Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an xử lý việc “bom hàng” đi chợ hộ tại TPHCM
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công an Tô Lâm chỉ đạo nghiên cứu chế tài xử lý nghiêm hành vi hủy đơn hàng “đi chợ hộ” gây bức xúc trong nhân dân và vất vả cho lực lượng bộ đội, tình nguyện viên.
Bộ đội đội mưa đi chợ, phân phối hàng hóa tới người dân TPHCM trong thời gian tăng cường giãn cách xã hội.
Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng thể hiện trong công văn số 6187 do lãnh đạo Văn phòng Chính phủ ký gửi tới Bộ trưởng Công an, truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về việc nghiên cứu xử lý hành vi hủy đơn hàng “đi chợ hộ”.
Nội dung công văn nêu rõ, việc “đi chợ hộ” đã được triển khai trong thời gian thực hiện tăng cường giãn cách xã hội tại TPHCM. Tuy nhiên, tại một số nơi đã xảy ra tình trạng hủy đơn hàng “đi chợ hộ”, gây khó khăn cho bộ đội, tình nguyện viên, khiến dư luận nhân dân bức xúc.
“Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu, có chế tài xử lý nghiêm hành vi trên để bộ đội, tình nguyện viên yên tâm hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân” – công văn 6187 thể hiện.
Video đang HOT
Tình trạng “bom hàng” đã được phản ánh nhiều trên báo chí từ khi phương án tăng cường giãn cách xã hội được áp dụng tại TPHCM, từ 23/8 tới nay. Trong thời gian giãn cách nghiêm ngặt, người dân TPHCM được yêu cầu tuyệt đối ở nhà, không ra đường. Để đảm bảo việc này, nhiều lực lượng được tăng cường tại TPHCM như công an, quân đội bổ sung chi viện nhân lực cho thành phố để hỗ trợ người dân những việc thiết yếu như đi chợ mua sắm thực phẩm, tiếp cận y tế, xét nghiệm toàn dân…
Trong việc “đi chợ hộ”, tại nhiều nơi có tình trạng người dân sau khi đặt hàng và được bộ đội, tình nguyện viên mang đến nhà nhưng không nhận, hủy đơn hàng với lý do “đặt thử cho vui”, “đặt thử xem có được không chứ không mua”… Nhiều đơn vị, cơ sở phải giải quyết bằng cách mua lại những đơn hàng này.
Đảm bảo lương thực, thực phẩm đến người dân “vùng đỏ”
Cũng liên quan đến việc cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân ở các khu vực tăng cường giãn cách xã hội, trong ngày 6/9, Thủ tướng cũng chỉ đạo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang kịp chỉ đạo các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan kịp thời nắm tình hình, khắc phục các hạn chế, bảo đảm lương thực, thực phẩm cung cấp cho người dân, đặc biệt tại “vùng đỏ”.
Theo đó, thực tế tại các khu vực thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt theo Công điện số 1099 của Thủ tướng, nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân tiếp tục tăng cao, nhiều nơi, hệ thống cung cấp, phân phối đến người dân đã quá tải.
4,5 triệu dân khó khăn vẫn được hỗ trợ sau ngày 15/9
Khoảng 4,5 triệu người dân mất việc, khó khăn bởi dịch tiếp tục được chính quyền TP HCM hỗ trợ tiền mặt, lương thực sau ngày 15/9, trong vòng 3-4 tháng.
Tối 1/9, trong chương trình " Dân hỏi - Thành phố trả lời ", Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan cho biết đang yêu cầu các địa phương hoàn thành hỗ trợ một triệu lao động tự do và 1,3 triệu hộ lao động khó khăn (khoảng 4,5 triệu người) ảnh hưởng bởi dịch trước 6/9. Mỗi trường hợp nhận 1,5 triệu đồng. Từ danh sách này, thành phố có cơ sở xây dựng các gói hỗ trợ tiếp theo.
Phó chủ tịch UBND thành phố Võ Văn Hoan (giữa) trong chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời", tối 1/9. Ảnh: Trung tâm báo chí TP HCM
Theo ông Hoan, thành phố đang lên các kịch bản ứng phó sau ngày 15/9. Tình huống tích cực nhất là dịch được kiểm soát, chính quyền tiếp tục chương trình an sinh xã hội cho người dân từ 3 đến 4 tháng. Đây là quãng thời gian để nền kinh tế phục hồi, doanh nghiệp chuẩn bị máy móc, vật tư, nhân lực đưa sản xuất trở lại.
"Các chính sách chăm lo cho người dân sẽ có những thay đổi cơ bản", ông Hoan nói và cho biết từ trước đến nay thành phố liên tục phải điều chỉnh các gói hỗ trợ do số người khó khăn tăng dần theo diễn biến dịch và các biện pháp phòng chống. Tuy nhiên đến thời điểm này hầu như mọi người dân đều gặp khó. Do đó các gói sắp tới sẽ không phân biệt ngành nghề, già trẻ, hộ khẩu, tạm trú, ngay cả trẻ sơ sinh cũng đưa vào diện hỗ trợ. Chỉ cần mất việc, không thu nhập, ảnh hưởng bởi Covid-19, người dân sẽ được giúp đỡ.
"Các gói hỗ trợ của thành phố sẽ phủ kín tất cả người khó khăn", ông Hoan nói và cho hay sự giúp đỡ không tính theo số lượng hộ mà theo số người trong hộ. Các trường hợp chưa được thống kê sẽ được bổ sung. Người dân có thể đăng ký trực tiếp qua ứng dụng "An sinh" trên điện thoại.
Người dân khó khăn nhận cơm từ thiện tại nhà thờ ở quận Tân Bình, tháng 6/2021. Ảnh: Quỳnh Trần
Theo ông Hoan, sắp tới TP HCM cũng chi ngân sách thiết kế thêm 2 triệu túi an sinh gồm lương thực, thực phẩm giúp đỡ người dân, ngoài 2 triệu túi an sinh do Ủy ban MTTQ TP HCM đang thực hiện từ nguồn xã hội hóa. "Giá trị mỗi túi thế nào đang được thành phố tính toán dựa vào nguồn lực tài chính", ông Hoan nói và cho hay nếu các gói hỗ trợ, an sinh này triển khai sẽ phần nào khắc phục hạn chế, bất cập thời gian qua.
Trong đợt dịch thứ tư, từ đầu tháng 6/2021, TP HCM đã triển khai nhiều biện pháp giãn cách xã hội với các cấp độ thắt chặt tăng dần. Để hỗ trợ người dân, ngoài gói 26.000 tỷ đồng áp dụng toàn quốc, thành phố thực hiện hai gói riêng tổng trị giá gần 1.800 tỷ đồng, vừa bổ sung hơn 2.500 tỷ đồng, tập trung vào nhóm lao động tự do, hộ lao động khó khăn. Việc giải ngân gói này đến ngày 1/9 mới đạt 46%.
Mới đây, TP HCM kiến nghị Chính phủ hỗ trợ gần 28.000 tỷ đồng và 142.200 tấn gạo giúp hơn 1,5 triệu hộ dân (khoảng 4,7 triệu người) khó khăn do Covid-19.
3 gói hỗ trợ người khó khăn ở TP HCM 94 Lao động tự do mong chờ gói hỗ trợ 135 Vì sao TP HCM kiến nghị Trung ương hỗ trợ 28.000 tỷ đồng?
TPHCM nói gì khi người dân phản ánh chưa nhận được túi an sinh? Việc rà soát, thống kê trường hợp khó khăn của tổ dân phố, khu dân cư còn thiếu sót và TPHCM đã yêu cầu các địa phương nắm lại danh sách, tránh bỏ sót bất kỳ trường hợp nào. Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn chiều 1/9, ông Lê Văn Thu, Ủy viên...