thụ chính sách, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Lực lượng chi viện kiên trì ở phía Nam đến cuối tháng 10
Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an phối hợp chặt chẽ trong việc tích hợp các nền tảng, chia sẻ các dữ liệu để ứng dụng công nghệ thông tin thật hiệu quả. “Dứt khoát trong tuần này phải làm thuận lợi nhất cho người dân. Việc này không nói lại nữa, nếu các đồng chí không làm được thì báo cáo lại Ban Chỉ đạo”, Thủ tướng yêu cầu.
Bộ Ngoại giao nghiên cứu, tính toán lộ trình thực hiện “hộ chiếu vaccine”, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo cho học sinh đi học bình thường trở lại ở những nơi an toàn, nhất là những nơi xa xôi, miền núi, hải đảo…
Các địa phương, bộ ngành phối hợp chặt chẽ hơn trong thực hiện nhiệm vụ. Bộ Y tế tiến hành sơ kết, đánh giá đợt dịch lần thứ 4, rút các kinh nghiệm, bài học và động viên, khen thưởng các tổ chức, cá nhân.
Thủ tướng lưu ý tiếp tục bảo đảm giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội. Các tiểu ban tiếp tục theo dõi, nắm tình hình, báo cáo theo quy định. Thủ tướng đề nghị các lực lượng chi viện tiếp tục kiên trì ở lại các tỉnh, thành phố phía Nam tới khoảng cuối tháng 10, khi việc bao phủ vaccine cho người dân đã đạt mức tương đối an toàn.
Thủ tướng giao các bộ ngành nắm chắc tình hình, xử lý các đề xuất của địa phương theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Chính phủ xem xét, giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định.
Thủ tướng giao Bộ Y tế có kế hoạch cụ thể về lượng vaccine tiếp nhận trong những ngày tới, trong tháng 11, tháng 12 và năm 2022; chịu trách nhiệm hướng dẫn và phân bổ, điều tiết lượng vaccine đã có, tổ chức tiêm vaccine khoa học, an toàn, hiệu quả.
Thủ tướng nhấn mạnh vaccine nghiên cứu, sản xuất trong nước phải an toàn và hiệu quả, an toàn là yêu cầu số 1, bảo đảm khách quan, trung thực về mặt khoa học, “dứt khoát là như vậy, không bị bất cứ sức ép hay tác động nào”.
'Nhiều tiêu chí kiểm soát dịch vẫn nghiêng về zero Covid'
Theo các hiệp hội, nhiều quy định trong dự thảo hướng dẫn "Thích ứng an toàn với dịch Covid-19" vẫn chưa hướng về sống chung với dịch và điều này có thể ảnh hưởng lớn tới kinh tế.
Quan điểm này được 8 hiệp hội doanh nghiệp nêu trong văn bản gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính, các bộ, ngành ngày 25/9, góp ý dự thảo hướng dẫn "Thích ứng an toàn với dịch Covid-19".
8 hiệp hội, gồm: Hiệp hội Thực phẩm minh bạch; Hội Lương thực, thực phẩm TP HCM, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Hiệp hội Dệt may Việt Nam; Hội Mỹ nghệ, chế biến gỗ TP HCM, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP, Hiệp hội Nhựa Vệt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp Nhật bản tại Việt Nam (JCCI).
Theo dự thảo hướng dẫn đang được Bộ Y tế lấy ý kiến đưa ra ba chỉ số đánh giá thích ứng an toàn Covid-19. Dự thảo hướng dẫn cũng đưa ra 4 cấp độ nguy cơ dịch bệnh và các biện pháp ứng phó tương ứng, gồm: Cấp 1 (nguy cơ thấp - bình thường mới), màu xanh; cấp 2 (nguy cơ trung bình), màu vàng; cấp 3 (nguy cơ cao), màu cam; cấp 4 (nguy cơ rất cao), màu đỏ.
Các hiệp hội cho rằng hướng dẫn tại dự thảo chưa tính tới sự khác biệt về tình hình dịch giữa các vùng trong cả nước, nên thiếu tính linh hoạt. Nhiều quy định vẫn mang mục tiêu "zero Covid" chứ chưa hoàn toàn là "sống chung với Covid". Chỉ số đánh giá đưa ra thắt chặt quá mức các vùng dịch, xét nghiệm nhiều kể cả khi đã tiêm đủ vaccine.
Dự thảo đưa ra quy định trên 80% số người trên 50 tuổi được tiêm đủ liều vaccine. Các hiệp hội cho rằng, với tình hình dịch bệnh tại TP HCM hiện nay, nếu áp dụng quy định này vào đánh giá nguy cơ dịch bệnh, TP HCM sẽ nằm ở nhóm nguy cơ cấp độ 4. Và như vậy phải rất lâu (2-3 tháng nữa) thành phố mới có thể mở cửa kinh tế.
Tài xế tại TP HCM lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Quỳnh Trần
Ngoài ra, dự thảo hướng dẫn vẫn còn nhiều quy định chỉ phù hợp chủ trương "zero Covid", ảnh hưởng lớn tới kinh tế. Chẳng hạn, quy định cách ly tập trung với F0, F1; chỉ điều trị F0 tại nhà với trường hợp dịch ở cấp 3 và 4; hay ngừng hoạt động trung tâm thương mại và cơ sở du lịch, nghỉ dưỡng ở vùng cấp 4...
Theo các hiệp hội, những quy định này chỉ nên áp dụng trong thời gian chuyển đổi. Khi đã sang giai đoạn sống chung với virus, đã tiêm đủ vaccine mà vẫn quy định cách ly tập trung F0, F1 , truy vết... sẽ rất tốn kém, gây quá tải hệ thống y tế.
"Nên bỏ hẳn việc đưa F0 đi cách ly tập trung khi chuyển sang bình thường mới, ngành y tế hướng dẫn cụ thể để F0 điều trị tại nhà, áp dụng thẻ xanh Covid-19", lãnh đạo 8 hiệp hội doanh nghiệp nêu.
Các hiệp hội đều nhấn mạnh quan điểm khi đã tiêm đủ vaccine thì việc hạn chế đi lại với những người đã tiêm đủ liều hoặc F0 đã khỏi bệnh, hạn chế các hoạt động kinh tế, giao thông công cộng "là không cần thiết". Nên cho phép những người tiêm đủ vaccine được đi làm, và căn cứ vào tỷ lệ lấp đầy giường bệnh và phòng ICU để đưa ra các biện pháp kiểm soát dịch phù hợp.
Mặt khác, nếu áp dụng ngay tiêu chí dịch cấp độ 1 (bình thường mới) cho các vùng đang kiểm soát tốt dịch bệnh khi chưa tiêm đủ vaccine, sẽ có nguy cơ vỡ trận.
Hiện 38 tỉnh, thành phố kiểm soát tốt dịch nên chưa phải thực hiện hoặc đã gỡ bỏ Chỉ thị 16, gồm cả Hà Nội. Việc dự thảo đưa ra quy định dưới 20% ca mắc mới trên 100.000 dân một tuần là nhóm nguy cơ thấp khi tỷ lệ tiêm vaccine còn thấp ở các tỉnh, thành phố này, là không phù hợp với tình hình và khả năng kiểm soát dịch hiện tại, sẽ dẫn tới nguy cơ cao vỡ trận như TP HCM.
Đại diện các doanh nghiệp tính toán, với ngưỡng 20 ca trên 100.000 dân một tuần, tương đương mỗi ngày Hà Nội có 230 ca mắc mới (ước tính trên dữ kiện Thủ đô có 8 triệu dân). Đợt dịch thứ tư, Hà Nội có khoảng 50-70 ca mắc mới một ngày, và đã phải mất gần 2 tháng phong toả theo Chỉ thị 16 mới cơ bản khống chế được dịch, đưa số ca nhiễm trong ngày xuống dưới 20. Thực tế này cho thấy nếu Hà Nội để tới 230 ca mắc mới một ngày mới phong toả thì sẽ có nguy cơ cao vỡ trận như TP HCM.
Vì thế, tại các tỉnh, thành phố, khu vực đang kiểm soát tốt dịch bệnh thay vì thay đổi ngay trạng thái chống dịch, phải có chiến lược riêng trong giai đoạn chuyển tiếp (3-5 tháng). Trong giai đoạn chuyển tiếp, các địa phương nằm trong diện này áp dụng chống dịch theo điểm, không phong toả diện rộng, trước khi mở cửa hoàn toàn để sống chung với dịch khi đã tiêm đủ vaccine.
Để thích ứng "sống chung với Covid", các hiệp hội đề xuất Thủ tướng áp dụng linh hoạt chiến lược kiểm soát dịch và phục hồi kinh tế.
Ở giai đoạn chuyển tiếp , dự kiến từ nay tới đầu quý I/2022, các đề xuất như sau:
Vùng nào vaccine phủ sớm thì mở cửa sớm. Để mở cửa sống chung với Covid-19 trong giai đoạn này thì tách 2 vùng theo tình hình dịch để có biện pháp quản lý phù hợp.
Vùng 1, các vùng đang bùng phát, áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Điều chỉnh biện pháp áp dụng mức độ giãn cách phù hợp, tuỳ theo cấp độ dịch, tỷ lệ lấp đầy giường bệnh, mức độ tiêm vaccine. Nếu tỷ lệ lấp đầy giường bệnh trên 75% thì tăng các biện pháp phòng ngừa để giảm tỷ lệ tử vong; nếu trên 90% thì nâng hẳn lên một cấp độ dịch.
Bỏ các quy định hạn chế đi lại với những người đã tiêm đủ vaccine hoặc F0 đã khỏi bệnh. Bỏ các quy định hạn chế các hoạt động kinh tế, cho phép F0 điều trị tại nhà. Cho phép người tiêm đủ 2 mũi vaccine, F0 đã khỏi bệnh được đi làm.
Ngành y tế có quy trình hướng dẫn doanh nghiệp xử lý F0 trong mỗi giai đoạn. Không đóng cửa cơ sở sản xuất, kinh doanh nếu có F0. Người đi từ vùng cấp độ 4 xuống vùng cấp độ dịch thấp hơn thì phải có xét nghiệm âm tính.
Vùng 2, dịch lây lan chậm hoặc chưa có dịch, giai đoạn chuyển tiếp 3-5 tháng đến khi tiêm đủ vaccine. Phòng dịch theo điểm, không phong toả diện rộng.
Nếu mức lây nhiễm tăng lên hơn 0,7 ca mắc mới trên 100.000 dân một ngày trong một tuần liên tiếp thì nâng mức cảnh báo nhưng không phong toả diện rộng. Vùng nào tiêm đủ vaccine theo các tiêu chí thì sẽ chuyển thẳng sang bình thường mới, bỏ phong toả.
Ở giai đoạn sống chung với virus , dự kiến từ giữa quý I/2022 và có thể sớm hơn nếu độ phủ vaccine sớm hơn, các đề xuất là:
Mở cửa từng vùng và toàn bộ cả nước khi đã tiêm đủ vaccine cho hơn 70% dân số từ 18 tuổi trở lên và đạt chỉ số 1 trên 80% trên 50 tuổi tiêm đủ vaccine.
Giãn cách phù hợp theo cấp độ dịch, sản xuất kinh doanh, giao thông công cộng được mở lại 100% ở tất cả cấp độ dịch.
Bỏ toàn bộ các giới hạn đi lại giữa các vùng, gồm cả người và xe vận tải. Bỏ cách ly F1, bỏ cách ly người từ vùng khác đến. Bỏ xét nghiệm diện rộng, cho phép F0 điều trị ở nhà. Tiêm vaccine cho trẻ em, tiêm liều tăng cường cho người lớn
Hà Nội không nên nóng vội cấp "thẻ xanh Covid"? Trước ý kiến nên nghiên cứu cấp "thẻ xanh" cho người tiêm đủ 2 mũi vắc xin, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng Hà Nội không nên nóng vội, cần cân nhắc kỹ lưỡng để giữ vững thành quả. Xử lý dứt điểm các ổ dịch là hết sức quan trọng Tại cuộc họp Sở Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 TP Hà...