Thủ tướng: Cần quan tâm đến khôi phục và phát triển thị trường lao động
Chiều 24/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ cho ý kiến về dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, phát biểu có trách nhiệm, tâm huyết, cho ý kiến về kết cấu dự thảo; phân tích bối cảnh, tình hình, các bài học kinh nghiệm, sự cần thiết ban hành chương trình; phạm vi, quy mô, thời gian, quan điểm, mục tiêu, phạm vi, giải pháp, nguồn lực… thực hiện chương trình.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chương trình phải có phạm vi đủ rộng, quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, trên cơ sở bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 và Chương trình phát triển kinh tế – xã hội năm 2022.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chương trình phải có phạm vi đủ rộng, quy mô đủ lớn…
Video đang HOT
Thủ tướng đề nghị tinh thần là đánh giá, dự báo tình hình phải đúng, sát thực tế, khách quan, trung thực, phải dựa trên số liệu thống kê có độ tin cậy cao. Đồng thời, đánh giá những việc đã triển khai, các bài học kinh nghiệm, kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, phục hồi và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong thời gian qua…
Chương trình cần tập trung trọng tâm, trọng điểm vào một số vấn đề theo hướng như nâng cao năng lực y tế để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, đặc biệt quan tâm y tế dự phòng, y tế cơ sở, vaccine và các biện pháp điều trị; nâng cao ý thức người dân trong phòng chống dịch…
Về các vấn đề an sinh xã hội, cần quan tâm đến khôi phục và phát triển thị trường lao động, giảm nghèo bền vững. Thủ tướng nhấn mạnh, để bảo đảm an sinh xã hội, cần dựa trên 3 trụ cột chính: Giảm thiểu rủi ro thông qua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; khắc phục rủi ro thông qua bảo trợ xã hội, giảm nghèo bền vững, chính sách cho người có công; phòng ngừa rủi ro trên cơ sở tạo việc làm bền vững, năng suất cao, phục hồi và phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Cùng với đó là chương trình hỗ trợ, phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã; chương trình phát triển hạ tầng chiến lược.
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, cân đối cung cầu, quản lý rủi ro, cũng như giải pháp khơi thông các nguồn lực, khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước. Tăng cường năng lực quản trị quốc gia, tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, đẩy mạnh phân cấp phân quyền đi đôi với bố trí nguồn lực và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tính toán, huy động và phân bổ các nguồn lực, điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát lạm phát…
Thủ tướng đề nghị cơ quan chủ trì tiếp thu ý kiến các đại biểu và tiếp tục tham khảo ý kiến của các cơ quan liên quan về dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, khẩn trương hoàn thiện, trình các cấp có thẩm quyền sớm nhất có thể, đặc biệt lưu ý phải đảm bảo tính hiệu quả, khả thi, tạo được sự đồng thuận cao.
Đồng Nai kiến nghị tăng tỷ lệ ngân sách để lại cho tỉnh
Với lý do cần vốn để đầu tư giao thông, phục hồi kinh tế, Đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nai kiến nghị Thủ tướng tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách giữ lại cho tỉnh thêm 2%.
Kiến nghị trên được ông Quản Minh Cường, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Quốc hội tỉnh Đồng Nai ký văn bản gửi Thủ tướng xem xét tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách được giữ lại của tỉnh từ 47% lên 49%, trong giai đoạn 2022-2025.
Theo Đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nai, địa phương có tỷ lệ đóng góp ngân sách cho Trung ương thuộc nhóm đứng đầu cả nước. Tuy nhiên, hai năm qua kinh tế của tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng do Covid-19. Chín tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ và sản xuất công nghiệp... của tỉnh đều sụt giảm so với những năm trước. Đến nay, 242 doanh nghiệp ở địa bàn phải giải thể, gần 700 doanh nghiệp ngưng hoạt động.
Khu tái định cư ở Sân bay Long Thành, tháng 7/2021. Ảnh: Phước Tuấn
Ngoài ra, những năm gần đây Trung ương điều tiết ngân sách về lại cho địa phương khá thấp. Trong khi đó, tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp và gia tăng dân số rất nhanh, cần nhiều nguồn lực đầu tư để bảo đảm hạ tầng, an sinh xã hội.
Do đó, Đồng Nai đề nghị Trung ương điều tiết thêm 2% nguồn thu giúp địa phương có nguồn chi phục hồi kinh tế, tổ chức phòng chống Covid-19, hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp. Địa phương cũng cần thêm vốn để đầu tư các tuyến đường kết nối giao thông tới sân bay Long Thành đang triển khai.
Năm 2021, tỉnh được giao chỉ tiêu thu ngân sách trên 47.100 tỷ đồng và số phân bổ dự toán được giữ lại, cân đối ngân sách hơn 19.700 tỷ đồng. Mức này được địa phương đánh giá rất thấp so với các tỉnh có điều kiện kinh tế, xã hội tương đồng. Với tỷ lệ 2% đề xuất, nếu được chấp thuận tỉnh sẽ có thêm khoảng 1.000 tỷ đồng.
Theo Nghị quyết 129 của Quốc hội, năm 2021 có 16 tỉnh, thành phố đóng ngân sách về cho Trung ương; 47 địa phương còn lại được giữ 100%. Đồng Nai có tỷ lệ ngân sách giữ lại xếp thứ 4 cả nước, sau TP HCM (18%), Hà Nội (35%), Bình Dương (36%). Năm nay, tổng thu ngân sách Trung ương là 739.401 tỷ đồng; thu ngân sách địa phương là 603.929 tỷ đồng .
Nhiều trường mầm non tư thục ở TP.HCM 'cầu cứu' Chính phủ Đóng cửa liên tục nhiều tháng liền, lại phải gánh các khoản chi phí lớn khiến nhiều trường mầm non tư thục ở TP.HCM rơi vào cảnh kiệt quệ, phá sản... Họ có thư kiến nghị gửi lên Chính phủ với mong muốn có chính sách hỗ trợ phù hợp. Nhiều chủ cơ sở đồng ký đơn kiến nghị, mong được hỗ trợ...